Thông tin tổng quát

1. Lịch sử Học viện thánh Anphongsô

Học viện thánh Anphongsô thuộc Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam hình thành và phát triển như hiện nay là ân huệ lớn lao Thiên Chúa thương ban cho Giáo hội Việt Nam nói chung và cho Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam nói riêng trong suốt nhiều thập niên qua, kể từ ngày Học viện được thành lập (năm 1935).

Ngày 30 tháng 11 năm 1925, đáp lại lời mời gọi của Đức Hồng y Tổng trưởng Thánh bộ Truyền giáo, ba thừa sai thuộc Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Sainte-Anne de Beaupré, Canada, đã đặt chân đến Huế, bắt đầu sự hiện diện của Hội dòng trên đất nước Việt Nam nhằm góp phần vào công cuộc xây dựng và củng cố đức tin, gia tăng lòng nhiệt thành tông đồ cho hàng giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân Việt Nam, theo như mong đợi của Toà Thánh.

Năm 1935, sau 10 năm hiện diện và hoạt động, các vị thừa sai Canada chính thức thiết lập Học viện Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam tại Tu viện thánh Anphongsô, Thái Hà Ấp (Hà Nội), nhằm đào tạo các tu sĩ, linh mục thừa sai theo Đặc sủng Dòng Chúa Cứu Thế. Vị Giám đốc tiên khởi của Học viện là cha Pamphile Conture. Châm ngôn của Học viện: “Soli Deo et Studiis – Duy chỉ Thiên Chúa và việc học. Học viện thuở ban đầu không chỉ có các sinh viên người Việt mà còn có các sinh viên người Canada. Các giáo sư của Học viện là những người tài đức được gửi sang từ Canada.

Năm 1938, toà nhà khang trang đầu tiên dành cho Học viện được khánh thành với nhà nguyện, các phòng học, phòng nghỉ dành cho các Giáo sư và sinh viên.

Năm 1950, do thời cuộc nhiễu nhương, phức tạp, Học viện Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam được đưa vào Đà Lạt. Thời gian đầu, khi Học viện mới chuyển vào nơi đây, các thầy sinh viên vừa học vừa góp phần vào việc xây dựng cơ sở vật chất của Học viện.

Ngày 20 tháng 7 năm 1952, nhằm dịp lễ Chúa Cứu Thế, toà nhà Học viện Dòng Chúa Cứu Thế Đà Lạt được khánh thành với 100 phòng ở, phòng học, nhà nguyện, nhà cơm, và thư viện… Kể từ khi Học viện được chuyển vào Đà Lạt, sinh viên Học viện chỉ còn là người Việt, chứ không còn các sinh viên người Canada nữa.

Năm 1956, Học viện có vị Giám đốc người Việt Nam đầu tiên là cha Stêphanô Nguyễn Tín (Chân Tín). Trước đó, Giám đốc Học viện là các linh mục thừa sai Canada. Cũng kể từ thập niên này, các Giáo sư người Việt bắt đầu tham gia giảng dạy tại Học viện. Trong số đó, phải kể đến cha Giuse Nguyễn Thế Thuấn (Giáo sư Kinh Thánh) và cha Inhaxiô Bùi Quang Diệm (Giáo sư Triết học).

Đầu năm 1971, xét thấy việc đi lại của các Giáo sư từ Sài Gòn lên Đà Lạt gặp nhiều khó khăn trong bối cảnh chiến tranh, loạn lạc, hơn nữa trung tâm văn hoá-xã hội và tôn giáo lúc bấy giờ là Sài Gòn, cha Bề trên Giám tỉnh Henri Bạch Văn Lộc đã quyết định đưa Học viện từ Đà Lạt về Thủ Đức, Sài Gòn.

Khi Học viện mới được dời về Thủ Đức, vì cơ sở chưa được ổn định, các sinh viên Học viện phải theo học tại Đại học Minh Đức. Nhưng chỉ trong thời gian ngắn, sau khi cơ sở Học viện ổn định, các sinh viên được theo đuổi chương trình học chính thức tại Học viện Thủ Đức.

Những ngày cuối tháng 4 năm 1975 là những ngày đất nước có biến động lớn dẫn đến việc thay đổi chế độ ở Miền Nam, Việt Nam. Đời sống học tập, tu trì của các sinh viên Học viện bị xáo trộn và bấp bênh trước những thách đố của thời cuộc.

