Cẩm nang trình bày bài thi và Luận văn/Tiểu luận theo phong cách Chicago-Turabian ấn bản VIII (Eighth Edition)

[Cập nhật: 21/9/2022]

Tải các tài liệu liên quan tại đây

NỘI DUNG

1. Hình thức trình bày bài thi và Luận văn/Tiểu luận

    1.1 Lề

    1.2 Chữ đầu tiên của một đoạn văn

    1.3 Font chữ

    1.4 Trình bày paragraph

    1.5 Khoảng cách dòng

    1.6 Đánh số trang

    1.7 Đánh số chương

    1.8 Bài làm cuối khoá

    1.9 Trang đầu của bài làm cuối khoá

    1.10 Trang cuối của bài làm cuối khoá

2. Tiêu đề

    2.1 Chương

    2.2 Mục

    2.3 Tiểu mục

    2.4 Điểm

    2.5 Thứ tự tiêu đề

3. Trích dẫn

    3.1 Trích dẫn trực tiếp

    3.2 Trích dẫn trực tiếp quá 4 dòng

    3.3 Trích dẫn gián tiếp

    3.4 Giải thích và nhấn mạnh trong một đoạn văn trích dẫn

    3.5 Trích dẫn một đoạn văn không liên tục

4. Footnote

    4.1 Số trích dẫn

    4.2 Footnote và Thư mục/Tài liệu tham khảo

    4.3 Các loại trích footnote/endnote và cách ghi Thư mục/Tài liệu tham khảo (bibliography)

      ‒ Sách

          1 đến 3 tác giả

          Trên 3 tác giả

          Vô danh

          Sách dịch

          Sách biên tập

          Sách có nhiều ấn bản khác nhau

          Sách có các volumes khác nhau

          Sách điện tử (Sách đọc trên internet)

          Điểm sách (Book review)

          Một chương trong một quyển sách có nhiều tác giả

          Luận án hoặc luận văn (Dissertation or thesis)

          Bách khoa/từ điển (Encyclopedia/dictionary) có tên tác giả

          Bách khoa/từ điển (Encyclopedia/dictionary) không có tên tác giả (như các software Encarta, Britamica)

          Tài liệu hoặc sách chưa xuất bản (Unpublished paper or book)

          Báo chí (Newspapers)

          Bài viết trong tạp chí (Magazine)

          Bài viết trong tạp chí chuyên đề (Articles in a journal)

          Bài phỏng vấn của người viết nghiên cứu (Interview by writer of research paper)

          Bài giảng (Lectures or Papers presented at meetings)

          Trích dẫn một nguồn được trích lại trong một nguồn khác (Secondary source)

          Trích dẫn media: DVD, film

          Trích dẫn media online (Youtube, Flickr…)

          Trích dẫn Kinh Thánh

      ‒ Tài liệu điện tử (Electronic sources)

          Tài liệu điện tử được các thư viện hoặc Học viện cung cấp (Subscription service)

          Tài liệu trên các trang mạng điện tử (Websites)

          Tài liệu trên các mạng xã hội (Social networking services)

          Tài liệu từ diễn đàn hoặc thư điện tử (Forum or E-mail)

5. Hướng dẫn viết Luận văn/Tiểu luận

    5.1 Tổng quan về Luận văn/Tiểu luận

    5.2 Tiến trình viết Luận văn/Tiểu luận

    5.3 Đề cương Luận văn/Tiểu luận

    5.4 Trình tự sắp xếp của Luận văn/Tiểu luận

    5.5 Thư mục/Tài liệu tham khảo

    5.6 Những điều cần ghi nhớ khi viết Luận văn/Tiểu luận

6. Mẫu trình bày Luận văn/Tiểu luận

PHỤ LỤC: VIẾT HOA TRONG VĂN BẢN HÀNH CHÍNH


1.                  Hình thức trình bày bài thi và Luận văn/Tiểu luận

1.1                 Lề

                   Bài thi: Canh đều 1 inch (2,5 cm) cho 4 phía của trang giấy A4.

                   Luận văn/Tiểu luận: Canh lề như bài thi nhưng lề trái là 1,5 inch (4 cm).

1.2                 Chữ đầu tiên của một đoạn văn

                   Bài thi: Cách mép giấy trái là 1,5 inch (4 cm).

                   Luận văn/Tiểu luận: Cách mép giấy trái là 2 inches (5 cm).

1.3                 Font chữ

                   Bản văn chính: Times New Roman hoặc Vni-Times, size 12, màu đen.

                   Footnote: Times New Roman hoặc Vni-Times, size 10, màu đen.

                   Luận văn/Tiểu luận: Xem ví dụ ở cuối Cẩm nang này.

1.4                 Trình bày paragraph

                   Canh lề trái (left).

1.5                 Khoảng cách dòng

                   Bản văn chính: Double-space.

                   Các đoạn trích dẫn như một paragraph riêng, các tiêu đề và footnote: Single-space.

1.6                 Đánh số trang

                   Luận văn/Tiểu luận:

    Trang mở đầu một chương hoặc trang đầu tiên của tài liệu tham khảo và phụ lục: Số trang nằm giữa ở lề dưới (center & bottom) với ¾ inch (2 cm) tính từ mép giấy.

    Những trang khác: Số trang nằm ở góc trên (top) bên phải (right) của tờ giấy, và dùng double-space.

                   Bài làm cuối khoá: Tất cả số trang nằm giữa và ở lề dưới (center & bottom) với ¾ inch (2 cm) tính từ mép giấy.

1.7                 Đánh số chương

                   Phải bắt đầu ở trang mới [x. Ví dụ ở cuối Cẩm nang].

                   Tiêu đề [Ví dụ: CHƯƠNG I] cách lề trên (top) 7 dòng đơn (7 single-lines of single-space).

                   Đoạn đầu tiên của chương mới này cách tiêu đề 4 dòng đơn (single-line).

1.8                 Bài làm cuối khoá

                   Trang đầu:

    Bên trái:

(1)   Tên Học viện;

(2)   Lớp học;

(3)   Tên thánh, họ tên sinh viên;

(4)   Ngày tháng năm nộp bài.

    Bên phải:

(1)   Tên môn học;

(2)   (Tên thánh), họ tên Giáo sư.

                   Sau phần đề thi, sinh viên viết ngay phần bài làm, không cần phải sang trang khác (x. Ví dụ dưới đây).

                   Trang cuối: điểm và lời phê. Vì kết quả học tập là thông tin riêng tư của mỗi sinh viên nên Ban Giáo sư Học viện đã thống nhất: điểm và lời phê luôn luôn ở trang cuối bài làm (x. Ví dụ dưới đây).[1]

1.9                 Trang đầu của bài làm cuối khoá

1.10             Trang cuối của bài làm cuối khoá

2.                  Tiêu đề

Các tiêu đề luôn luôn không có dấu chấm.

