“Chí hùng bá” theo tư tưởng của Friedrich Nietzsche

"CHÍ HÙNG BÁ" 
THEO TƯ TƯỞNG CỦA FRIEDRICH NIETZSCHE

  

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

nộp cho Phân khoa Triết học

của Học viện thánh Anphongsô

theo yêu cầu hoàn tất

Chương trình Đào tạo Triết học

  

Mátthêu Nguyễn Minh Hoàng, C.Ss.R.


  

Sài Gòn, năm 2023


Sinh viên Mátthêu Nguyễn Minh Hoàng hoàn tất Tiểu luận này dưới sự hướng dẫn của Cha Giáo sư Gioan Nguyễn Ngọc Hải, C.Ss.R.


 

Cha Gioan Nguyễn Ngọc Hải, C.Ss.R.

Giáo sư hướng dẫn


DẪN NHẬP

1. Lý do chọn đề tài

Con người hiện hữu trong thế giới là một huyền nhiệm. Con người là sự xuất hiện ra với thể lý và tinh thần. Khi hiện hữu trong cuộc đời, con người phải không ngừng kiến tạo bản thân mỗi ngày để trở nên hoàn bị hơn hay hướng đến một cuộc sống thật sự có ý nghĩa. Bên cạnh những thuận lợi mang đầy sự thú vị mà cuộc sống mang lại, con người cũng buộc phải chấp nhận cả những quy luật, quy định, thậm chí là cả những thử thách, đau khổ và sai lầm bao trùm lấy đời sống. Nhiều lúc, con người cảm thấy bất lực trước những sự bó buộc này. Phải chăng trong mức độ cao nhất, con người vẫn chưa đạt được một hiện hữu tròn đầy đích thực?

Trước vấn đề này, triết gia Friedrich Nietzsche đã lên tiếng trả lời cho câu hỏi trên. Con người phải mang trong mình chí hùng bá để có thể đứng vững trong cuộc đời. Đối với Friedrich Nietzsche, chí hùng bá như là một thứ vũ khí hữu hiệu mà ông dùng để phản đối thái độ trốn tránh cuộc đời với những khó khăn và thử thách. Con người không được hèn nhát nhưng phải dám đối diện với cuộc đời như nó là. Như thế, con người mới thực sự vượt qua chính mình để trở nên hoàn bị. Có lẽ khi nói đến chí hùng bá, chúng ta vẫn cảm nhận được những nét nghĩa mang tính bạo lực, ngông cuồng và thậm chí là sự phá đổ quy tắc, luật lệ. Thế nhưng, xét ở một khía cạnh nhất định, chí hùng bá cũng hàm chứa trong đó những tính hợp lý. Để tìm hiểu rõ hơn về những điểm này, người viết chọn đề tài “chí hùng bá theo tư tưởng của Friedrich Nietzsche” như một nghiên cứu nhỏ cho chính bản thân và cho điểm kết của giai đoạn triết học mà mình được thụ huấn.

2. Mục đích của đề tài

Với đề tài này, người viết hướng đến việc phân tích rõ nội dung “Chí hùng bá theo tư tưởng của Friedrich Nietzsche” để có thể có cái nhìn tổng thể về chí hùng bá theo Friedrich NietzscheBên cạnh đó, qua việc phân tích hai khía cạnh tích cực và tiêu cực của chí hùng bá, người viết cũng muốn đúc rút một số yếu tố mang giá trị suy tư phản tỉnh cho con người thời đại ngày nay. Với việc nghiên cứu đề tài này, người viết hy vọng sẽ tìm thấy phần nào lời đáp cho câu hỏi: Chí hùng bá có là nền tảng giúp con người trở nên hoàn bị hơn?

3. Tên đề tài tiểu luận

Chí hùng bá theo tư tưởng của Friedrich Nietzsche.

4. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu

Phạm vi: Đề tài được giới hạn trong phạm vi phân tích về chí hùng bá theo  Friedrich Nietzsche dưới một số khía cạnh như: bản chất của tư tưởng, chiều hướng tích cực và tiêu cực,... Hai tác phẩm căn bản được sử dụng cho việc nghiên cứu đề tài: Tôi là ai?, Zarathustra đã nói như thế.

Phương pháp nghiên cứu: phương pháp khảo cứu thư viện và tổng hợp dữ liệu về đề tài mà Friedrich Nietzsche đề cập đến trong một số tác phẩm của ông. Người viết cố gắng phân tích và giải thích những dữ liệu nhằm làm sáng tỏ nội dung của đề tài.

5. Cấu trúc (mô tả) khái quát dàn bài

Với đề tài “Chí hùng bá theo tư tưởng Friedrich Nietzsche”, ngoài hai phần dẫn nhập và kết luận, người viết sẽ trình bày nội dung trong ba chương. Chương I, người viết phân tích một vài nét nghĩa của hạn từ “chí hùng bá” qua việc khái quát sơ lược về “chí hùng bá” theo tư tưởng triết học, cũng như trình bày quan niệm nhân luận và triết lý “phá đổ” mà Nietzsche đặt làm nền tảng cho chí hùng bá. Chương II, người viết tập trung làm rõ bản chất của chí hùng bá theo quan điểm của Triết gia khởi đi từ thái độ đối diện với cuộc đời của con người (tránh né hay đối diện). Từ đó, người viết nêu ra bản chất của chí hùng bá, đặc biệt là chí hùng bá như là yếu tính làm nên “người hùng.” Chương III, người viết nêu ra một vài nét tích cực, tiêu cực và phần nào trả lời cho câu hỏi mà đề tài nhằm hướng đến: Chí hùng bá có là nền tảng giúp con người trở nên hoàn bị hơn?

