Tính hiện tại của luân lý Anphongsô - Attualità Della Moralità Alfonsiana

(Học viện Thần Học Luân Lý Anphongsô, Roma, 11 tháng 01 năm 2007)
(Trích từ sách Thánh Anphongsô M. de Liguori, Thần Học Luân Lý, biên soạn bởi L. Gaudé, NXB. Vatican, Roma, in năm 1953).
1. “Chúng ta không được giải thích vấn đề luân lý chỉ với lòng khoan dung quá mức, mà cũng không quá nhiệm nhặt, vì lương tâm có thể bị rơi vào cạm bẫy (sai lầm)” (I, 70). (Non dobbiamo rendere conto solo dell’eccessiva indulgenza, ma anche dell’eccessiva rigidità, per la quale le coscienze possono essere irretite).
2. “Nguyên tắc của hành vi con người là một nguyên tắc kép: một đàng được gọi là nguyên lý (remota), đàng khác được gọi là tính hiện thực chủ thể (prossima). Nguyên lý là luật của Thiên Chúa, có nghĩa là chất thể (materiale); tính hiện thực chủ thể chính là luật lương tâm, có nghĩa là hình thể (formale). Thật vậy, mặc dù lương tâm phải hoàn toàn phù hợp với luật của Thiên Chúa, tuy nhiên chúng ta biết được một hành động của con người là tốt hay xấu tùy thuộc vào sự hiểu biết mà lương tâm có được về hành động đó” (I,3). (È duplice la regola degli atti umani: l’una viene detta remota, altra prossima. Remota, cioè materiale, è la legge divina; prossima, ovvero formale, è la coscienza. Sebbene infatti la coscienza debba conformarsi in tutto alla legge divina, tuttavia la bontà o la malizia delle azioni umane ci viene fatta conoscere secondo l’apprendimento che di essa ha la coscienza).
3. “Lương tâm là một sự phán đoán hoặc một nguyên tắc thực hành của lý trí, với nó, chúng ta phán đoán, ở đây và ngay lúc này (hic et nunc), điều gì phải làm, vì nó tốt hoặc điều gì phải tránh, vì nó xấu” (I,3). (La coscienza è un giudizio o dettame pratico della ragione, con cui giudichiamo che cosa qui ed ora sia da farsi in quanto bene, o da evitarsi in quanto male).
4. “Người nào có lương tâm sai lầm bất khả kháng, không những không phạm tội khi thực hành theo lương tâm đó, mà đôi khi còn phải tuân theo lương tâm sai lầm đó” (I,4). (Chi possiede una coscienza invincibilmente erronea, non solo non pecca operando in base ad essa, ma a volte è anche tenuto a seguirla).
5. “Một luật có tính hoài nghi không thể đòi hỏi có một sự bắt buộc chắc chắn” (I,13). (Una legge dubbia non può richiedere un obbligo certo).
6. “Điều kiện của người có được điều tốt nhất là: trên thực tế, bất cứ khi nào một luật bị hoài nghi thì không bắt buộc. Người đó vẫn tự do và không bị ràng buộc bởi luật. Trong trường hợp này, với sự tự do mà mình sở hữu, người đó có thể sử dụng cách hợp pháp quyền tự do của mình, vì luật bị hoài nghi” (I, 13). (La condizione di chi possiede è mogliore: ogni qual volta infatti una legge è dubbia, non obbliga l’uomo, che resta scolto e libero dall’obbligazione della legge, potendo in tal caso lecitamente far uso della sua libertà, che veramente possiede in quanto la legge è dubbia).
7. “Khi có những sự hoài nghi, để hành động cách hợp pháp chúng ta phải tìm kiếm và tuân theo chân lý: nơi đâu chân lý không thể tìm thấy cách rõ ràng, thì ít nhất chúng ta phải chấp nhận quan điểm nào gần với chân lý nhất, đó là quan điểm có khả năng xảy ra nhất” (I, 25). (Al fine di operare lecitamente, nelle cose dubbie dobbiamo cercare e seguire la verità: lì dove la verità non può essere chiaramente trovata, siamo tenuti ad abbracciare almeno quella opinione che più si avvicinaalla verità, qual è l’opinione più probabile).