2.1                 Chương

                   Giữa trang giấy.

                   Viết INđậm.

Ví dụ:

CHƯƠNG II: ĐỨC GIÊSU CẦU NGUYỆN

2.2                 Mục

                   Bên trái trang giấy.

                   Viết Hoa chữ đầu của tiêu đề đậm.

Ví dụ:

Những lời tạ ơn của Đức Giêsu

2.3                 Tiểu mục

                   Bên trái trang giấy.

                   Viết Hoa chữ đầu của tiêu đề, đậmnghiêng.

Ví dụ:

Lời tạ ơn trên bánh và rượu

2.4                 Điểm

                   Bên trái trang giấy.

                   Viết Hoa chữ đầu tiên của tiêu đề và nghiêng.

Ví dụ:

Lời tạ ơn trên bánh

2.5                 Thứ tự tiêu đề

Xin theo thứ tự sau:

 

[Cách lề trên (top) 7 dòng đơn (7 single-lines of single-space)]

 

CHƯƠNG II: ĐỨC GIÊSU CẦU NGUYỆN

 

[Cách tiêu đề (CHƯƠNG II) 4 dòng đơn (single-line )]

 

1. Những lời tạ ơn của Đức Giêsu

1.1 Lời tạ ơn trên bánh và rượu

1.1.1 Lời tạ ơn trên bánh

1.1.2 Lời tạ ơn trên rượu

1.2 Lời tạ ơn vì những kẻ bé mọn

1.2.1 Những kẻ bé mọn

1.2.2 Lời tạ ơn vì những kẻ bé mọn[2]


3.                  Trích dẫn

3.1                 Trích dẫn trực tiếp

                   Đoạn hoặc câu văn được đặt trong ngoặc kép. Lưu ý: Phẩy/chấm rồi mới đóng ngoặc kép [,/.”]; riêng dấu chấm phẩy thì để sau ngoặc kép [”;].

Mặc khải chính là việc Thiên Chúa bày tỏ chính mình. “Mặc khải bao giờ cũng bao hàm Vị Thiên Chúa Mặc Khải, hành động mặc khải và những ai đón nhận mặc khải ấy.”[3]

                   Tất cả các trích dẫn, nếu là một câu trọn vẹn thì bắt đầu bằng cách viết hoa đầu từ và thường theo sau dấu hai chấm.

Mặc khải chính là việc Thiên Chúa bày tỏ chính mình. Gerard O’Collins khẳng định: “Mặc khải bao giờ cũng bao hàm Vị Thiên Chúa Mặc Khải, hành động mặc khải và những ai đón nhận mặc khải ấy.”[4]

3.2                 Trích dẫn trực tiếp quá 4 dòng

                   Xuống hàng, làm thành một đoạn riêng, single-space và không để trong ngoặc kép, size chữ bình thường.

Nếu từ chìa khoá của Cứu đhọc Anselmô là “đền bù thoả đáng,” thì “tình yêu” chính là từ chìa khoá của Cứu đhọc Anphongsô. Anphongsô đi xa hơn các nhà thần học bấy giờ khi khẳng định:

Đức Kitô có thể cứu chúng ta mà không cần phải chết trên thập giá và đau khổ. Chỉ cần một giọt máu của Ngài thôi cũng đủ cho ơn cứu chuộc chúng ta. Ngay cả một lời cầu nguyện dâng lên Cha Hằng Hữu của Ngài cũng đủ rồi; vì dựa vào thần tính của Ngài, lời cầu nguyện của Ngài có giá trị vĩnh cửu, và vì thế đã đủ cho ơn cứu độ của thế giới. Nhưng “điều đủ cho Ơn cứu độ thì lại không đủ cho tình yêu.” Để cho chúng ta thấy Ngài yêu chúng ta nhiều như thế nào, Ngài mong muốn được đổ máu không chỉ một phần, nhưng toàn bộ máu của Ngài bởi những vết thương nứt nẻ của cực hình.[5]

3.3                 Trích dẫn gián tiếp

                   Diễn ý của tác giả bằng văn phong của người viết, với footnote đầy đủ về tài liệu tham khảo, và thêm “x.” [“xem”] trước footnote.

Từ thập niên 60 của thế kỷ XX, Công đồng chung Vaticanô II, qua hiến chế Gaudium et spes, đã xem hôn nhân và gia đình là một trong số những vấn đề quan trọng của thế giới hiện đại.[6]

3.4                 Giải thích và nhấn mạnh trong một đoạn văn trích dẫn

                   Giải thích

    Từ thêm vào hoặc từ dùng để giải thích được đặt trong dấu ngoặc vuông [ ]:

“Linh mục thông thái mà không sống và hành động như thể mình đang thấy Đấng Vô Hình [Thiên Chúa] thì cũng chẳng có lợi gì cho thế giới.”

                   Nhấn mạnh

    Từ muốn nhấn mạnh được in nghiêng, và ghi chú nơi footnote.

“Mặc khải bao giờ cũng bao hàm Vị Thiên Chúa Mặc Khải, hành động mặc khải và những ai đón nhận mặc khải ấy.”[7]

3.5                 Trích dẫn một đoạn văn không liên tục

                   Dùng dấu ba chấm ở giữa.

Thánh Thể là điều thiện hảo nhất của Hội Thánh, chúng ta không có quyền để phí phạm bằng cách mời gọi một cách không phân biệt tất cả những ai cho là mình có quyền đó. Thánh Phaolô đã xem xét rất nghiêm túc về vấn đề này (x. 1 Cr 11,27.29). (...) Trong thời Hội Thánh sơ khai, người ta không được phép tham dự Thánh Lễ khi đang trong thời gian đền tội.[8]


4.                  Footnote

4.1                 Số trích dẫn

                   Được đặt ngay sau các dấu câu (,/;/.) và các dấu ngoặc (“ ”/‘ ’/( ), [ ]), và thường là cuối câu.[9]

Điều làm cho công lý của Chúa được thoả không phải là đền trả mà là “chúng ta trao dâng tình yêu chúng ta cho Ngài, và như vậy Chúa thoả lòng rồi.”[10]

4.2                 Footnote và Thư mục/Tài liệu tham khảo

                   Footnote: Tên tác giả, Tên tác phẩm, Tên dịch giả/soạn giả (Nơi xuất bản: Nhà xuất bản, năm xuất bản), số trang được trích dẫn.

    Tên tác giả

 Họ và tên đầy đủ của tác giả hoặc người hiệu đính.

 Tên tiếng Việt: Viết theo thứ tự họ và tên bình thường.

Ví dụ:

Vũ Phan Long [nếu thông tin trên trang bìa là “Linh mục Phanxicô X. Vũ Phan Long, O.F.M.” thì theo cách viết của bìa sách].