Ngày 25 tháng 01 năm 1978, toàn bộ cơ sở Học viện Thủ Đức bị trưng dụng và Học viện bị đóng cửa. Hầu hết các sinh viên khi đó buộc phải sống ngoài Tu viện: một số trở về gia đình, một số khác tìm chỗ tá túc nơi những người thân quen và họ phải bươn chải với cuộc sống giữa đời. Tình trạng không cơ sở, không chương trình, không lớp học như thế kéo dài hơn 10 năm giữa những khó khăn, thử thách mà các sinh viên phải đối diện và phải vật lộn với cuộc sống như bao người trong chế độ mới.

Trong suốt 10 năm kể từ 1987, dẫu thời cuộc đầy những bất trắc và khó khăn, các sinh viên Học viện vẫn vừa mưu sinh giữa đời, vừa âm thầm tham gia các buổi học “chui” tại Tu viện Dòng Chúa Cứu Thế Kỳ Đồng, Sài Gòn.

Cuối năm 1989, hoàn cảnh xã hội có phần bớt ngặt nghèo, cha Bề trên Giám tỉnh Giuse Trần Ngọc Thao cùng với Ban Quản trị Tỉnh Dòng quyết định tái tổ chức Học viện, tái tổ chức chương trình đào tạo chính quy tập trung cho các sinh viên Học viện.

Ngày 01 tháng 01 năm 1990, Học viện được chính thức tái tổ chức tại Tu viện Dòng Chúa Cứu Thế Kỳ Đồng, Sài Gòn. Thời gian đầu, các sinh viên cũng chỉ được tu học bán trú tại Tu viện, nghĩa là ban ngày tu học trong Tu viện, ban đêm ra khỏi Tu viện, tá túc nơi các gia đình thân quen.

Từ năm 1995, sau khi Học viện được tái tổ chức, chương trình đào tạo chính thức được thiết lập với 2 năm Triết học và 4 năm Thần học. Các sinh viên Học viện tham gia chương trình 2 năm Triết học tại Trung tâm Học vấn Đa Minh và 4 năm Thần học tại Lớp Bồi dưỡng Thần học Phaolô Nguyễn Văn Bình.

Từ năm 2006, xét thấy hoàn cảnh và điều kiện đã cho phép, cha Bề trên Giám tỉnh Giuse Cao Đình Trị quyết định thiết lập chương trình học đầy đủ Triết học và Thần học tại Học viện trong khuôn viên Tu viện Dòng Chúa Cứu Thế Kỳ Đồng, Sài Gòn.

Năm 2015, vì không gian Tu viện Kỳ Đồng quá chật chội, môi trường xung quanh quá ồn ào, nên cha Bề trên Giám tỉnh Giuse Nguyễn Ngọc Bích đã quyết định di chuyển Học viện về Tu viện Mai Thôn, toạ lạc trên bán đảo Thanh Đa – Bình Thạnh. Nơi đây, không gian yên tĩnh và không khí trong lành, phù hợp cho các sinh viên trong Dòng Chúa Cứu Thế và các Hội dòng khác tu học.

Tính đến năm học 2024–2025, Học viện thánh Anphongsô đã trải qua 89 năm tồn tại và phát triển. Biết bao thế hệ tu sĩ, linh mục thừa sai Dòng Chúa Cứu Thế cũng như các tu sinh của các Hội dòng khác được đào tạo, huấn luyện từ Học viện này. Đó chính là hồng ân Thiên Chúa đã và đang tặng ban cho Giáo hội Việt Nam nói chung và cho Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam nói riêng. Học viện thánh Anphongsô, với đặc nét riêng của mình, hiện nay vẫn đang tiếp tục là nơi để Thiên Chúa tỏ bày tình thương và quyền năng của Ngài cho Giáo hội Việt Nam.