8. “Ở đâu cùng lúc có hai quan điểm có khả năng xảy ra như nhau, tính không chắc chắn của luật không thể đưa ra một sự bắt buộc nào đó cả” (I, 25). (Lì dove concorrona due opinioni parimenti probabili...l’incertezza della legge non può produrre un obbligo certo).
9. “Không có sự phán đoán và nhận thức của lý trí, thì không được ban hành luật cách đầy đủ để tạo ra tính bắt buộc... Để có tính bắt buộc thì luật cần phải chắc chắn và hiển nhiên, và luật phải tường minh hoặc được đón nhận gần như là chắc chắn với người mà với người đó luật được ban hành” (I, 27). (Senza il giudizio e la conoscenza della ragione, non si dà promulgazione della legge sufficiente a creare obbligazione... La legge per obbligare deve essere certa e manifesta, e deve essere manifestata o conosciuta come certa a colui per cui è promulgata).
10. “Một người không bị ràng buộc bởi luật, khi với lý trí ngay lành, người đó không nhận thức được rằng, luật cần phải được tuân theo” (I, 28). (Non si è tenuti alla legge lì dove non si sappia secondo retta ragione che essa deve essere necessariamente seguita).
11. “Để bắt buộc ý chí của một chủ thể (soggetto) thực hiện hoặc bỏ qua một hành động nào đó, thì chủ thể đó cần phải có kiến thức về các giới luật, nếu không thì họ vẫn ở trong quyền tự do của mình. Do đó, nếu sự hiểu biết còn hồ nghi về việc có hay không một giới luật tiêu cực hoặc tích cực (như trường hợp xảy ra khi hai quan điểm có cùng giá trị được diễn tả với tư cách các khả năng xảy ra như nhau). Và do đó, không có kiến thức về giới luật cách chắc chắn thì giới luật không cần phải tuân theo (I, 29). (Per obbligare la volontà del soggetto a compiere o omettere una certa azione, è necessario che lo stesso abbia scienza del precetto, altrimenti resta nella sua libertà. Per cui, se la conoscenza è nel dubbio che vi sia o meno un precetto negativo o positivo (come avviene quando due opinioni dello stesso peso si presentano come ugualmente probabili) allora certamente non c'è scienza del precetto, e pertanto il precetto non deve essere osservato).
12. “Nơi nào có cùng lúc hai quan điểm giống nhau về giá trị, không buộc phải tuân theo quan điểm chắc chắn hơn” (I, 32). (Dove concorrono due opinioni di eguale peso, non si è obbligati a seguire la più sicura).
13. “Sự tự do vẫn luôn luôn chắn chắn, miễn là nó không bị ràng buộc bởi luật chắc chắn và hiển nhiên như nhau” (I, 33). (La libertà resta sempre certa, finché non sia obbligata da legge parimenti certa e manifesta).
14. “Luật tự nhiên không được ban hành cho con người, cũng như không bắt buộc con người cho đến khi con người sử dụng được lý trí. Và nhờ việc sử dụng lý trí mà con người biết đến luật và khi có được lý trí thì luật mới được ban hành cho người đó” (I, 47). (La legge naturale non è promulgata all’uomo né lo obbliga fin tanto che non pervenga all’uso di ragione, mediante cui la legge gli si fa nota e gli è promulgata).