 Tên nước ngoài: Tên và họ.

Ví dụ:

John A. Hardon

 Nếu không có tên tác giả riêng biệt thì tên tổ chức được dùng làm tên tác giả.

Ví dụ:

Uỷ ban Giáo lý Đức tin trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam.

 Nếu không có tác giả thì dùng ngay tên tác phẩm.

 Liệt kê tối đa 3 đồng tác giả. Nếu 4 tác giả trở lên thì chỉ ghi người thứ nhất và theo sau bằng chữ “et al.” [nghĩa là “và những người khác”].

    Tên tác phẩm:

 Tác phẩm tiếng Việt: Viết hoa chữ đầu của tên tác phẩm.

Ví dụ:

Việt Nam phong tục toàn biên.

 Tác phẩm tiếng Anh: Viết hoa chữ đầu của tất cả các từ tên tác phẩm (trừ giới từ).

Ví dụ:

Philosophy of the Human Person.

 Các ngôn ngữ khác: Theo quy tắc viết hoa của ngôn ngữ đó.

 Nhan đề của bài viết trong tạp chí, các chương trong những volume hiệu đính, hoặc hợp tuyển, bài báo cáo, và bài báo thì đặt trong dấu ngoặc kép.

                   Thư mục/Tài liệu tham khảo: Tên tác giả. Tên tác phẩm. Tên dịch giả/soạn giả. Nơi xuất bản: Nhà xuất bản, năm xuất bản.

    Tên tác giả: như footnote, trừ:

 Tên nước ngoài: Họ, dấu phẩy, tên.

Ví dụ:

Hardon, John A.

 Liệt kê đến 10 tác giả. Nếu hơn 10 tác giả thì chỉ ghi người thứ nhất và theo sau bằng chữ “et al.”

    Tên tác phẩm: như footnote.

                   Một tác giả có nhiều tác phẩm: trong những footnote khác nhau thì liệt kê đầy đủ.

                   Tài liệu electronic được trích như tài liệu khác, nhưng thêm URL. Ngày tra cứu được đặt trước URL.

                   Trích dẫn từ lần thứ hai:

    Tiếng Việt: Họ và tên tác giả, phần đầu tên tác phẩm, số trang được trích dẫn.

    Tiếng nước ngoài: Họ tác giả, phần đầu tên tác phẩm, số trang được trích dẫn.

                   Ibid.

    Viết tắt của “Ibidem – in the same place.

    Dùng trong trường hợp tài liệu tham khảo [cùng tác giả, cùng tác phẩm] được trích dẫn liên tiếp trong cùng trang bài làm.

Ví dụ: Trong cùng một trang bài làm, người viết trích dẫn liên tiếp Gerard O’Collins, Thần học căn bản, Nguyễn Đức Thông chuyển ngữ (Hà Nội: NXB. Tôn giáo, 2000):

Collins, Thần học căn bản, 130. [trích dẫn lần 2]

Ibid., 131.

Ibid.

    Không in nghiêng, không gạch dưới.

    Chữ đầu được viết hoa.

    là từ viết tắt nên phải có dấu chấm ở cuối từ.

    Nếu trích dẫn bao gồm số trang thì cần đặt dấu phẩy sau Ibid.

Ví dụ:

Ibid., 21.

    Nếu số trang của tài liệu tham khảo sau giống với tài liệu trước thì bỏ số trang sau Ibid.

Ví dụ:

Ibid., 21.

Ibid. [Trích dẫn này cùng tác giả, tác phẩm và số trang với trích dẫn trước]

    Không sử dụng Ibid.” sau footnote có hơn 1 tài liệu trích dẫn.

Ví dụ:

Collins, Thần học căn bản, 130; Walter Kasper, Lòng thương xót (Hà Nội: NXB. Tôn giáo, 2016), 201. [Footnote này trích dẫn hơn 1 tài liệu]

Collins, Thần học căn bản, 110. [Không sử dụng “Ibid.” sau footnote có hơn 1 tài liệu trích dẫn][11]  

 

Footnote (sách)

Thư mục/Tài liệu tham khảo[12]

(1) Tên tác giả

(1) Tên tác giả

(2) dấu phẩy

(2) dấu chấm

(3) Tên tác phẩm [in nghiêng]

(3) Tên tác phẩm [in nghiêng]

(4) dấu phẩy (nếu có phần số 5)

(4) dấu chấm

(5) Tên dịch giả hoặc soạn giả (nếu có). [Lưu ý: dùng từ “chuyển ngữ” hoặc “dịch”]

(5) Tên dịch giả hoặc soạn giả (nếu có)

(6) [phần trong ngoặc đơn]

(6) dấu chấm [không có dấu ngoặc đơn]

i - nơi xuất bản

(7) nơi xuất bản

ii - dấu hai chấm

(8) dấu hai chấm

iii - nhà xuất bản [không buộc phải ghi các từ “NXB.” “Publications” hoặc “Press” nếu trang bìa không có]

(9) nhà xuất bản

iv - dấu phẩy

(10) dấu phẩy

v - năm xuất bản

(11) năm xuất bản

(7) dấu phẩy

(12) dấu chấm hết.

(8) số trang được trích dẫn

 

(9) dấu chấm hết.

 

 

* Footnote:

        Dùng ở single-space, và first line là 0,5 inch (1,25 cm)

        Để 1 line (single-space) giữa các footnote [đối với Luận văn/Tiểu luận].

* Thư mục/Tài liệu tham khảo:

        Hàng đầu tiên sát lề, những hàng sau thì chọn hanging 0,5 inch.

        Để 1 line (single-space) giữa các tên tài liệu tham khảo.

 

                                                                                   

4.3     Các loại trích footnote/endnote cách ghi Thư mục/Tài liệu tham khảo (bibliography)

                    Sách

    1 đến 3 tác giả

Footnote

Thư mục/Tài liệu tham khảo

Lần 1:

1 Bùi Giáng, Ngày tháng ngao du (Sài Gòn: NXB. Văn hóa, 2009), 34.

Bùi Giáng. Ngày tháng ngao du. Sài Gòn: NXB. Văn hóa, 2009.

Lần 2:

2 Bùi Giáng, Ngày tháng ngao du, 40.

 

Lần 1:

3 Felipe Gómez, Chúa Thánh Thần: Một dạng tổng lược thần học về Chúa Thánh Thần (Montreal: Antôn & Đuốc sáng, 2009), 18.

Gómez, Felipe. Chúa Thánh Thần: Một dạng tổng lược thần học về Chúa Thánh Thần. Montreal: Antôn & Đuốc sáng, 2009.