2. Căn tính Học viện thánh Anphongsô

Học viện thánh Anphongsô được thiết lập dựa trên truyền thống học tập, nghiên cứu bắt nguồn từ Đặc sủng và Linh đạo Dòng Chúa Cứu Thế, một Hội dòng giáo sĩ thừa sai do thánh Anphongsô sáng lập với công pháp Giáo hoàng và quyền đặc miễn để “noi gương Chúa Giêsu Cứu Thế, bằng cách rao giảng Lời Chúa cho người nghèo như chính Ngài đã tuyên bố về Ngài: ‘Người đã sai tôi loan báo Tin Mừng cho người nghèo khó’ (Lc 4,18)’” (HP, # 1). Hơn nữa, Học viện thánh Anphongsô được xây dựng trên truyền thống của Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam kể từ những ngày đầu Tỉnh Dòng được thành lập với sự dấn thân đầy can đảm và sáng tạo của các vị tiên khởi là các tu sĩ thừa sai Dòng Chúa Cứu Thế Canada.

3. Nền tảng pháp lý

Chương trình đào tạo tại Học viện thánh Anphongsô tuân theo các yêu cầu do Bộ Giáo dục Công giáo của Toà Thánh đề nghị cho Giáo hội Việt Nam trong việc đào tạo tu sĩ, linh mục; cách riêng Chương trình đạo tạo tại Học viện tuân thủ Tông hiến Veritatis Gaudium (2018). Chương trình đào tạo cũng được xây dựng dựa trên Ratio Formationis của Trung ương Dòng Chúa Cứu Thế (2020), Ratio Institutionis Sacerdotalis – Đào tạo linh mục: Định hướng và chỉ dẫn của Hội đồng Giám mục Việt Nam (2012), và Ratio Formationis của Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam (2024).

4. Mục đích

Chương trình đào tạo tại Học viện thánh Anphongsô được thiết lập nhằm huấn luyện các sinh viên trở thành những tu sĩ, linh mục thừa sai “đạt tới mức độ trưởng thành Kitô giáo và nhân bản, để với sự trợ giúp của ân sủng Thiên Chúa, họ sẽ hiến dâng chính mình cách hiểu biết, tự nguyện và toàn tâm cho sứ vụ thừa sai của Hội Thánh (…) hầu loan báo Tin Mừng cho người nghèo” (HP, # 78, x. HP, # 1, RF, # 2).

5. Mục tiêu

Với mục đích nêu trên, Học viện thánh Anphongsô hướng đến các mục tiêu chính sau đây:

(1) Nhân bản: Sinh viên được đào tạo để có khả năng phán đoán và biện phân giữa lý trí và đức tin, lý thuyết và thực hành; họ càng ngày càng gia tăng sự trưởng thành nhân bản Kitô giáo, có khả năng chấp nhận mình và đón nhận người khác trong tinh thần đức ái Kitô giáo. 

(2) Tri thức: Sinh viên được học hỏi, nghiên cứu, trau dồi kiến thức và hiểu biết về con người, xã hội, văn hoá, tôn giáo, cũng như các mầu nhiệm đức tin Kitô giáo: Họ được “đào tạo trong hình ảnh của Chúa Kitô, Đấng Cứu Độ, Linh Mục Đời Đời. Họ học nên một với Ngài và nỗ lực hết sức mình khám phá trọn vẹn mầu nhiệm Chúa Kitô bằng cách nghiên cứu có hệ thống và có khoa học các môn học thánh, và hiểu biết ngày càng sâu các môn khoa học nhân văn” (x. HP, # 87).

(3) Tu đức, thiêng liêng: Ngoài việc học tập, nghiên cứu có tính hàn lâm, sinh viên cùng nhau xây dựng môi trường Học viện thấm đượm tinh thần tu trì, thiêng liêng: Học để thăng tiến đời sống đạo đức, thiêng liêng.

(4) Cộng đoàn: Sinh viên tài bồi cho nhau với những khả năng của mỗi người và cùng xây dựng cộng đoàn Học viện thấm đượm tinh thần huynh đệ, bác ái Kitô giáo.

(5) Sứ vụ: Sinh viên Học viện đạt tới sự am hiểu và niềm xác tín sứ vụ của mình trong đặc sủng của Dòng Chúa Cứu Thế. Trong thời gian học tập tại Học viện, họ được trang bị các k năng và kiến thức cần thiết để có thể ứng đáp được sứ vụ tương lai.

6. Tổ chức nhân sự

6.1 Ban Điều hành

Chưởng ấn: Cha Đa Minh Nguyễn Đức Thông, C.Ss.R., Bề trên Giám tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam.

