Sau ba năm buộc phải đình chỉ do
đại dịch Covid-19, hôm Chúa nhật, ngày 15 tháng 1, hơn ba triệu tín hữu đã tham
dự lễ hội Santo Niño của Cebu, dịp lễ hội nổi tiếng hàng năm để bày tỏ lòng tôn
kính đối với bức tượng Chúa Giêsu Hài đồng được tôn kính tại địa phương.
Thật
hạnh phúc biết bao khi được chứng kiến dịp lễ hội trọng đại nhất của
Philippines, và sự long trọng của lễ hội được truyền tải trong cuộc rước, các
điệu nhảy, trang phục và những người từ khắp nơi trên thế giới cùng nhau tuốn
đến để chiêm ngưỡng vẻ đẹp truyền thống của nó. Bởi vì bức tượng Chúa Giêsu Hài
đồng chính là thứ gắn kết Philippines, từ tín ngưỡng, văn hóa cho đến bản sắc,
người dân Philippines không chỉ kỷ niệm dịp lễ bày tỏ lòng tôn kính đối với bức
tượng mà còn kỷ niệm ngày khai sinh của đất nước.
Lễ
hội Sinulog-Santo Niño là lễ hội văn hóa và tôn giáo (Công giáo) đầu tiên và
lớn nhất tại thành phố Cebu, Philippines, được tổ chức vào Chúa nhật thứ ba của
tháng Giêng hàng năm. Vào dịp lễ quốc gia “Santo Niño” trên khắp Philippines, nhiều
hoạt động mừng kỷ niệm khác nhau được tổ chức với hàng trăm ngàn tín hữu tham
gia. Tại Cebu, bức tượng “Santo Niño” nhỏ, một trong những thánh tích Kitô giáo
lâu đời nhất trong nước, được rước từ Tiểu Vương Cung Thánh Đường trong một
cuộc rước trên sông lớn.
Tuy
nhiên, không phải ai cũng biết một chi tiết liên kết ngày lễ này với Dòng Chúa
Cứu Thế.
Thật
vậy, các tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế làm công việc mục vụ tại nhà thờ Đức Mẹ Hằng
Cứu Giúp ở Cebu. Họ đã thiết lập sự hiện diện của mình tại Philippines vào thời
điểm các tu sĩ người Tây Ban Nha rời đi sau Cách mạng Philippines năm 1898.
Trước
khi xây dựng, nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp là một nhà nguyện thuộc tu viện,
được khánh thành vào ngày 2 tháng 8 năm 1929. Ngôi thánh đường đóng một vai trò
quan trọng trong việc bảo vệ bức tượng “Santo Niño” được tôn kính của Cebu vào
cuối Thế chiến II.
Cebu
đã bị ném bom nặng nề bởi các lực lượng Hoa Kỳ đã gây ra sự tàn phá trên diện
rộng. Nhà thờ Santo Niño bị hư hại, và một quả bom rơi xuống trước bàn thờ, nơi
đặt bức tượng đã được thánh hiến, chỉ cách đó vài mét.
Nguồn: https://dcctvn.org/
Trong tuần vừa qua, đại diện các Giáo hội địa phương trên khắp châu Đại Dương đã quy tụ tại thành phố Melbourne của Úc để suy tư về Tài liệu Làm việc cho Giai đoạn Lục địa của Thượng Hội Đồng về tính hiệp hành.
Trong các buổi gặp gỡ,
các đại diện cố gắng đưa cái nhìn đặc biệt của châu Đại Dương vào tiến trình
Thượng Hội Đồng, với mục tiêu nhìn sự kiện toàn cầu qua cái nhìn của người dân
lục địa. Tài liệu Làm việc cho giai đoạn châu lục, do Ban Thư ký Thượng Hội
Đồng công bố vào tháng 10/2022 đã được mọi người suy tư và thảo luận.
Chủ tịch lực lượng đặc
nhiệm của Thượng Hội Đồng Giám mục châu Đại Dương, thành viên của uỷ ban phương
pháp toàn cầu, Susan Pascoe cho biết, cuộc gặp gỡ tuần qua tập trung vào những
gì bà đã thấy trong các cuộc họp khác ở các nơi trên thế giới. Bà nói: “Một
trong những đáp ứng thú vị đối với Tài liệu cho giai đoạn châu lục là các tín
hữu ở châu Đại Dương nhận ra điểm chung lớn trong Giáo hội hoàn vũ. Có một mức
độ tương đồng cao giữa các câu trả lời đến từ bốn Hội đồng giám mục và các Giáo
hội Đông phương”.
Đức Tổng Giám Mục
Peter Loy Chong của Giáo phận Suva thuộc quần đảo Fiji, chủ tịch Liên Hội đồng
Giám mục châu Đại Dương, giải thích: “Chúng tôi muốn khẳng định những nội dung
của tài liệu làm việc và kết quả suy tư của bốn hội nghị của châu Đại Dương, để
xác định những khoảng trống, những căng thẳng và thậm chí xác định những tiếng
nói còn thiếu. Công việc này rất quan trọng đối với Liên Hội đồng Giám mục châu
Đại Dương”.