Lần 2:

4 Gómez, Chúa Thánh Thần, 55.

 

 

    Trên 3 tác giả

Footnote

Thư mục/Tài liệu tham khảo

Lần 1:

1 Martin Greenberger et al., ed., Phương pháp nghiên cứu biên soạn, Nguyễn Nam chuyển ngữ (Sài Gòn: NXB. Tổng hợp, 2012), 50.

Greenberger, Martin, Julius, Aronofsky, James, L. McKenney, and William, F. Massy ed. Phương pháp nghiên cứu biên soạn. Nguyễn Nam chuyển ngữ. Sài Gòn: NXB. Tổng hợp, 2012.


Lần 2:

2 Greenberger et al., Phương pháp nghiên cứu biên soạn, 50.

 


    danh

Footnote

Thư mục/Tài liệu tham khảo

Lần 1:

1 Sách giáo lý của Hội Thánh Công giáo, Uỷ ban Giáo lý Đức tin trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam chuyển ngữ (Hà Nội: NXB. Tôn giáo, 2017), # 1034, tr. 323.

Sách giáo lý của Hội Thánh Công giáo. Uỷ ban Giáo lý Đức tin trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam chuyển ngữ. Hà Nội: NXB. Tôn giáo, 2017.

Lần 2:

2 Sách giáo lý của Hội Thánh Công giáo, # 2559.

 


    Sách dịch

Footnote

Thư mục/Tài liệu tham khảo

Lần 1:

1 Gerard O’Collins, Thần học căn bản, Nguyễn Đức Thông chuyển ngữ (Hà Nội: NXB. Tôn giáo, 2000), 132.

O’Collins, Gerard. Thần học căn bản. Nguyễn Đức Thông chuyển ngữ. Hà Nội: NXB. Tôn giáo, 2000.

Lần 2:

2 O’Collins, Thần học căn bản, 133.

 

    Sách biên tập

Footnote

Thư mục/Tài liệu tham khảo

Lần 1:

1 J.N.D. Anderson, ed., The World's Religions (London: Inter-Varsity Fellowship, 1950), 143. [Nếu tác giả người nước ngoài thì dùng “ed.”; nếu tác giả là người Việt thì dùng từ “biên tập”]

Anderson, J.N.D., ed. The World's Religions. London: Inter-Varsity Fellowship, 1950.

Lần 2:

2 Anderson, ed., The World's Religions, 145.

 

 

    Sách có nhiều ấn bản khác nhau

Footnote

Thư mục/Tài liệu tham khảo

Lần 1:

1 Paul J. Bolt, Damon V. Coletta, and Collins G. Shackelford Jr., eds., American Defense Policy, 8th ed. (Baltimore: Johns Hopkins University Press, 2005), 157–58. [“157–58” có nghĩa là “từ trang 157 đến 158”]

Bolt, Paul J., Damon V. Coletta, and Collins G. Shackelford Jr., eds. American Defense Policy. 8th ed. Baltimore: Johns Hopkins University Press, 2005.

Lần 2:

2 Bolt, ed., American Defense Policy, 170.

 


    Sách các volumes khác nhau

Footnote

Thư mục/Tài liệu tham khảo

Lần 1:

1 Hamid Naficy, A Social History of Iranian Cinema, vol. 2, The Industrializing Years, 1941–1978 (Durham, NC: Duke University Press, 2011), 16.

Naficy, Hamid. A Social History of Iranian Cinema. Vol. 2, The Industrializing Years, 1941–1978. Durham, NC: Duke University Press, 2011.

Lần 2:

2 Naficy, A Social History of Iranian Cinema, 16.

 

 

    Sách điện tử (Sách đọc trên internet)


    Điểm sách (Book review)

Footnote

Thư mục/Tài liệu tham khảo

Lần 1:

1 Nguyễn Thu Nghĩa, Điểm sách “Xây dựng đạo đức gia đình ở nước ta hiện nay,” của Nguyễn Thị Thọ, Triết học 9 (2011): 9192.

Nguyễn Thu Nghĩa. Điểm sách “Xây dựng đạo đức gia đình ở nước ta hiện nay,” của Nguyễn Thị Thọ. Triết học 9 (2011): 9192.

Lần 2:

2 Nguyễn Thu Nghĩa, Điểm sách “Xây dựng đạo đức gia đình ở nước ta hiện nay,” 95.

 

 

    Một chương trong một quyển sách có nhiều tác giả

Footnote

Thư mục/Tài liệu tham khảo

1 Robert W. Jenson, “The Triune God,” trong Christian Dogmatics, Carl E. Braaten and Robert W. Jenson eds., vol. 1 (Philadelphia: Fortress, 1984), 8.

Jenson, Robert W. “The Triune God.” Trong Christian Dogmatics. Carl E. Braaten and Robert W. Jenson eds. Vol. 1. Philadelphia: Fortress, 1984. [Lưu ý: Với tên tác giả tiếng Anh thì tên tác giả chương sách: họ, dấu phẩy, tên; còn tên tác giả quyển sách vẫn để theo thứ tự thông thường: tên và họ]

2 Nguyễn Đức Khiết, “Giáo hội và bí tích Thánh Thể,” trong Thiên Chúa Ba Ngôi – bí tích Thánh Thể (Hà Nội: NXB. Tôn giáo, 1999), 353.

Nguyễn Đức Khiết. “Giáo hội và bí tích Thánh Thể.” Trong Thiên Chúa Ba Ngôi – bí tích Thánh Thể. Hà Nội: NXB. Tôn giáo, 1999.


    Luận án hoặc luận văn (Dissertation or thesis)

Footnote

Thư mục/Tài liệu tham khảo

 1 Nguyễn Nghĩa, “Di dân trong sứ mạng loan báo Tin mừng của Dòng Chúa Cứu Thế tại Việt Nam” (Luận văn Tốt nghiệp Chương trình Đào tạo Linh mục, Học viện thánh Anphongsô, 2012), 90.

Nguyễn Nghĩa. “Di dân trong sứ mạng loan báo Tin mừng của Dòng Chúa Cứu Thế tại Việt Nam. Luận văn Tốt nghiệp Chương trình Đào tạo Linh mục, Học viện thánh Anphongsô, 2012.


    Bách khoa/từ điển (Encyclopedia/dictionary) có tên tác giả

Footnote

Thư mục/Tài liệu tham khảo

1 Symeon Lash, “Ơn thần hoá,” trong Tân từ điển thần học Kitô giáo, Alan Richardson and John Bowden eds., Lê Nhân chuyển ngữ (Hà Nội: NXB. Tôn giáo, 2012), 14. [Nghĩa là trong từ điển này, mục từ “Ơn thần hoá” là của tác giả Symeon Lash.]

Lash, Symeon. “Ơn thần hoá.” Trong Tân từ điển thần học Kitô giáo. Alan Richardson and John Bowden eds. Lê Nhân chuyển ngữ. Hà Nội: NXB. Tôn giáo, 2012.


