QUY CHẾ ĐÀO TẠO

  PHẦN II:

QUY CHẾ ĐÀO TẠO

CỦA HỌC VIỆN THÁNH ANPHONGSÔ

(2024)

Mục I: Những quy định chung

Mục II: Tổ chức đào tạo

Mục III: Tham dự lớp học và thi cử

Mục IV: Tổ chức thi

Mục V: Xử lý vi phạm nội quy thi

Mục VI: Việc học tập và nghiên cứu

Mục VII: Xét và công nhận tốt nghiệp

Mục VIII: Sử dụng thư viện Thánh Anphongsô

Mục IX: Kỳ thi tuyển sinh hằng năm



MỤC I:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Mục đích

Quy chế Đào tạo này được xây dựng nhằm đảm bảo việc đào tạo theo chương trình học vấn bậc Cử nhân Thần học dành cho các ứng viên tiến chức linh mục Công giáo với hệ thống tín chỉ ECTS đã được Bộ Giáo dục Công giáo của Toà Thánh quy định dành cho các Đại học Giáo hoàng tại Rôma từ năm 2005.

Điều 2. Đối tượng

Quy chế Đào tạo này áp dụng cho các sinh viên thuộc cả chương trình Triết học lẫn Thần học tại Học viện.

Điều 3. Chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo được xây dựng theo tinh thần của Tông hiến Veritatis Gaudium (2018), dựa trên những hướng dẫn của Bộ Giáo sĩ. Chương trình cũng được xây dựng theo Ratio formationis của Trung ương Dòng Chúa Cứu Thế (2018), Ratio institutionis sacerdotalisĐào tạo linh mục: Định hướng và chỉ dẫn của Hội đồng Giám mục Việt Nam (2012), và Ratio formationis của Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam (2024).

Điều 4. Phương thức đào tạo

Phương thức đào tạo có tính cách chính quy, tập trung thể hiện mục tiêu, kiến thức đã đề ra với nội dung các môn học, chương trình học dành cho các ứng viên tiến chức linh mục Công giáo.

Điều 5. Thời gian đào tạo

Thời gian đào tạo gồm 2 năm Triết học và 4 năm Thần học. Thời gian đào tạo được sắp xếp theo học kỳ, năm học và được tính theo hệ thống tín chỉ mà Bộ Giáo dục Công giáo của Toà Thánh đã quy định.

Điều 6. Tín chỉ ECTS

§1Tín chỉ ECTS (European Credit Transfer and Accumulation) là hệ thống tín chỉ được tính theo số giờ học chung tại lớp và học riêng tại nhà.

§2. 01 tín chỉ ECTS tương đương với 25 tiết; mỗi tiết tương đương 45 phút. Số tiết này được phân bổ như sau:

10 7,5 tiết học tại lớp;

215 tiết nghiên cứu cá nhân;

30 2,5 tiết chuẩn bị kết thúc môn học.

§3. Theo hệ thống tín chỉ ECTS, mỗi sinh viên phải đạt 60 tín chỉ ECTS/năm học. Để đạt được số tín chỉ theo quy định, sinh viên cần có số tiết làm việc trong một năm là 1500 tiết, nghĩa là phải làm việc 6 tiết/ngày cả trên lớp học lẫn thời gian nghiên cứu riêng tại nhà.

§4. Để hoàn tất chương trình tương đương với Cử nhân Thần học, sinh viên tích luỹ 120 tín chỉ từ chương trình Triết học và ít nhất 220 tín chỉ từ chương trình Thần học. Như vậy, để đảm bảo được chương trình tương đương với Cử nhân Thần học, sinh viên phải trải qua 2 năm cho chương trình Triết học và 4 năm cho chương trình Thần học.

Điều 7. Năm học và học kỳ

§1. Một năm học có 2 học kỳ; mỗi học kỳ có 15 tuần học, gồm cả tuần ôn thi và thi cuối khoá học.

§2. Căn cứ vào số tín chỉ mà hệ thống ECTS đòi buộc trong một năm học, tuỳ theo nội dung kiến thức, Giám học, với sự cộng tác của các Giáo sư phụ trách bộ môn, xây dựng Ratio cho mỗi môn học và ấn định số tín chỉ cho mỗi môn học. Sau đó, người chịu trách nhiệm chính của chương trình đào tạo là cha Bề trên Giám tỉnh sẽ phê chuẩn.

§3. Vào đầu mỗi năm học, Văn phòng Học vụ công bố CatalogueChương trình Đào tạo của Học viện bao gồm: Thông tin tổng quát về Học viện, Chương trình học, Danh sách môn học, và Thời khoá biểu của năm học.

MỤC II:
TỔ CHỨC ĐÀO TẠO

Điều 8. Kế hoạch đào tạo

Học viện lên kế hoạch đào tạo theo chương trình đào tạo như được chỉ dẫn trong Ratio Institutionis SacerdotalisĐào tạo linh mục: Định hướng và chỉ dẫn của Hội đồng Giám mục Việt Nam; đồng thời, Học viện cũng vạch kế hoạch đào tạo đáp ứng đúng yêu cầu Ratio Formationis (2023) của Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam.

Điều 9. Chương trình đào tạo

Học viện tổ chức đào tạo trình độ Cử nhân Thần học dành cho các ứng viên tiến chức linh mục theo quy định của Bộ Giáo sĩ.