15. “Không ít lần trong những hoàn cảnh đồng thời khác nhau, ngay cả khi luật chắc chắn, chúng làm cho luật khi thì bắt buộc, khi thì không: do đó, một vài giới luật, mặc dù chúng bất biến (không thay đổi), đôi khi không bắt buộc đối với hoàn cảnh này hoặc hoàn cảnh kia... Không phải có ý phản đối các giá trị của luật chắc chắn, bởi vì hoàn cảnh của các trường hợp đã bị thay đổi, nên chúng trở nên không bắt buộc hoặc thậm chí là hồ nghi. Vậy thì, vì là những luật hồ nghi cho nên chúng cũng không bắt buộc” (I, 47). (Anche quando la legge fosse certa non di meno diverse circostanze concomitanti fanno si che la legge ora obblighi, ora no: pertanto alcuni precetti, benché immutabili, talora non obbligano in rapporto a questa o a quella circostanza... Né vale obiettare che le leggi sono certe, perché mutate le circostanze dei casi, sono rese non obbliganti o perfino dubbie, ed allora in quanto dubbie non sono neanche obbliganti).
16. “Không nghi ngờ gì, trong hành động, chúng ta phải tìm kiếm chân lý và tuân theo nó. Do đó, người ta được phép chất vấn, bằng cách nào mà chúng ta có thể hiểu biết chân lý nếu không có sự hướng dẫn của lý trí. Vậy nên, cần phải nói rằng chúng ta phải tuân theo và chấp nhận chân lý được lý trí hướng dẫn cũng như đặt ra trước mắt chúng ta” (I, 152). (Nessuno dubita che nell’agire siamo tenuti a cercare la verità e a seguirla. Sia allora lecito chiedere in qual altro modo possiamo conoscere la verità se non con la guida della ragione. Bisogna dunque dire che vada noi seguita ed abbracciata quella verità che è esibita e come messa davanti ai nostri occhi dalla ragione).
17. “Khi một người phạm tội chống lại luật mà không được nhận biết cách bất khả kháng, thì người đó phạm tội chỉ với chất thể (materiale), không với hình thể (formale). Bởi vì, luật trở thành quy tắc và thước đo ý chí của chúng ta không phải với tư cách như bản thân nó có, nhưng với tư cách được thể hiện bằng lý trí” (I, 153). (Quando si pecca contro una legge ignorata invincibilmente, si pecca solo materialmente, non formalmente, perché la legge diviene regola e misura del nostro volere non in quanto è in sé, ma in quanto è rappresentata dalla ragione).
18. “Lý trí con người có thể sai lầm, và do đó, khi ý chí tán thành với lý trí không phải lúc nào cũng đúng, trái lại ý chí tán thành với lý trí trong sai lầm lại là điều xấu” (I, 153). (La ragione umana può errare, e pertanto la volontà che concorda con essa non sempre è retta, anzi la volontà che concorda con la ragione in errore è cattiva).
19. “Thiên Chúa không kết án nếu các hành động không có tính ác ý tự nguyện, nghĩa là sự chểnh mảng tự nguyện. Vì thế, Thiên Chúa không những không trừng phạt những người nghĩ rằng họ đang hành động cách ngay lành với một sự thiếu hiểu biết bất khả kháng. Nhưng đôi khi, Ngài còn thưởng công ngay cả với ý hướng ngay lành như thể luật ở trong mình vậy, dẫu cho hành động được thực hiện trái ngược với luật”. (I, 156) (Dio non condanna se non quelle azioni in cui c’è malizia volontaria, ovvero volontaria negligenza. Di conseguenza Dio non solo non punisce chi ritiene per invincibile ignoranza di operare rettamente, ma talvolta ricompensa perfino la retta intenzione, sebbene l’opera compiuta contrasti con la legge, come essa è in sé).
20. “Hành động của con người tự nó, vừa có đặc tính luân lý – nghĩa là hoặc tốt, hoặc xấu – vừa mang tính tự nguyện. Đối tượng của hành động nội tại là ý định mà với nó người ta hành động. Do đó, mặc dù về mặt chất thể, một hành động tự nó là xấu, nhưng về mặt hình thể, nó là tốt khi nó có mục đích tốt: và điều này phải luôn được tuân giữ khi đích thị chủ thể tác thành không được nhận biết cách bất khả kháng một điều xấu của hành động chất thể” (I, 157). (Lo stesso atto umano in tanto ha carattere morale – è cioè buono o cattivo – in quanto è volontario. L’oggetto dell’atto interno è l’intenzione con cui si opera. Di conseguenza, sebbene materialmente un atto sia in se stesso malvagio, è formalmente buono quando è buono il fine: e questo va sempre tenuto presente quando appunto la malizia dell’atto materiale è invincibilmente ignorata dal soggetto agente”.