DÀN BÀI CHI TIẾT

DẪN NHẬP

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ CHÍ HÙNG BÁ

1. Chí hùng bá

      1.1 Nghĩa chiết tự

      1.2 Tâm lý học

2. Vài nét khái quát về chí hùng bá theo triết học

      2.1 Chí hùng bá dưới nhãn quan triết học

      2.2 Theo tư tưởng một số triết gia

3. Quan niệm về nhân luận và triết lý cái búa của Friendrich Nietzsche

      3.1 Quan điểm nhân luận của Nietzsche

      3.2 Triết lý cái búa

CHƯƠNG II: BẢN CHẤT CỦA CHÍ HÙNG BÁ THEO FRIEDRICH NIETZSCHE

1. Con người đối diện với cuộc đời

      1.1 Thái độ của con người khi đối diện với cuộc đời theo Friendrich Nietzsche

1.1.1 Tránh né

1.1.2 Đối diện

      1.2 Tinh thần Dioniso

2. Chí hùng bá – sự lên ngôi của cái-tôi con người

      2.1 Đạp đổ mọi rào cản

2.1.1 Quy tắc, luật lệ xã hội

2.1.2 “Thượng Đế phải chết”

      2.2 Xưng vương giữa cuộc đời

2.2.1 Con người phải tự đứng vững trong cuộc đời

2.2.2 Con người tự thiết lập mọi giá trị

      2.3 Trở nên “người hùng”

3. Chí hùng bá – yếu tính của người hùng

      3.1 Chí hùng bá trong giai đoạn hóa thân của người hùng: Sư tử

      3.2 Chí hùng bá kiến tạo một con người thượng đẳng

CHƯƠNG III: PHẢI CHĂNG CHÍ HÙNG BÁ LÀ NỀN TẢNG HIỆN HỮU TRÒN ĐẦY CỦA CON NGƯỜI?

1. Những ảnh hưởng tích cực của chí hùng bá đối với hiện hữu của con người

            1.1 Sự vươn lên

            1.2 Sự tự chủ

            1.3 Sự giác ngộ

2. Những nguy cơ của chí hùng bá đối với cuộc sống con người

            2.1 Sự vô cảm

            2.2 Sự tàn bạo

3Phải chăng chí hùng bá là nền tảng hiện hữu tròn đầy của con người?

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tài liệu chính

 

Nietzsche, Friedrich. Tôi là ai?Phạm Công Thuận chuyển ngữ. Sài Gòn: NXB. Phạm Hoàng, 1969.

 

Nietzsche, Friedrich. Bên kia thiện ác. Nguyễn Tường Văn chuyển ngữ. Hà Nội: NXB. Văn hoá Thông tin, 2008.

 

Nietzsche, Friedrich. Kẻ phản Ki-tô: Thử đưa ra một phê bình Ki-tô giáo. Hà Vũ Trung chuyển ngữ. Hà Nội: NXB. Tri thức, 2011.

 

Nietzsche, Friedrich. Hoàng hôn của những thần tượng hay làm cách nào triết lý với cây búa. Nguyễn Hữu Hiệu chuyển ngữ. Hà Nội: NXB. Văn học, 2014.

 

Nietzsche, Friedrich. Zarathustra đã nói như thế. Trần Xuân Kiêm chuyển ngữ. Hà Nội: NXB. Dân trí, 2020.

 

2. Tài liệu khác

 

Challaye, Felicien. Nietzsche cuộc đời và triết lý. Mạnh Tường chuyển ngữ. TP. HCM: NXB. Văn nghệ, 2007.

 

Deleuze, Gilles. Nietzsche và triết học. Nguyễn Thị Từ Huy chuyển ngữ. Hà Nội: NXB. Tri thức, 2014.

 

Durant, Will. Câu truyện triết học: Đời sống và quan điểm của những triết gia lớn phương Tây. Trí Hải, Bửu Đích và Phan Quang Định chuyển ngữ. Hà Nội: NXB. Hồng Đức, 2018.

 

Haruhiko, Shiratori. Lời của Nietzsche cho người trẻ. Nguyễn Đỗ An Nhiên chuyển ngữ. Hà Nội: NXB. Thế giới, 2018.

 

Mai Sơn, biên soạn. 101 triết gia. Bùi Văn Nam Sơn hiệu đính. Hà Nội: NXB. Tri thức, 2007.

 

Tanner, Michael. Dẫn luận về Nietzsche. Trịnh Huy Hoá chuyển ngữ. Hà Nội: NXB. Hồng Đức, 2017.

 

Thế Phong. Friedrich Nietzsche và chủ nghĩa đi lên con người – thẩm định về triết học siêu nhânSài Gòn: NXB. Đời mới, 1967.

Học viện Thánh Anphongsô