Điều 10. Đối tượng được đào tạo

§1. Đối tượng được đào tạo tại Học viện là sinh viên Dòng Chúa Cứu Thế và sinh viên thuộc các Hội dòng/Tu hội tại Việt Nam, những tu sĩ và chủng sinh có ý hướng tiến chức linh mục.

§2. Sinh viên đã hoàn tất chương trình Triết học tại Học viện, thì tiếp tục hoàn tất chương trình Thần học để đủ điều kiện tiến chức theo như những gì Bộ Giáo sĩ đòi buộc.

§3. Sinh viên hoàn tất chương trình Triết học từ các Đại Chủng viện hoặc Học viện chính quy khác được Giáo hội công nhận, thì có thể được nhận vào học chương trình Thần học tại Học viện, nhưng phải trải qua kỳ thi xét tuyển được tổ chức hằng năm.

Điều 11. Thủ tục nhập học

§1. Khi đăng ký nhập học chương trình Triết học/Thần học tại Học viện, sinh viên trúng tuyển cần nộp các giấy tờ theo quy định tại Quy chế Tuyển sinh, gồm có:

1Đơn xin nhập học [in theo định dạng của phần mềm quản lý đào tạo, với xác nhận của Bề trên Đặc trách];

2Thư báo kết quả tuyển sinh [bản gửi cho thí sinh];

3Thư giới thiệu của Bề trên Thượng cấp.

401 bản photo văn bằng tốt nghiệp bậc cao nhất.

50 01 bản điểm chuyển tiếp (nếu có) của Vị Đặc trách Đại Chủng viện/Học viện Dòng tu.

§2. Tất cả giấy tờ nhập học và bằng cấp liên quan đến đào tạo được lưu trữ trong hồ sơ của từng sinh viên do Văn phòng Học vụ quản lý.

§3. Sinh viên nhập học chậm sau hai tuần trở lên kể từ ngày khai giảng năm học, nếu không có lý do chính đáng, thì coi như không theo học chương trình của Học viện.

Điều 12. Giai đoạn đào tạo

Chương trình đào tạo tại Học viện gồm hai giai đoạn:

1Giai đoạn Triết học: Để hoàn tất giai đoạn này, sinh viên cần tích luỹ 120 tín chỉ ECTS, tương đương với 2 năm học hoặc 4 học kỳ.

2Giai đoạn Thần học: Để hoàn tất giai đoạn này, sinh viên phải tích luỹ ít nhất 220 tín chỉ ECTS, tương đương với 4 năm học hoặc 8 học kỳ.

Điều 13. Thời gian biểu

Thời gian học được sắp xếp theo tuần lễ 5 ngày từ thứ Hai đến thứ Sáu, riêng thứ Bảy dành cho các hoạt động ngoại khoá (nếu có). Các tiết học trong ngày được phân bổ như sau:

1Tiết 1: 7:308:15.

2Tiết 2: 8:209:05.

3Tiết 3: 9:2010:05.

40 Tiết 4: 10:1010:55.

50 Tiết 5: 14:1515:00.

60 Tiết 6: 15:1015:55.

Điều 14. Sinh viên nghỉ học tạm thời

Sinh viên đang theo học tại Học viện, khi có lý do đặc biệt, với sự xác nhận của Bề trên Đặc trách kèm theo những giấy tờ cần thiết, được gửi đơn lên Ban Giám đốc Học viện để xin nghỉ học tạm thời. Thời gian được bảo lưu kết quả học tập không quá ½ tổng thời gian chương trình học.

§1. Đối với chương trình học 06 năm (02 năm Triết, 04 năm Thần): Thời gian nghỉ học tạm thời tối đa là 03 năm. Những trường hợp sau đây được xét cho nghỉ học tạm thời:

1Đi thực tập mục vụ: thời gian tối đa là 02 năm;

20 Bị ốm hoặc tai nạn buộc phải điều trị hoặc những trường hợp bất khả kháng khác: thời gian mỗi lần tối đa là 01 năm; không liên tiếp.

§2. Đối với chương trình học 04 năm (04 năm Thần): Thời gian nghỉ học tạm thời mỗi lần tối đa là 01 năm, không quá 02 lần, và không liên tiếp, trong trường hợp bị ốm hoặc tai nạn buộc phải điều trị hoặc những trường hợp bất khả kháng khác.

§3. Đối với chương trình học 02 năm (02 năm Triết): Thời gian nghỉ học tạm thời tối đa là 01 năm, trong trường hợp bị ốm hoặc tai nạn buộc phải điều trị hoặc những trường hợp bất khả kháng khác.

Điều 15. Sinh viên bị thải hồi

Sinh viên bị thải hồi trong các trường hợp sau:

1Khi số môn học thi lại lần 2 vượt quá 20% tổng số tín chỉ ECTS của toàn bộ chương trình đang theo học.

20 Khi vi phạm nghiêm trọng Quy chế thi của Học viện.

Trong trường hợp sinh viên bị thải hồi, Ban Giám đốc Học viện sẽ thông báo kết quả học tập và quyết định thải hồi cho Bề trên Đặc trách của sinh viên trong vòng một tuần kể từ ngày ký quyết định.