Tiến sĩ Theresa Kiely
đang tham dự cuộc họp ở Melbourne với tư cách là một trong ba đại diện của New
Zealand, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc trình bày kinh nghiệm sống của người
Công giáo ở Thái Bình Dương. Bà hy vọng tài liệu xuất hiện sẽ “thực sự đại diện
cho người dân châu Đại Dương. Chúng tôi không quên người dân ở các ngôi làng
không được tiếp cận với công nghệ và cả những người cảm thấy bị bỏ rơi trong
Giáo hội”. Bà muốn rằng bản báo cáo thay mặt người dân châu Đại Dương là “một
đại diện trung thực và xác thực cho tiếng nói của họ, để chúng ta có thể thành
thật nhìn nhận mình với tư cách là một Giáo hội và quyết định cách chúng ta
muốn tiến tới tương lai”.
Trong khi đó, bà Grace
Wrakia, đại diện cho Hội đồng Giám mục Papua New Guinea và Quần đảo Solomon,
nói rằng việc Giáo hội ngày càng nhấn mạnh đến tính hiệp hành là điều rất tự
nhiên đối với bà. Bà nói: “Tôi nghĩ toàn bộ khái niệm về hiệp hành, phân định
và lắng nghe, rất giống Melanesia, Papua New Guinea, bởi vì đó là điều chúng
tôi luôn làm”.
Bà nói thêm: “Hiệp
hành là một khái niệm đẹp, một phong trào tràn đầy Thần khí mà tôi hy vọng và
cầu nguyện để tiếp tục hiện diện trong Giáo hội. Tinh thần hiệp hành là
một tinh thần đẹp phải tồn tại lâu dài sau này”.
Ngọc Yến - Vatican News
Cha Imad Twal, cha sở giáo xứ Trái tim Vô nhiễm Mẹ Maria ở Amman, đã chia sẻ rằng tình trạng thiếu việc làm, khủng hoảng kinh tế, căng thẳng đến từ các quốc gia láng giềng, những điều đe doạ sự ổn định chính trị của Jordan, là những nguyên nhân chính dẫn đến cuộc di cư ra nước ngoài của cộng đồng Kitô hữu. Các tín hữu Jordan kêu gọi giúp duy trì sự hiện diện của Kitô hữu ở nước này.
Hôm Chúa Nhật
15/1/2023, các Giám mục của Uỷ ban Điều phối Trợ giúp Thánh Địa đã đến thăm các
giáo xứ của Jordan ở thủ đô Amman và các vùng phụ cận. Các ngài đã lắng nghe
tiếng nói của các tín hữu nêu lên những thách đố đối với họ như khủng hoảng xã
hội và căng thẳng khu vực, cuộc xuất cư của các Kitô hữu, nỗi sợ hãi của chủ
nghĩa thống nhất Hồi giáo.
Tại giáo xứ Trái tim
Vô nhiễm Mẹ Maria ở Fuheis, khu vực có 20 ngàn dân với Kitô hữu là thiểu số,
cha Imad Twal cho phái đoàn biết, “đã có thời, số Kitô hữu chiếm 25% dân số
Jordan, nhưng hiện nay chỉ còn 2%”. Sự hiện diện của Kitô hữu đang gặp nguy
hiểm.
Giáo dục giúp thúc đẩy
đối thoại, lòng khoan dung
Tuy thế, Fuheis vẫn
được xem là ốc đảo bình yên với đa số Kitô hữu Chính Thống và Công giáo, và họ
dấn thân thực hiện nhiều dự án trong các lĩnh vực xã hội, mục vụ, giới trẻ và
văn hóa. Một ngôi trường được Hội Hiệp sĩ Thánh Mộ xây dựng vào cuối thế kỷ XIX
ở quảng trường trước nhà thờ, nơi có 1.160 học sinh Kitô hữu thuộc 11 hệ phái
khác nhau theo học. Giáo hội coi trọng việc giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ để
thúc đẩy đối thoại, lòng khoan dung và giúp học sinh phát triển tài năng và
kiến thức để họ trở thành những công dân đạo đức và những Kitô hữu dấn thân.”
Sự hiện diện của Kitô
hữu tại Jordan là rất quan trọng
Ông Jamal Hattar nhấn
mạnh rằng “sự hiện diện của Kitô hữu tại Jordan là rất quan trọng. Trên thực
tế, đó là bằng chứng sống động về sự đa dạng hiện diện ở Vương quốc Jordan và
do đó, nó là một giá trị cần phải được bảo vệ.” Ông nhấn mạnh: “Trường học là
liều thuốc giải độc cho chủ nghĩa cực đoan và bất khoan dung, những điều cho
thấy chúng rất nguy hiểm, ngay cả giữa chúng ta.”
"Những viên đá
sống" của Thánh Địa
Các giám mục đã chú ý
lắng nghe những điều các tín hữu trình bày và tái khẳng định sự hỗ trợ “vật
chất và tinh thần” của họ. Đức Cha Michel Dubost, nguyên giám mục giáo phận
Évry-Corbeil-Essonnes của Pháp nói: “Chúng tôi đến để cầu nguyện ‘với’ và ‘cho’
anh chị em. Chúng tôi ở đây với tư cách là những người hành hương để gặp ‘những
viên đá sống’ của Thánh Địa này, để lắng nghe và cam kết giúp cho hoàn cảnh của
anh chị em được biết đến. Mỗi người trong số anh chị em là một dấu hiệu của hy
vọng và chứng tá cho các cộng đồng ở quê nhà của chúng tôi”. (SIR 16/01/2023)
Hồng Thủy - Vatican News