    Bách khoa/từ điển (Encyclopedia/dictionary) không có tên tác giả (như các software Encarta, Britamica)

Footnote

Thư mục/Tài liệu tham khảo

1 Encyclopedia Britannica, 11th ed., s.v. “Roman Catholic Church.” [s.v.: viết tắt của từ Latin sub verbo nghĩa là từ tra cứu]

Encyclopedia Britannica, 11th ed., s.v. “Roman Catholic Church.”

 

    Tài liệu hoặc sách chưa xuất bản (Unpublished paper or book)

Footnote

Thư mục/Tài liệu tham khảo

1 Vũ Chí Hỷ, Cánh chung luận, Giáo trình (Chưa xuất bản, 2011), 125.

Vũ Chí Hỷ. Cánh chung luận. Giáo trình chưa xuất bản. 2011.

2 Phạm Gia Thụy, Suy gẫm và cầu nguyện, (Lưu hành nội bộ), 17.

Phạm Gia Thụy. Suy gẫm và cầu nguyện. Lưu hành nội bộ.


    Báo chí (Newspapers)

Footnote

Thư mục/Tài liệu tham khảo

1 Nguyễn Chính, “Nhịp sống nhanh” Tuổi trẻ, 12-2-2005.

Báo hằng ngày không được đưa vào Thư mục/Tài liệu tham khảo.

 

    Bài viết trong tạp chí (Magazine)

Footnote

Tác giả, “Tên bài viết,” Tên tạp chí, ngày tháng năm, trang.

Thư mục/Tài liệu tham khảo

Tác giả. “Tên bài viết.” Tên tạp chí, ngày tháng năm.

1 Viên Thông, “Hàng hoá hay nhân cách,” Tuổi trẻ cuối tuần, 8-4-2012, 12.

Viên Thông. “Hàng hoá hay nhân cách.” Tuổi trẻ cuối tuần, 8-4-2012.

 

    Bài viết trong tạp chí chuyên đề (Articles in a journal)

Footnote

Thư mục/Tài liệu tham khảo

1 Harold E. Ernst, “Định mức thần học và việc giải thích tín điều,” Trần Quốc Anh và Nguyễn Thế Minh chuyển ngữ, Hợp tuyển thần học 42 (2007): 28.

Ernst, Harold E. “Định mức thần học và việc giải thích tín điều.” Trần Quốc Anh và Nguyễn Thế Minh chuyển ngữ. Hợp tuyển thần học 42 (2007): 28.

1 Peter Phan, “Đức Giêsu Kitô trong dung mạo Châu Á,” Hợp tuyển thần học 23 (1999): 45.

Peter Phan. “Đức Giêsu Kitô trong dung mạo Châu Á.” Hợp tuyển thần học 23 (1999): 45.


    Bài phỏng vấn của người viết nghiên cứu (Interview by writer of research paper)

Footnote

Thư mục/Tài liệu tham khảo

1 Đinh Ngọc Lâm, người viết phỏng vấn, Mai Thôn, Sài Gòn, 22-4-2012.

Đinh Ngọc Lâm. Người viết phỏng vấn. Mai Thôn, Sài Gòn, 22-4-2012.


    Bài giảng (Lectures or Papers presented at meetings)


    Trích dẫn một nguồn được trích lại trong một nguồn khác (Secondary source)

Footnote

Thư mục/Tài liệu tham khảo

1 Rosemary Radford Ruether, New Woman New Earth: Sexist Ideologies and Human Liberation (New York: Seabury, Crossroad, 1975), 74, trích trong Ted Peters, God – The World’s Future: Systematic Theology for a Postmodern Era (Minneapolis: Fortress Press, 1992), 111. [Người viết trích dẫn Ruether trong sách của Peter, nhưng không phải là sách gốc của Ruether]

Ruether, Rosemary Radford. New Woman New Earth: Sexist Ideologies and Human Liberation. New York: Seabury, Crossroad, 1975. Trích trong Ted Peters. God – The World’s Future: Systematic Theology for a Postmodern Era. Minneapolis: Fortress Press, 1992.

2 Augustine, Tự thuật, trích trong Gerhard L. Muller, Ân sủng luận qua các tác giả, Nguyễn Văn Hoà chuyển ngữ, 195.

Augustine. Tự thuật. Trích trong Gerhard L. Muller. Ân sủng luận qua các tác giả. Nguyễn Văn Hoà chuyển ngữ.

 

    Trích dẫn media: DVD, film

Tên tác giả. Tên phim. Năm phát hành. Loại [DVD, hoặc Băng VHS…]. Tên + đạo diễn. Thành phố: Công ty phát hành, Năm phát hành [năm của bản copy mà người viết có trong tay].

Footnote

Thư mục/Tài liệu tham khảo

1 James Cameron. Avatar. 2009. DVD. James Cameron đạo diễn. New York: Fox, 2009.

Không đưa vào Thư mục/Tài liệu tham khảo.

2 Zhao Limin. Tay trong tay (Hand in Hand). 2007. File MP4. Beijing: CCTV, 2007.

 


    Trích dẫn media online (Youtube, Flickr…)

    Trích dẫn Kinh Thánh

 Không cần kể tên các sách Kinh Thánh trong phần Thư mục/Tài liệu tham khảo.

Thống nhất một cách viết tắt tên các Sách Thánh trong toàn bộ bài viết.

Ghisử dụng bản dịch Kinh Thánh nào ở footnote đầu tiên. Ví dụ: 1 Yn 1:1 (bản dịch của Lm. Giuse Nguyễn Thế Thuấn). [Lưu ý: “Yn” in nghiêng]

Nếu dùng các bản dịch khác nhau trong bài viết thì ghi rõ tên bản dịch mỗi khi trích dẫn.

Nếu trích dẫn trong bài viết thì có dấu ngoặc đơn (Ga 1,1); còn nếu để ở footnote thì không có dấu ngoặc. Ví dụ: 1 Ga 6,8.

                    Tài liệu điện tử (Electronic sources)

    Tài liệu điện tử được các thư viện hoặc Học viện cung cấp (Subscription service)

(1)   Thông tin xuất bản (tên tác giả, bài viết, tác phẩm),

(2)   Tên kho tài liệu lưu trữ (database) [in nghiêng],

(3)   Tên của nhà cung cấp tài liệu,

(4)   Ngày tra cứu để trong ngoặc đơn.

Footnote

Thư mục/Tài liệu tham khảo

1 Robert M. Doran, “The Starting Point of Systematic Theology,” Theological Studies 67, no. 4 (12/2006): 763. Religion and Philosophy Collection, EBSCO host, truy cập ngày 18-5-2007.