MỤC III:
THAM DỰ LỚP HỌC VÀ THI CỬ

Điều 16. Hình thức và thời lượng tham dự môn học

§1. Hình thức tham dự môn học:

10 Chính quy: Sinh viên học và thi tất cả các môn theo chương trình chính thức của Học viện;

20 Học theo môn: Sinh viên đăng ký học và thi một số môn theo nhu cầu cá nhân [với sự xác nhận của Bề trên Đặc trách];

30 Dự thính: Sinh viên tham dự lớp học như sinh viên chính quy nhưng không làm bài thi kết thúc môn.

§2. Thời lượng tham dự môn học:

10 Sinh viên buộc phải tham dự ít nhất 2/3 số tiết học trên lớp được dự kiến cho mỗi môn học.

20 Nếu vắng 4 buổi học, tức 8 tiết đối với môn học 3 ECTS [30 tiết trên lớp], sinh viên bị xem như không đủ điều kiện thi cuối khoá môn học đó và được kể là chưa học môn học đó.

Điều 17. Điều kiện thi hoặc làm bài cuối khoá mỗi môn học

Vào cuối học kỳ, để được xem là đủ điều kiện thi hoặc làm bài cuối khoá kết thúc môn học, sinh viên phải đảm bảo những yêu cầu sau:

1Không vắng mặt quá số tiết học đã quy định;

20 Không vi phạm Nội quy Học tập khi tham dự môn học.

Điều 18. Việc thi kết thúc môn học

§1. Giáo sư bộ môn tuỳ nghi chọn hình thức thi kết thúc môn học và thông báo cho sinh viên cũng như Thư ký Văn phòng Học vụ được biết trước.

§2. Cuối mỗi học kỳ, Học viện tổ chức một kỳ thi chính và một kỳ thi bổ sung cho từng môn học.

10 Kỳ thi chính là kỳ thi bình thường cho các môn học ở cuối học kỳ.

20 Kỳ thi bổ sung dành cho sinh viên không tham dự được kỳ thi chính mà không có lý do, hoặc đã thi nhưng có điểm của môn học dưới 12/20. Sau kỳ thi bổ sung, điểm thi chung cuộc của môn học đó không được quá 13/20.

§3. Nếu trong cả kỳ thi chính và bổ sung, sinh viên đều chỉ đạt điểm dưới 12/20, thì buộc phải học lại môn học đó.

Điều 19. Điểm môn học

§1. Việc đánh giá một môn học dựa trên điểm trung bình học kỳ của môn học đó. Điểm trung bình học kỳ của môn học là điểm tổng hợp các điểm bộ phận như: tham gia học tập, kiểm tra ngoại thường, thuyết trình, chuyên cần, các bài thi trong học kỳ và kết thúc học kỳ. Điểm số này do Giáo sư bộ môn quyết định.

§2. Đối với những môn học mà Giáo sư bộ môn xét thấy không cần phải dựa vào cách tính điểm trung bình như được nêu trong §1. của điều này thì điểm thi kết thúc môn học là điểm của môn học đó.

§3. Các điểm thi kết thúc môn học được ghi vào bảng điểm theo mẫu thống nhất của Học viện với chữ ký của sinh viên và chữ ký xác nhận của Giáo sư bộ môn.

Điều 20. Cách tính điểm trung bình chung tích luỹ

§1. Điểm môn học được chấm theo thang điểm 20 (từ 0 đến 20) và tính đến hai chữ số thập phân.

§2. Điểm trung bình chung tích luỹ của giai đoạn (Triết học và Thần học) được tính dựa theo điểm trung bình chung của các môn học trong giai đoạn tương ứng.

Điều 21. Thang điểm, xếp loại và làm tròn điểm

§1. Thang điểm và xếp loại: Học viện thánh Anphongsô chọn thang điểm 20. Có thể so sánh thang điểm này với một số thang điểm phổ biến khác như sau:

 

ĐIỂM 20

XẾP LOẠI

Điểm 100

USA

UST

1920

Xuất sắc

Summa cum laude

Excellent

95100

A+

1.101.00

1818,75

Giỏi

Magna cum laude

Very Good

9094,75

A

1.201.15

1617,75

Khá

Cum laude

Good

8089,75

B

1.451.30

1415,75

Trung bình

Bene probatus

Satisfactory

7074,75

C

1.85– 1.55

1213,75

Đạt

Probatus

Sufficient

6069,75

D

2.41.95

< 12

Không đạt

Defectus

Failure

< 60

F

< 2.40

 

§2. Nguyên tắc làm tròn điểm: Các mức điểm chênh lệch nhau 0,25 điểm và quy tròn mức điểm dựa trên số lẻ bách phân gần nhất. Ví dụ:

Từ 19,8819,99 quy tròn thành: 20.

Từ 19,7619,87 quy tròn xuống thành: 19,75.

Từ 19,6319,74 quy tròn lên thành: 19,75.

Từ 19,5119,62 quy tròn xuống thành: 19,50.

Từ 19,3819,49 quy tròn lên thành: 19,50.

Từ 19,2619,37 quy tròn xuống thành: 19,25.

Từ 19,0119,12 quy tròn xuống thành: 19,00.

MỤC IV:
TỔ CHỨC THI

Việc tổ chức thi do Hội đồng thi của Học viện đảm nhiệm. Hội đồng thi bao gồm: Giám đốc, Giám học, Thư ký Văn phòng Học vụ và các Giám thị.

Điều 22. Thư ký Văn phòng Học vụ

Thư ký Văn phòng Học vụ chịu trách nhiệm công tác tổ chức thi:

10 Lập danh sách thí sinh đủ điều kiện dự thi.

20 Tổ chức thi: Xếp lịch thi, phòng thi, danh sách thí sinh của từng phòng thi, chuẩn bị cơ sở vật chất cho kỳ thi.

30 Tổ chức chấm thi: Làm phách (nếu có), bàn giao bài thi cho Giáo sư bộ môn, tiếp nhận bài thi đã chấm và bảng điểm từ Giáo sư chấm thi.