- Giám đốc Học viện: Cha Giuse Nguyễn Ngọc Bích, C.Ss.R.

- Phó Giám đốc Học viện: Cha Phaolô Nguyễn Văn Công, C.Ss.R.

- Giám học Học viện: Cha Antôn Nguyễn Văn Dũng, C.Ss.R.

- Quản lý Học viện: Cha Phaolô Nguyễn Văn Công, C.Ss.R.

6.2 Hội đồng Giáo sư 

- Cha Bề trên Giám tỉnh Đa Minh Nguyễn Đức Thông, C.Ss.R. (Trưởng Hội đồng).

- Cha Giám học Antôn Nguyễn Văn Dũng, C.Ss.R. (Điều phối chương trình học).

- Cha Gioan Nguyễn Ngọc Hải, C.Ss.R. (Khối Triết học).

- Cha Giuse Nguyễn Nhất Thắng, C.Ss.R. (Khối Thần học).

- Cha Giuse Phạm Đình Trí, C.Ss.R. (Khối Kinh Thánh).

6.3 Ban Giảng huấn

- Giáo sư Dòng Chúa Cứu Thế

(1) Cha Giuse Nguyễn Ngọc Bích, M.A.; S.T.L.

(2) Cha Antôn Nguyễn Văn Dũng, Th.D.

(3) Cha Gioan Nguyễn Ngọc Hải, Ph.D.

(4) Cha Giuse Nguyễn Thể Hiện, B.A.

(5) Cha Giuse Nguyễn Văn Hội, Ph.D.

(6) Cha Anphongsô Trần Ngọc Hướng, M.A.

(7) Cha Phêrô Đinh Ngọc Lâm, S.T.D.

(8) Cha Giuse Nguyễn Hồng Phước

(9) Cha Gioan B. Lê Đình Phương, S.S.L.

(10) Cha Phanxicô Xaviê Trần Văn Quảng, Ph.D.

(11) Cha Vinh Sơn M. Phạm Cao Quý, S.S.L.

(12) Cha Giuse Hồ Đắc Tâm, M.A.

(13) Cha Giuse Nguyễn Nhất Thắng, S.T.D.

(14) Cha Đa Minh Nguyễn Đức Thông, Th.D.

(15) Cha Phaolô Nguyễn Hữu Thuận, M.A.

(16) Cha Giuse Phạm Đình Trí, S.S.L.

(17) Cha Giuse Lê Quang Tuấn, Ph.D.

(18) Cha Giuse Đỗ Đình Tư, S.S.L.

(19) Cha Phaolô Lưu Quang Bảo Vinh, Ph.D.

- Giáo sư Đại Chủng viện

(20) Cha Phêrô Vũ Văn Hài, S.S.L.

(21) Cha Ernest Nguyễn Văn Hưởng, S.T.D.

(22) Cha Giuse Trần Hoàng Quân, S.T.L.

(23) Cha Phêrô Nguyễn Thanh Sơn, S.S.L.

(24) Cha Giuse Đỗ Mạnh Thịnh, S.T.D.

(25) Cha Phêrô Nguyễn Thanh Tùng, S.S.L.

(26) Cha Giuse Đỗ Xuân Vinh, M.A.

- Giáo sư Dòng Phanxicô

(27) Cha Giuse Phạm Văn Bình, D.Min.

(28) Cha Giuse Nguyễn Tiến Dũng, S.S.L.

(29) Cha Giuse Vũ Liên Minh, S.T.D.

(30) Cha Giuse Nguyễn Đoàn Tân, M.A.; Ph.D. candidate

(31) Cha Giuse Trương Văn Tính, S.T.D.

(32) Cha Phaolô Nguyễn Đình Vịnh, S.T.D.

- Giáo sư Dòng Đa Minh

(33) Cha Mátthêu Vũ Văn Lượng, S.S.L.

(34) Cha Phêrô Trần Hưng Vĩnh Quang, S.S.L.

(35) Cha Tôma A. Nguyễn Trường Tam, S.T.D.

(36) Cha Đa Minh Lê Đức Thiện, M.A.

(37) Cha Giuse Nguyễn Trọng Viễn. B.A.

- Giáo sư Dòng Xitô

(38) Cha Phanxicô Assisi Nguyễn Hoài Lâm, S.T.D.