Doran, Robert M. “The Starting Point of Systematic Theology.” Theological Studies 67, no. 4 (12/2006): 763. Religion and Philosophy Collection. EBSCO host. Truy cập ngày 18-5-2007.


    Tài liệu trên các trang mạng điện tử (Websites)

(1)   Tên tác giả,

(2)   “Tên tài liệu để trong dấu ngoặc kép,”

(3)   Tên tác phẩm hoàn chỉnh (nếu có) [in nghiêng],

(4)   Ngày xuất bản, hoặc lần hiệu đính mới nhất,

(5)   Ngày truy cập,

(6)   URL,

(7)   Chấm hết.


    Tài liệu trên các mạng xã hội (Social networking services)

 

    Tài liệu từ diễn đàn hoặc thư điện tử (Forum or E-mail)


                   Footnote và Thư mục/Tài liệu tham khảo của tài liệu trên mạng cũng trình bày như tài liệu in ấn: sách, tạp chí, báo chí, bài viết… chỉ thêm ngày truy cập và tên website truy cập thôi.

                   Lưu ý: Tài liệu lấy trên các trang mạng (Websites hoặc Social networking services) phải giá trị và phù hợp với yêu cầu của bài nghiên cứu và hướng dẫn của giáo sư. Tài liệu trên trang mạng không chiếm quá 7% tỉ lệ footnotes của bài. 


5.                  Hướng dẫn viết Luận văn/Tiểu luận

5.1     Tổng quan về Luận văn/Tiểu luận

                   Luận văn cần bao quát cách đầy đủ một đề tài nào đó, không dưới 80 trang và không quá 180 trang, khoảng cách dòng là double-space. Luận văn từ 4 đến 6 chương [không tính phần Dẫn nhập và Kết luận].

                   Tiểu luận cũng cần bao quát một đề tài nào đó được triển khai không dưới 40 trang và không quá 120 trang, khoảng cách dòng là double-space. Tiểu luận có từ 3 đến 4 chương [không tính phần Dẫn nhập và Kết luận].

                   Mỗi chương Luận văn/Tiểu luận dài từ 20 đến 25 trang.

                   Mỗi phần và mỗi chương của Luận văn/Tiểu luận cần được chỉ rõ bằng những chữ số và những ký tự, hoặc bằng những chữ số.

                   Những chữ số chủ đề của mỗi chương là những chữ số La Mã (I, II, III, IV…). Những chữ số cho những tiểu đề là những chữ số A-rập (1, 2, 3, 4…).

5.2     Tiến trình viết Luận văn/Tiểu luận

                   Sinh viên chọn một đề tài, sau đó, viết một bản thảo đề cương Luận văn/Tiểu luận và nộp cho Giám học (Dean of Academic Studies) để xin sự chấp thuận.

                   Giám học cùng Ban Giám đốc Học viện sẽ họp và trao đổi với Giáo sư hướng dẫn để thông qua đề tài của sinh viên.

                   Giám học (Dean of Academic Studies) bổ nhiệm chính thức Giáo sư hướng dẫn Luận văn/Tiểu luận.

                   Sinh viên viết và nộp từng chương cho Giáo sư hướng dẫn sửa chữa, cho đến khi hoàn thành Luận văn/Tiểu luận.

5.3     Đề cương Luận văn/Tiểu luận

A.                      DẪN NHẬP

Người viết Luận văn/Tiểu luận cần trình bày những điểm sau:

                   Nền tảng nghiên cứu: Những lý do dẫn đến việc chn đề tài.

                   Trình bày hoặc diễn tả đề tài: Đặt vấn đề về những điều điều căn bản của đề tài (dựa vào đề tài để trả lời các câu hỏi: Vấn đề gì? Tại sao? Và nó như thế nào?...).

                   Ý nghĩa hoặc tầm quan trọng của việc nghiên cứu: Tầm quan trọng và sự thích đáng của đề tài.

                   Mục tiêu của việc nghiên cứu: Những mục tiêu chính yếu và thứ yếu của Luận văn/Tiểu luận.

                   Phạm vi và giới hạn của đề tài nghiên cứu: Người viết phải cho thấy đề tài không quá rộng nhưng cũng không quá hẹp; đồng thời, sinh viên cũng cho biết phạm vi và giới hạn của tài liệu tham khảo.

                   Xem xét hoặc tóm tắt tài liệu chính liên quan đến đề tài (primary source).

                   Phương pháp nghiên cứu: Người viết nêu rõ phương pháp nghiên cứu đề tài là phương pháp nào.

                   Định nghĩa các thuật ngữ: Định nghĩa các thuật ngữ sử dụng trong Luận văn/Tiểu luận và sắp xếp chúng theo trật tự alphabet.

                   Cấu trúc của Luận văn/Tiểu luận: Viết theo thể loại văn tường thuật để diễn tả từng chủ đề của các chương trong Luận văn/Tiểu luận.

B.                       DÀN BÀI LUẬN VĂN/TIỂU LUẬN

C.                      TÀI LIỆU THAM KHẢO

Những nguồn chính yếu và thứ yếu, những văn kiện của Giáo hội, sách, bài viết, những bài viết chưa xuất bản…

5.4     Trình tự sắp xếp của Luận văn/Tiểu luận[13]

(1)   Trang chủ đề

(2)   Sự chấp thuận (chữ ký của giáo sư hướng dẫn)

(3)   Lời tri ân

(4)   Mục lục

(5)   Các chữ viết tắt

(6)   DẪN NHẬP:

a)                  Nền tảng nghiên cứu;

b)                  Phát biểu vấn đề;

c)                  Ý nghĩa hoặc tầm quan trọng của việc nghiên cứu;

d)                  Phạm vi và giới hạn nghiên cứu;

e)                  Xem xét (tóm tắt) các tài liệu chính liên quan (nếu có);

f)                   Phương pháp nghiên cứu;

g)                  Định nghĩa các thuật ngữ;

h)                  Cấu trúc Luận văn/Tiểu luận.

(7)   CHƯƠNG I–(III) IV

(8)   KẾT LUẬN

(9)   THƯ MỤC/TÀI LIỆU THAM KHẢO

(10)                       PHỤ LỤC (nếu có).

5.5     Thư mục/Tài liệu tham khảo

                   Thư mục/Tài liệu tham khảo cần được viết đầy đủ, chi tiết sắp xếp theo thứ tự: (1) Sách; (2) Bài viết trong các tạp chí chuyên ngành (journal); (3) Những tài liệu tham khảo khác như: bài viết được biên tập trong một cuốn sách, luận án, luận văn, tiểu luận…

                   Danh mục tài liệu tham khảo cần sắp xếp theo thứ tự alphabet với thứ tự vừa nêu.

                   Hàng đầu tiên sát lề, những hàng sau thì chọn hanging 0,5 inch (1,5 cm).