40 Xử lý kết quả kỳ thi: Vào điểm và tổng hợp kết quả, công bố kết quả thi bằng phiếu điểm khi được yêu cầu và giao cho sinh viên tại Văn phòng Học vụ trong thời gian ấn định.

50 Lưu trữ tài liệu thi: Tài liệu thi bao gồm các văn bản về kỳ thi, các biên bản kỳ thi, đề thi, đáp án, điểm thi, và các bài thi được bảo quản theo chế độ bảo mật do Ban Giám đốc quy định. Thời gian lưu giữ các bài thi viết là 4 năm kể từ ngày công bố kết quả thi.

Điều 23. Giám thị

Giám thị chịu trách nhiệm toàn bộ về tính nghiêm túc của phòng thi trong thời gian làm bài của thí sinh và phải thực hiện các quy định về coi thi như sau:

10 Công bố Nội quy thi;

20 Hướng dẫn thí sinh điền các thông tin cần thiết vào giấy thi cũng như giấy nháp;

30 Nhận đề thi và cho thí sinh chứng kiến đề thi còn niêm phong trước khi bóc đề thi;

40 Yêu cầu thí sinh ký tên và ghi rõ số tờ giấy thi vào bảng danh sách phòng thi khi thí sinh nộp bài thi;

50 Ngay sau giờ thi, Giám thị nộp bài thi, biên bản phòng thi và các biên bản kỷ luật (nếu có), cũng như danh sách phòng thi cho Văn phòng Học vụ;

60 Chỉ cho phép thí sinh ra ngoài khi đã được 2/3 thời gian làm bài.

Điều 24. Giám học

Trong kỳ thi, Giám học Học viện có những phận vụ sau đây:

10 Chịu trách nhiệm toàn bộ về chất lượng chuyên môn của việc thi và kiểm tra số môn học thi kết thúc kỳ học;

20 Giám sát đề thi và đáp án, cũng như hình thức thi cử;

30 Trực tiếp giải quyết các vấn đề phát sinh trong kỳ thi.

Điều 25. Giám đốc

Giám đốc Học viện có những trách nhiệm sau đây trong kỳ thi:

10  Phê chuẩn kết quả thi;

20  Quyết định về kỷ luật thí sinh vi phạm Nội quy thi sau khi tham khảo ý kiến của Ban Giám đốc.

MỤC V:
XỬ LÝ VI PHẠM NỘI QUY THI

Điều 26. Xử lý sinh viên vi phạm Nội quy thi

§1. Mọi vi phạm Nội quy thi đều được Giám thị và Hội đồng thi lập biên bản (hoặc bằng ý kiến xác nhận); sau đó, Ban Giám đốc sẽ xử lý kỷ luật và thông báo cho thí sinh phạm quy và Bề trên Đặc trách của thí sinh.

§2. Quy tắc này áp dụng cho mọi kỳ thi được tổ chức tại Học viện.

Điều 27. Hình thức kỷ luật khiển trách

§1. Hình thức kỷ luật “khiển trách” được áp dụng cho thí sinh vi phạm một lần các lỗi sau:

10 Nhìn bài của thí sinh khác;

20 Trao đổi bài với thí sinh khác bằng mọi hình thức trong phòng thi.

§2. Xử lý kỷ luật:

10 Hình thức “khiển trách” do Giám thị phòng thi quyết định trong biên bản được lập tại phòng thi hoặc ý kiến xác nhận ngay lúc vi phạm.

20 Thí sinh bị khiển trách sẽ bị trừ 20% tổng số điểm bài thi của môn đó.

30 Giám học sẽ ra quyết định thi hành kỷ luật “khiển trách” dựa vào báo cáo của Giám thị phòng thi.

Điều 28. Hình thức kỷ luật “cảnh cáo”

§1. Hình thức kỷ luật “cảnh cáo” được áp dụng cho thí sinh vi phạm một trong các lỗi sau:

10 Với bài thi tại lớp:

a)   Thí sinh đã bị khiển trách một lần nhưng trong giờ thi môn đó vn tiếp tục vi phạm Nội quy thi ở mức khiển trách nêu trên;

b)   Thí sinh mang vào vị trí ngồi thi các tài liệu trái với Nội quy thi hoặc trái với sự cho phép của Giáo sư bộ môn.

c)   Thí sinh đưa đề thi ra ngoài phòng thi hoặc nhận bài giải từ ngoài phòng thi.

d)   Thí sinh viết, vẽ vào giấy thi của mình những nội dung không liên quan đến bài thi.

20 Với bài làm ở nhà: Có dấu hiệu đạo văn dưới 20% nội dung của bài làm; nhận định về đạo văn do Giáo sư bộ môn xác định.

§2. Xử lý kỷ luật:

10  Hình thức kỷ luật “cảnh cáo” do Giám thị lập bằng biên bản hoặc bằng ý kiến xác nhận tại phòng thi.

20 Thí sinh bị cảnh cáo sẽ bị trừ 50% tổng điểm bài thi của môn đó.

30 Giám học sẽ ra quyết định thi hành kỷ luật “cảnh cáo” căn cứ vào báo cáo của Giám thị phòng thi (thi tại lớp) hoặc của Giáo sư bộ môn (bài làm ở nhà).