21. “Nguyên tắc trong việc chất vất luật là để đạt tới tinh thần (mens) của luật, nghĩa là mục đích nội tại của nhà lập pháp” (I, 181). (Regola nell’interpretare le leggi è di raggiungere la mens ovvero il fine intrinseco del legislatore).
22. “Khi có sự hoài nghi, hãy giải thích theo chiều hướng có lợi cho giá trị của hành động... nghĩa là, sự giải thích phải mở rộng ở những gì có lợi, và phải thu hẹp ở những gì tỏ ra có hại” (I,181). “Nel dubbio si interpreti a favore del valore dell’atto... e cioè l’interpretazione sia larga in ciò che è a favore, e stretta in ciò che risulta odioso”.
23. “Khả năng thích nghi (epicheia) là trường hợp ngoại lệ liên quan đến các hoàn cảnh khác nhau của một trường hợp, trên cơ sở đó nó được phán đoán với tính chắc chắn hoặc tối thiểu nhất có thể mà một nhà lập pháp không có ý định hiểu trường hợp đó theo luật... Nó không chỉ được áp dụng chỉ với luật con người mà cả luật tự nhiên, theo nghĩa hành động có thể được loại bỏ mọi điều ác dựa trên hoàn cảnh”. “L’epicheia è l’eccezione legata alle circostanze del caso, in base alle quali si giudica con certezza o almeno probabilmente che il legislatore non abbia inteso comprendere quel caso sotto la legge... Essa non si applica solo alle leggi umane, ma anche alle leggi naturali, lì dove l’azione può essere spogliata di ogni malizia in base alle circostanze”.
24. “Tự do là điều kiện cần thiết tất yếu của tính luân lý của hành động. Thật vậy, hành động của con người và hành vi luân lý phải phát xuất từ một lý trí có chủ ý... Tuy nhiên, sẽ nhầm lẫn nếu người ta chống lại hoàn toàn hành vi luân lý của con người chỉ với sự tự do... mà không có mối liên hệ tương ứng nào hoặc không phải với một hành vi theo lý trí chân chính và theo luật. “La libertà è il requisito necessario della moralità dell’atto. Infatti l’atto umano e morale deve procedere da una deliberata ragione... Tuttavia, sbaglia chi fa consistere tutta la moralità dell’atto umano nella sola libertà... senza una relazione di corrispondenza o meno dell’atto con la retta ragione e con la legge”.
25. “Không bao giờ được phép làm suy yếu việc tuân giữ các luật Thiên Chúa hơn mức cần thiết, nhưng cũng tệ hại không kém khi làm cho cái ách của Thiên Chúa trở nên nặng nề hơn mức cần thiết cho người khác“Non è mai lecito indebolire più del necessario l’osservanza delle leggi divine, ma non meno è male rendere agli altri il divino giogo più duro del necessario”.
26. “Nói chung và theo như sự thận trọng của Kitô giáo đề nghị, cha giải tội phải sử dụng những quan điểm nhân từ đối với hối nhân để giúp hối nhân xa lánh mối nguy hiểm của tội hình thế (peccato formale – tội hình thế nghĩa là sự vi phạm một điều luật cách có ý thức và tự do)”. “Lì dove si tratta di allontanare il penitente dal pericolo del peccato formale, generalmente parlando e in quanto lo suggerisce la prudenza cristiana il confessore deve far uso delle opinioni benigne”.

 An Bình, C.Ss.R. chuyển ngữ

Luân lý Anphongso, Tính hiện tại của luân lý Anphongsô

Học viện Thánh Anphongsô