                   Để 1 line (single-space) giữa các tên Thư mục/Tài liệu tham khảo.

5.6     Những điều cần ghi nhớ khi viết Luận văn/Tiểu luận

                   Chọn một đề tài quan trọng, thích đáng và thú vị.

                   Tập trung và sử dụng những tài liệu nghiên cứu thích hợp với đề tài.

                   Trong khi viết, chú ý đến những điều thiết yếu và có ích cho đề tài.

                   Khai triển đề tài cách hợp lý: từ tổng quát đến cụ thể.

                   Mỗi chương được bắt đầu bằng việc “xem xét lại” (tóm tắt) những gì đã trình bày trước đó. Cuối mỗi chương, tóm tắt những gì đã trình bày và hướng đến nội dung của chương kế tiếp.

                   Sử dụng phương pháp thần học (cho Luận văn): Sử dụng Thánh Kinh, Truyền thống, Huấn quyền, lịch sử Giáo hội, Phụng vụ, Thần học của các Giáo phụ, Thần học hiện đại…

                   Kết luận và những đề nghị (phần Kết luận): Viết một tóm kết và cho thấy Luận văn/Tiểu luận đã trả lời những vấn đề cơ bản được nêu trong phần Dẫn nhập, và qua đó, đề nghị những nghiên cứu trong tương lai, liên quan đến đề tài.

6.                  Mẫu trình bày Luận văn/Tiểu luận

                   Bìa Luận văn/Tiểu luận: bìa da simili đen, chữ mạ vàng [để có thể lưu trữ lâu dài, sinh viên nhắc người đóng sách dán bìa bằng keo sữa].

                   Gáy Luận văn/Tiểu luận: thứ tự như sau:

(1)   Tên thánh, họ tên sinh viên [Ví dụ: Giuse Nguyễn Văn A]

(2)   TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC/LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

(3)   Năm viết Luận văn/Tiểu luận [Ví dụ: 2020]















PHỤ LỤC:
VIẾT
HOA TRONG VĂN BẢN HÀNH CHÍNH

(Kèm theo Nghị định số 30/2020/NĐ-CP

ngày 05 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ)

 

I. VIẾT HOA VÌ PHÉP ĐẶT CÂU

Viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất của một câu hoàn chỉnh: Sau dấu chấm câu (.); sau dấu chấm hỏi (?); sau dấu chấm than (!) và khi xuống dòng.

II. VIẾT HOA DANH TỪ RIÊNG CHỈ TÊN NGƯỜI

1. Tên người Việt Nam

a) Tên thông thường: Viết hoa chữ cái đầu tất cả các âm tiết của danh từ riêng chỉ tên người.

Ví dụ:

Trần An Dũng Lạc, Nguyễn Văn Thuận.

b) Tên hiệu, tên gọi nhân vật lịch sử: Viết hoa chữ cái đầu tất cả các âm tiết.

Ví dụ:

Vua Hùng, Bà Triệu.

2. Tên người nước ngoài được phiên âm chuyển sang tiếng Việt

a) Trường hợp phiên âm sang âm Hán - Việt: Viết theo quy tắc viết tên người Việt Nam.

Ví dụ:

Đa Minh, Mai Đệ Liên.

b) Trường hợp phiên âm không sang âm Hán - Việt (phiên âm trực tiếp sát cách đọc của nguyên ngữ): Viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất trong mỗi thành phần.

Ví dụ:

Giê-su, Ma-ri-a, Giu-se.

III. VIẾT HOA TÊN ĐỊA LÝ

1. Tên địa lý Việt Nam

a) Tên đơn vị hành chính được cấu tạo giữa danh từ chung (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; xã, phường, thị trấn) với tên riêng của đơn vị hành chính đó: Viết hoa chữ cái đầu của các âm tiết tạo thành tên riêng và không dùng gạch nối.

Ví dụ:

thành phố Thái Nguyên, tỉnh Nam Định.

b) Trường hợp tên đơn vị hành chính được cấu tạo giữa danh từ chung kết hợp với chữ số, tên người, tên sự kiện lịch sử: Viết hoa cả danh từ chung chỉ đơn vị hành chính đó.

Ví dụ:

Quận 1, Phường Điện Biên Phủ.

c) Trường hợp viết hoa đặc biệt: Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.

d) Tên địa lý được cấu tạo giữa danh từ chung chỉ địa hình (sông, núi, hồ, biển, cửa, bến, cầu, vũng, lạch, vàm, ...) với danh từ riêng (có một âm tiết) trở thành tên riêng của địa danh đó: Viết hoa tất cả các chữ cái tạo nên địa danh.

Ví dụ:

Cửa Lò, Vũng Tàu, Lạch Trường, Vàm Cỏ, Cầu Giấy.

Trường hợp danh từ chung chỉ địa hình đi liền với danh từ riêng: Không viết hoa danh từ chung mà chỉ viết hoa danh từ riêng.

Ví dụ:

biển Cửa Lò, chợ Bến Thành, sông Vàm Cỏ, vịnh Hạ Long.

đ) Tên địa lý chỉ một vùng, miền, khu vực nhất định được cấu tạo bằng từ chỉ phương hướng kết hợp với từ chỉ phương hướng khác: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết tạo thành tên gọi. Đối với tên địa lý chỉ vùng, miền riêng được cấu tạo bằng từ chỉ phương hướng kết hợp với danh từ chỉ địa hình thì viết hoa các chữ cái đầu mỗi âm tiết.

Ví dụ:

Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Bộ.

2. Tên địa lý nước ngoài được phiên âm chuyển sang tiếng Việt

a) Tên địa lý đã được phiên âm sang âm Hán - Việt: Viết theo quy tắc viết hoa tên địa lý Việt Nam.

Ví dụ:

Bắc Kinh, Pháp, Anh.

b) Tên địa lý phiên âm không sang âm Hán - Việt (phiên âm trực tiếp sát cách đọc của nguyên ngữ): Viết hoa theo quy tác viết hoa tên người nước ngoài quy định tại điểm b khoản 2 Mục II Phụ lục này.

Ví dụ:

Rô-ma, Va-ti-can.

IV. VIẾT HOA TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC

1. Tên cơ quan, tổ chức của Việt Nam

a) Viết hoa chữ cái đầu của các từ, cụm từ chỉ loại hình cơ quan, tổ chức; chức năng, lĩnh vực hoạt động của cơ quan, tổ chức.

Ví dụ:

Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Sở Tài chính.

b) Trường hợp viết hoa đặc biệt:

Ví dụ:

Hội đồng Giám mục Việt Nam, Uỷ ban Phụng tự.

2. Tên cơ quan, tổ chức nước ngoài

a) Tên cơ quan, tổ chức nước ngoài đã dịch nghĩa: Viết hoa theo quy tắc viết tên cơ quan, tổ chức của Việt Nam.