Điều 29. Hình thức kỷ luật “đỉnh chỉ thi”

§1. Hình thức kỷ luật “đình chỉ thi” được áp dụng cho thí sinh vi phạm một trong các lỗi sau:

10 Với bài thi tại lớp:

a)   Thí sinh đã bị cảnh cáo một lần nhưng vẫn tiếp tục vi phạm Nội quy thi ở mức khiển trách hoặc cảnh cáo nêu trên;

b)   Thí sinh sử dụng tài liệu trái với Nội quy thi hoặc trái với sự cho phép của Giáo sư bộ môn.

c)   Thí sinh trao đổi bài làm bằng giấy hoặc trao đổi giấy nháp với thí sinh khác.

20  Với bài làm ở nhà:

a)   Có dấu hiệu đạo văn từ 25% nội dung của bài làm; nhận định về đạo văn do Giáo sư bộ môn xác nhận.

b)   Sao chép bài của sinh viên khác hoặc để cho sinh viên khác sao chép bài của mình.

§2. Xử lý kỷ luật:

10 Hình thức kỷ luật “đình chỉ thi” do Giám thị phòng thi quyết định bằng văn bản hoặc có ý kiến xác nhận. Khi đưa ra quyết định “đình chỉ thi,” Giám thị báo cáo ngay với Giám học về quyết định này.

20 Thí sinh bị đình chỉ thi phải nộp bài thi, đề thi, giấy nháp cho Giám thị và buộc ra khỏi phòng thi ngay sau khi có quyết định;

30 Thí sinh bị đình chỉ thi sẽ bị cho điểm 0 của bài thi môn đó;

40 Thí sinh bị đình chỉ thi có thể sẽ bị buộc thôi học vĩnh viễn tại Học viện.

50 Giám đốc sẽ ra quyết định thi hành kỷ luật về đình chỉ thi sau khi đã tham khảo ý kiến của Giám thị (thi tại lớp) hoặc của Giáo sư bộ môn (bài làm ở nhà).

Điều 30. Thông báo kỷ luật

Thư ký Văn phòng Học vụ thông báo bằng văn bản việc xử lý kỷ luật thí sinh vi phạm Nội quy thi, kèm theo bản sao Quyết định kỷ luật của Ban Giám đốc, cho vị Bề trên Đặc trách của thí sinh bị kỷ luật trong vòng một tuần kể từ ngày ký. Với mức kỷ luật cao nhất là buộc thôi học đối với thí sinh phạm quy, Giám đốc Học viện sẽ là người trực tiếp liên hệ với Bề trên Đặc trách của đương sự để thông báo và trao Quyết định kỷ luật của Ban Giám đốc Học viện.

Điều 31. Khiếu nại về hình thức kỷ luật

Sau khi nhận được Quyết định kỷ luật, trong thời hạn 15 ngày, thí sinh bị kỷ luật vì vi phạm Nội quy thi có thể viết đơn khiếu nại, với sự xác nhận của Bề trên Đặc trách, gửi đến Ban Giám đốc để xin xem xét lại hình thức kỷ luật.

MỤC VI:
VIỆC
HỌC TẬPNGHIÊN CỨU

Để đảm bảo chất lượng học tập, nghiên cứu của các sinh viên, Học viện thánh Anphongsô có những quy định sau:

Điều 32. Ý thức trách nhiệm của sinh viên

Sinh viên học tập, nghiên cứu tại Học viện có ý thức trách nhiệm bảo quản tài sản, vật dụng trong Học viện và giữ gìn vệ sinh khang trang các lớp học, phòng chung, hành lang, nhà vệ sinh, thư viện và khuôn viên Học viện.

Điều 33. Tư cách người tu trưởng thành

Sinh viên nhã nhặn trong ăn mặc, kính trọng đối với giáo sư và cởi mở, lịch thiệp trong giao tiếp với nhau, đồng thời thể hiện tư cách của người trưởng thành nhân bản, trưởng thành đời tu. Đặc biệt, Học viện không chỉ là nơi thu nhận kiến thức mà còn là nơi để trưởng thành về đời sống tu trì; vì vậy, sinh viên phải thể hiện tư chất đó bằng cách sống trung thực trong mọi sinh hoạt học tập, nghiên cứu tại Học viện.

Điều 34. Ý thức trách nhiệm giờ giấc học tập

Sinh viên không đi học trễ, ngoại trừ lý do bất khả kháng; nghỉ học phải có Đơn xin phép nghỉ học [theo mẫu của Văn phòng Học vụ] với xác nhận của Bề trên Đặc trách; vào lớp học trước chuông báo giờ chính thức 5 phút; khi có hiệu lệnh chuông báo đầu giờ và sau giờ giải lao, tuyệt đối giữ thinh lặng, ổn định trật tự; trong giờ học, tuyệt đối không ra ngoài trừ lý do khẩn cấp; không nói chuyện riêng trong lớp; không sử dụng điện thoại trong lớp.

Điều 35. Ý thức giữ gìn vệ sinh, sức khoẻ cộng đồng

Để đảm bảo vệ sinh môi trường và giữ gìn sức khoẻ cho mọi người trong Học viện, sinh viên không hút thuốc lá trong khuôn viên Học viện, không xả rác bừa bãi. Bị ốm đau, nhất là cảm cúm, ho sốt, sinh viên nghỉ ở nhà với Đơn xin phép nghỉ học có xác nhận của Bề trên Đặc trách.