(39) Cha Gioan Bosco Nguyễn Hữu Thy, Ph.D.

- Giáo sư Dòng Tên

(40) Cha Giuse Bùi Quang Minh, S.T.L; Ph.D. candidate

(41) Cha Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.T.D.

(42) Cha Phanxicô X. Nguyễn Hai Tính, S.T.D.

(43) Cha Augustinô Nguyễn Minh Triệu, Ph.D.

- Giáo sư Dòng Don Bosco

(44) Cha Barnabê Lê An Phong, S.T.D.

(45) Cha Phanxi X. Nguyễn Minh Thiệu, S.T.L.

- Giáo sư Dòng Thánh Thể

(46) Cha Giuse Phạm Đình Ái, M.A.; S.T.L.

(47) Cha Phaolô Vũ Chí Hỷ, S.T.D.

(48) Cha Giuse Nguyễn Đức Thắng, M.A

- Giáo sư Dòng Ngôi Lời

(49) Cha Giuse Nguyễn Hữu Cương, S.T.D.

(50) Cha Gioan B. Nguyễn Hữu Duy, S.S.L.

(51) Cha Giuse Phạm Duy Thạch, S.S.L.

- Giáo sư Dòng Thừa Sai Đức Tin

(52) Cha Phêrô Nguyễn Hùng Hải, S.T.D.

(53) Cha Giuse Ngô Đức Tài, S.S.L.

- Giáo sư Dòng Camillô

(54) Cha Gioan B. Phương Đình Toại, S.T.L.

- Giáo sư Dòng Cát Minh

(55) Cha Giuse Phan Quang Trí, S.T.D.

- Giáo sư t các đơn vị khác

(56) Soeur Thecla Trần Thị Giồng, Ph.D.

(57) Thầy Trịnh Doãn Chính, Ph.D.

(58) Thầy Giuse Phạm Vũ Phi Hổ, Ph.D.

(59) Thầy Phêrô Nguyễn Anh Thường, Ph.D.

6.4  Văn phòng Học v

Thư ký - Kế toán: Cha Giuse Quách Minh Đức, C.Ss.R.

6.5 Thư viện thánh Anphongsô

- Quản thủ Thư viện: Cha Giuse Quách Minh Đức, C.Ss.R.

- Thủ thư:

§ Maria Mai Thị Hạnh

§ Anna Đoàn Minh Thư

6.6 Thông tin liên lạc

- Học viện thánh Anphongsô

352/5/14 Bình Quới, P. 28, Q. Bình Thạnh, Tp. HCM

Điện thoại: 028.3898.8239

Email: hvthanhanphongso@gmail.com

Website: https://www.hvanphongso.edu.vn/

- Giám đốc: Cha Giuse Nguyễn Ngọc Bích, C.Ss.R.

Điện thoại: 098.923.3725

Email: bichgiusedcct@gmail.com

- Phó Giám đốc: Cha Phaolô Nguyễn Văn Công, C.Ss.R.

Điện thoại: 090.475.4014

Email: paulcongcssr@gmail.com

- Giám học: Cha Antôn Nguyễn Văn Dũng, C.Ss.R.

Điện thoại: 096.989.1976

Email: dungcssr@gmail.com

- Thư ký Văn phòng Học vụ: Cha Giuse Quách Minh Đức, C.Ss.R.

Điện thoại: 090.464.2801

Email: quachminhduc@yahoo.com

- Ban Học tập

Điện thoại: 098.546.9834

Email: bht.hvthanhanphongso@gmail.com

- Lớp Triết học I

Điện thoại: 096.557.6591

Email: triet1.hvthanhanphongso@gmail.com

- Lớp Triết học II

Điện thoại: 096.722.1465

Email: triet2.hvthanhanphongso@gmail.com

- Lớp Thần học I

Điện thoại: 096.502.1491

Email: than1.hvthanhanphongso@gmail.com

- Lớp Thần học II

Điện thoại: 097.285.6594

Email: than2.hvthanhanphongso@gmail.com

- Lớp Thần học III

Điện thoại: 096.112.5397

Email: than3.hvthanhanphongso@gmail.com

- Lớp Thần học IV

Điện thoại: 097.352.7694

Email: than4.hvthanhanphongso@gmail.com

(cập nhật 04/9/2024)


Học viện Thánh Anphongsô