Ví dụ:

Liên hợp quốc (UN), Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

b) Tên cơ quan, tổ chức nước ngoài được sử dụng trong văn bản ở dạng viết tắt: Viết bằng chữ in hoa như nguyên ngữ hoặc chuyển tự La-tinh nếu nguyên ngữ không thuộc hệ La-tinh.

Ví dụ

WTO, UNDP, UNESCO, ASEAN.

V. VIẾT HOA CÁC TRƯỜNG HỢP KHÁC

1. Danh từ thuộc trường hợp đặc biệt:

Ví dụ:

Thánh lễ, Giáo hội.

2. Tên các huân chương, huy chương, các danh hiệu vinh dự: Viết hoa chữ cái đầu của các âm tiết của các thành phần tạo thành tên riêng và các từ chỉ thứ, hạng.

Ví dụ:

Huân chương Sao vàng, Nghệ sĩ Nhân dân, Anh hùng Lao động.

3. Tên chức vụ, học vị, danh hiệu: Viết hoa tên chức vụ, học vị nếu đi liền với tên người cụ thể.

Ví dụ:

Chủ tịch Uỷ ban Giáo lý Đức tin, Giáo sư Nguyễn Khắc Dương.

4. Danh từ chung đã riêng hoá

Viết hoa chữ cái đầu của từ, cụm từ chỉ tên gọi đó trong trường hợp dùng trong một nhân xưng, đứng độc lập và thể hiện sự trân trọng.

Ví dụ:

quý Cha, quý Thầy, quý Ông Bà Anh Chị Em.

5. Tên các ngày lễ, ngày kỷ niệm: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết tạo thành tên gọi ngày lễ, ngày kỷ niệm.

Ví dụ:

lễ Giáng sinh, ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3.

6. Tên các loại văn bản: Viết hoa chữ cái đầu của tên loại văn bản và chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất tạo thành tên gọi của văn bản trong trường hợp nói đến một văn bản cụ thể.

Ví dụ: Bộ Giáo luật 1983.

7. Trường hợp viện dẫn phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của một văn bản cụ thể thì viết hoa chữ cái đầu của phần, chương, mục, tiểu mục, điều.

Ví dụ:

Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 103 Mục 5 Chương XII Phần I của Bộ luật Hình sự.

8. Tên các năm âm lịch, ngày tết, ngày và tháng trong năm

a) Tên các năm âm lịch: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết tạo thành tên gọi.

Ví dụ:

Kỷ Tỵ, Tân Hợi, Mậu Tuất.

b) Tên các ngày tết: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất tạo thành tên gọi. Viết hoa chữ Tết trong trường hợp thay cho tết Nguyên đán.

Ví dụ:

tết Nguyên đán, tết Đoan ngọ, tết Trung thu.

c) Tên các ngày trong tuần và tháng trong năm: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết chỉ ngày và tháng trong trường hợp không dùng chữ số.

Ví dụ:

thứ Hai, thứ Tư, tháng Năm, tháng Tám.

9. Tên các sự kiện lịch sử và các triều đại: Viết hoa chữ cái đầu của các âm tiết tạo thành sự kiện và tên sự kiện, trong trường hợp có các con số chỉ mốc thời gian thì ghi bằng chữ và viết hoa chữ đó.

Ví dụ:

Triều Lý, Triều Trần,

10. Tên các tác phẩm, sách báo, tạp chí: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất tạo thành tên tác phẩm, sách báo.

Ví dụ:

từ điển Bách khoa toàn thư, tạp chí Thời sự thần học,...[15]


TẢI CÁC TÀI LIỆU LIÊN QUAN


[1] Học viện thánh Anphongsô sử dụng thang điểm 20 cho bài làm cuối khoá, tiểu luận, luận văn (x. Quy chế Đào tạo của Học viện thánh Anphongsô, điều 21).  

[2] Sau “1.1” “1.1.1” không có dấu “.”

[3] Gerard O’Collins, Thần học căn bản, Nguyễn Đức Thông chuyển ngữ (Sài Gòn: NXB. Tôn giáo, 2000), 121.

[4] O’Collins, Thần học căn bản, 121.

[5] Alphonsus, “On the Love of Jesus Christ for Us, and on Our Obligations to Love Him,” Sermons of St. Alphongsus Liguori (Rockford: Tan Books and Publishers, 1982), 5253. [Lưu ý: giữa 52 và 53 là “–”]

[6] x. Thánh Công đồng chung Vaticanô II, Hiến chế Gaudium et spes, Phân khoa Thần học - Giáo hoàng Học viện thánh Piô X chuyển ngữ (Sài Gòn, 1975), # 46.

[7] Thánh Công đồng chung Vaticanô II, Hiến chế Gaudium et spes, # 46. Phần in nghiêng là nhấn mạnh của người viết (sinh viên).

[8] Walter Kasper, Lòng thương xót (Hà Nội: NXB. Tôn giáo, 2016), 201.

[9] x. Kate L. Turabian, “General Introduction to Citation Practices” trong A Manual for Writers of Research Papers, Theses, and Dissertations: Chicago Style for Students & Researchers, 8th ed. (Chicago and London: The University of Chicago Press, 2013), 197.

[10] Alphongsus de Ligouri, The Incarnation Birth and Infancy of Jesus Christ, Eugene Grimm, ed. (Brooklyn: Redemptorist Fathers, 1927), 25.

[11] x. Kate L. Turabian, “Notes-Bibliography Style: The Basic Form” trong A Manual for Writers of Research Papers, Theses, and Dissertations, 225–26. [Lưu ý: “Từ trang 225 đến 226” được trình bày theo quy cách “225–26”]

[12] “Thư mục [ ]”: Bảng liệt kê các tên sách. “Tài liệu [ ]: Tư liệu lấy để dùng (cho việc nghiên cứu, tham khảo, biên soạn...). “Tham khảo [ ]”: Xem xét tài liệu liên hệ với công việc nghiên cứu hoặc tìm kiếm xem xét nhiều thứ. “Tài liệu tham khảo [ ]”: xem xét, đối chiếu tài liệu, tư liệu lấy để dùng cho việc viết lách hoặc liên hệ với công việc nghiên cứu. Sinh viên chọn dùng 1 trong 2 từ “Thư mục” hoặc “Tài liệu tham khảo.”

[13] x. Phần minh hoạ ở cuối Cẩm nang này.

[14] x. Kate L. Turabian, “Appendix: Paper Format and Submission” trong A Manual for Writers of Research Papers, Theses, and Dissertations, 528.

[15] Cách viết số: xin xem Kate L. Turabian, “Numbers” trong A Manual for Writers of Research Papers, Theses, and Dissertations, 443–60.

Học viện Thánh Anphongsô