Điều 36. Vai trò và trách nhiệm Ban Đại diện các Hội dòng/Tu hội

Mỗi Hội dòng/Tu hội có sinh viên học tại Học viện cử ra một đại diện của mình vào đầu năm học. Hằng tuần, sinh viên đại diện Hội dòng/Tu hội liên hệ với Văn phòng Học vụ để biết thời khoá biểu và các sinh hoạt học tập trong tuần và thông tri cho các sinh viên của Hội dòng/Tu hội mình. Các sinh viên đại diện cũng thường xuyên liên lạc, bàn thảo với nhau để xây dựng các hoạt động ngoại khoá và đôn đốc các sinh viên của các Hội dòng/Tu hội tham gia cách tích cực các hoạt động do Học viện tổ chức.

Điều 37. Vai trò và trách nhiệm của thầy Trưởng Ban học tập

Thầy Trưởng Ban học tập của Học viện thường xuyên liên hệ với cha Giám học và Văn phòng Học vụ để điều phối các sinh hoạt học tập, nghiên cứu trong Học viện.

Điều 38. Vai trò và trách nhiệm của các Lớp trưởng

Thầy Lớp trưởng là người điều hành, quản lý toàn bộ các hoạt động của lớp và của từng thành viên trong lớp; chịu trách nhiệm tổ chức mọi sinh hoạt của lớp và đôn đốc lớp thực hiện nghiêm túc Quy chế, Nội quy, Quy định về học tập và sinh hoạt của Học viện.

MỤC VII:
XÉT VÀ CÔNG NHẬN
TỐT NGHIỆP

Điều 39. Điều kiện xét và công nhận tốt nghiệp

§1. Những sinh viên được Học viện xét và công nhận tốt nghiệp cần đáp ứng các điều kiện sau:

10 Cho đến thời điểm xét tốt nghiệp, không vi phạm Quy chế của Học viện;

20 Tích luỹ đủ số tín chỉ của chương trình đào tạo;

3Điểm trung bình các môn học, Tiểu luận Triết học/Luận văn Tốt nghiệp đạt từ 12,50 trở lên.

§2. Giám học căn cứ các điều kiện công nhận tốt nghiệp quy định tại §1. của điều này để lập danh sách những sinh viên đủ điều kiện tốt nghiệp.

§3. Căn cứ vào kết quả xét duyệt tốt nghiệp, Giám đốc Học viện ký quyết định công nhận tốt nghiệp cho những sinh viên đủ điều kiện tốt nghiệp.

§4. Sinh viên đủ điều kiện tốt nghiệp sẽ lãnh Chứng nhận Tốt nghiệp Triết học hoặc Chứng nhận Hoàn tất Chương trình Đào tạo Linh mục từ Chưởng Ấn của Học viện trong ngày lễ ra trường.

Điều 40. Điểm xếp hạng

Điểm xếp hạng được tính như sau:

§1. Chứng nhận Tốt nghiệp Triết học: điểm trung bình cộng của:

1Các môn học;

20 Tiểu luận Triết học [điểm Tiểu luận được nhân 2].

§2. Chứng nhận Hoàn tất Chương trình Đào tạo Linh mục [tương đương Cử nhân Thần học]:

10 Đối với sinh viên học 6 năm tại Học viện thánh Anphongsô: điểm trung bình cộng của:

a)   Các môn học;

b)  Tiểu luận Triết học [điểm Tiểu luận được nhân 2];

c)   Luận văn Tốt nghiệp [điểm Luận văn được nhân 4].

20 Đối với sinh viên học 4 năm tại Học viện thánh Anphongsô: điểm trung bình cộng của:

a) Giai đoạn Triết học [theo bảng điểm của Đại Chủng viện/Học viện Dòng tu, với xác nhận của vị đặc trách Đại Chủng viện/Học viện],

b) Các môn học 4 năm Thần học,

c) Luận văn Tốt nghiệp [điểm Luận văn được nhân 4].

Điều 41. Hạng học lực và hạng tốt nghiệp

Cách xét xếp hạng học lực và hạng tốt nghiệp được tính như sau:

§1. Hạng học lực và hạng tốt nghiệp được đánh giá dựa trên điểm trung bình chung cuộc. Mức xếp hạng dựa trên thang điểm 20, như đã được đề cập ở điều 21.

§2. Hạng tốt nghiệp của những sinh viên có kết quả toàn chương trình học loại xuất sắc và giỏi sẽ bị hạ xuống một bậc, nếu rơi vào một trong các trường hợp dưới đây:

10 Có số tín chỉ của các môn học phải thi lại vượt quá 5% so với tổng số tín chỉ quy định cho toàn chương trình;

20 Đã bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên trong quá trình học tại Học viện.

MỤC VIII:
SỬ DỤNG THƯ VIỆN THÁNH ANPHONGSÔ

Điều 42. Những quy tắc chung

§1. Mỗi độc giả có một mã tviện riêng do Học viện cung cấp.

§2. Bảo quản cẩn thận sách và các vật dụng liên quan.

§3. Không viết, vẽ, gạch dưới,… vào sách của tviện.

§4. Sách mang ra khỏi tviện đều phải được quét hoặc ghi lại mã vạch [dán ở trang cuối của sách].

§5. Sách ở phòng đọc chỉ để tra cứu tại chỗ, không được mượn về nhà.

§6. Độc giả không được sử dụng máy tính dành riêng cho Thủ thư.

§7. Khi có vấn đề gì liên quan đến tviện hoặc phòng đọc, độc giả liên hệ với cha Quản thủ Thư viện (090.464.2801) hoặc thầy Trưởng Ban học tập.

§8. Vì số lượng sách có hạn, nên độc giả:

10 Không mượn sách giúp cho người khác [trong hoặc ngoài Học viện];

20 Không mượn sách quá số lượng quy định;

30 Không giữ sách quá thời gian quy định.

§9. Vì lý do bản quyền và bảo quản sách, trừ khi chỉ photo vài trang sách, độc giả nào muốn photo một hoặc nhiều cuốn sách của tviện, vui lòng liên lạc trực tiếp với cha Quản thủ Thư viện.

§10. Trong tviện và phòng đọc, độc giả:

1Giữ gìn vệ sinh chung, trang phục lịch sự;

20 Giữ bầu khí yên tĩnh, không trao đổi lớn tiếng;

30 Tắt đèn, quạt, máy điều hoà, đóng các cửa sổ, sắp xếp bàn ghế, sách vở và các đồ dùng gọn gàng sau khi sử dụng.

§11. Các sinh viên ngoài Dòng Chúa Cứu Thế liên hệ với thầy Lớp trưởng nếu muốn sử dụng máy photo ở phòng đọc để in ấn hoặc photo.

Điều 43. Hướng dẫn sử dụng thư viện

§1. Cách sắp xếp:

10 Thư viện sử dụng mã phân loại theo khung phân loại thập phân Dewey.

20 Chia làm 2 kho: quốc văn và ngoại văn.

30 Sách được xếp theo quy tắc:

a)   Hàng (ngăn): Từ trái sang phải.

b)   Cột: Từ trên xuống dưới.

§2. Mượn sách:

1Mỗi đc giả được mượn tối đa 20 cuốn/01 lần/30 ngày. Thời gian gia hạn mỗi cuốn sách là 15 ngày, và chỉ gia hạn một lần.

20 Độc giả viết Tiểu luận Triết học hoặc Luận văn Tốt nghiệp thì được mượn 30 cuốn/01 lần/03 tháng. Thời gian gia hạn mỗi cuốn sách là 30 ngày, và chỉ gia hạn một lần.

3Độc giả nên sử dụng các máy tính ở phòng đọc để tìm kiếm trước khi mượn sách:

a) Vào website: https://www.hvanphongso.edu.vn/

b) Chọn thẻ “TRA CỨU/Thư viện thánh Anphongsô” trên thanh công cụ.

c) Nhập TỪ KHOÁ cần tìm vào mục TRA CỨU NHANH.

d) Mục TIÊU ĐỀ: chọn ĐỀ MỤC/NHAN ĐỀ/TÁC GIẢ/TẤT CẢ.

e) Nhấp vào mục TÌM KIẾM.

40 Khi có Thủ thư:

a) Có thể nhờ Thủ thư giúp tìm kiếm sách.

b) Đưa sách cần mượn để Thủ thư quét mã vạch.

c) Không mang sách ra khỏi thư viện khi không có Thủ thư.

§3. Trả sách:

1Nếu quá thời hạn, Ban Học tập sẽ có thông báo nhắc nhở.

20 Sau hai lần nhắc nhở, cha Quản thủ Thư viện sẽ khoá mã Tviện. Muốn mở lại mã Tviện, độc giả phải xin cha Quản thủ Thư viện.

30 Nhằm tránh xáo trộn việc xếp sách, độc giả chỉ việc để sách ở bàn Thủ thư.

40 Trường hợp Thủ thư vắng mặt, độc giả cũng đặt sách ở bàn Thủ thư.

50 Nếu làm hư hỏng hoặc mất sách, độc giả phải báo trực tiếp với cha Quản thủ Thư viện.

60 Sinh viên phải trả lại sách khi không còn học tại Học viện.

§4. Ngoài ra, độc giả có thể sử dụng thư viện số của Hội đồng Giám mục Việt Nam tại địa chỉ: http://www.thuvienhoidonggiammucvietnam.org/

MỤC IX:
KỲ THI
TUYỂN SINH HẰNG NĂM

Điều 44. Bản chất và mục đích tuyển sinh

Để góp phần vào công cuộc đào tạo tu sĩ, linh mục của Giáo hội tại Việt Nam, Học viện thánh Anphongsô tổ chức kỳ thi tuyển sinh vào Phân khoa Triết học và Thần học vào dịp giữa học kỳ II hằng năm. Qua kỳ tuyển sinh, Học viện đón nhận các sinh viên đến từ các Hội dòng/Tu hội khác nhau nhằm xây dựng tình liên đới và hiệp thông giữa các Hội dòng/Tu hội trong việc đào tạo, huấn luyện các thừa sai tương lai của Giáo hội.

Điều 45. Đối tượng tuyển sinh

Ứng viên dự thi là các nam tu sinh:

10 Đã tốt nghiệp Cao đẳng hoặc Đại học;

20 Và [hoặc] đã tuyên khấn trong các Hội dòng/Tu hội.

Điều 46. Nội dung thi tuyển

Thí sinh thi tuyển ba môn: Giáo lý, Việt văn, và Ngoại ngữ [Anh văn hoặc Pháp văn].

§1. Giáo lý [đề thi Giáo lý trong phần Tuyên xưng đức tin và Cử hành các mầu nhiệm Kitô giáo, dựa theo Bản toát yếu Sách Giáo lý của Hội Thánh Công giáo, bản dịch chính thức của Uỷ ban Giáo lý Đức tin - HĐGM.VN năm 2007]:

10 Thí sinh làm bài thi Giáo lý trong 60 phút với 5-7 câu hỏi liên quan đến nội dung Giáo lý Hội Thánh Công giáo.

20 Môn thi Giáo lý nhằm đánh giá kiến thức căn bản của thí sinh về các chân lý mặc khải và đức tin Kitô giáo.

§2. Việt văn:

10 Thí sinh làm một bài nghị luận xã hội [đối với thí sinh thi vào Phân khoa Triết học] hoặc nghị luận Triết học [đối với thí sinh thi vào Phân khoa Thần học] trong 120 phút. Đề tài cụ thể do Ban Tuyển sinh của Học viện soạn thảo.

20 Môn thi Việt văn nhm đánh giá khả năng tư duy, lý luận và trình độ tiếng Việt thực hành của thí sinh.

§3. Ngoại ngữ:

10 Thí sinh dịch một bản văn ngoại ngữ [tiếng Anh hoặc tiếng Pháp] trong 80 phút.

20 Môn thi ngoại ngữ nhằm đánh giá khả năng đọc hiểu một bản văn ngoại ngữ với mức độ đủ để làm việc với các tài liệu tham khảo cho các môn học Triết học và Thần học sau này.

Điều 47. Thời gian và địa điểm thi tuyển

§1. Thời gian: Học viện tổ chức thi tuyển trong một ngày thuộc tuần cuối của tháng Ba hoặc tuần đầu của tháng hằng năm.

§2. Địa điểm: Học viện thánh Anphongsô, 352/5/14 Bình Quới, P. 28, Q. Bình Thạnh, Tp. HCM.

Điều 48. Hồ sơ tuyển sinh

Trước ngày thi tuyển, thí sinh đăng ký tuyển sinh trực tuyến tại địa chỉ: https://www.hvanphongso.edu.vn/ và in Đơn xin dự thi theo định dạng của phần mềm quản lý đào tạo. Sau đó, nộp hồ sơ tại Văn phòng Học vụ theo đúng thời gian quy định.

Điều 49. Điều kiện xét tuyển

§1. Thí sinh không vi phạm Nội quy Kthi Tuyển sinh.

§2. Xét tuyển dựa theo kết quả tổng điểm 03 môn thi.

Điều 50. Tiêu chuẩn xét tuyển và chỉ tiêu tuyển sinh

§1. Để được xét tuyển vào hệ chính quy của Học viện, thí sinh phải đạt bằng hoặc cao hơn điểm sàn và điểm liệt:

10 Điểm sàn là điểm trung bình cộng của ba bài thi. Điểm sàn của kỳ thi tuyển sinh hằng năm là 15/30 (thang điểm 10 cho mỗi bài thi).

20 Điểm liệt của môn Việt văn và Ngoại ngữ là 3,00. Riêng môn Giáo lý là 4,00.

Ban Tuyển sinh sẽ tuyển chọn lần lượt từ thí sinh có điểm cao nhất đến thí sinh có điểm thấp hơn cho tới khi đạt được chỉ tiêu tuyển sinh.

§2. Chỉ tiêu tuyển sinh là 30-35 sinh viên (gồm cả thí sinh bảo lưu).

Điều 51. Kết quả tuyển sinh và việc xin phúc khảo

§1. Ban Giám đốc Học viện trực tiếp xét duyệt danh sách thí sinh trúng tuyển dựa theo điểm thi.

§2. Sau kỳ thi tuyển ba tuần, Học viện sẽ công bố điểm thi và danh sách thí sinh trúng tuyển, đồng thời gửi kết quả đến Bề trên Đặc trách của thí sinh.

§3. Thời gian xin phúc khảo là hai tuần kể từ ngày công bố kết quả tuyển sinh.

§4. Sau khi biết kết quả thi tuyển, Bề trên Đặc trách các thí sinh trúng tuyển xác nhận với Giám học của Học viện trước ngày 01/7 về các sinh viên của đơn vị mình vừa trúng tuyển sẽ nhập học hoặc bảo lưu kết quả trúng tuyển trong năm học tới.

§5. Thí sinh trúng tuyển vào Học viện cần làm thủ tục nhập học vào đầu tháng Tám. Hồ sơ nhập học gồm:

10 Thí sinh đăng ký nhập học trực tuyến tại địa chỉ: https://www.hvanphongso.edu.vn/ và in Đơn xin nhập học theo định dạng của phần mềm quản lý đào tạo. Sau đó, nộp hồ sơ tại Văn phòng Học vụ theo đúng thời gian quy định;

20 Thư báo kết quả tuyển sinh;

30 Thư giới thiệu của Bề trên Thượng cấp [sinh viên bảo lưu và không bảo lưu];

40 01 bản photo văn bằng tốt nghiệp bậc cao nhất;

50 01 bảng điểm chuyển tiếp (nếu có) với xác nhận của Vị Đặc trách Đại Chủng viện/Học viện Dòng tu.

Điều 52. Bảo lưu kết quả trúng tuyển

§1. Học viện chỉ bảo lưu kết quả trúng tuyển cho các thí sinh thi vào Phân khoa Triết học. Thời gian tối đa cho việc bảo lưu kết quả trúng tuyển là 02 năm. Bề trên Đặc trách của thí sinh trúng tuyển là người viết giấy xác nhận việc bảo lưu kết quả cho sinh viên của mình [theo mẫu của Văn phòng Học vụ].

§2. Sau ngày công bố kết quả tuyển sinh, thí sinh không được thay đổi nguyện vọng bảo lưu. Trong trường hợp bất khả kháng, để thay đổi, cần có giấy xác nhận của Bề trên Thượng cấp [theo mẫu của Văn phòng Học vụ].


Học viện Thánh Anphongsô