Chữ “Lễ” trong quan niệm của Khổng Tử và ảnh hưởng của nó đến giáo dục nhân bản Kitô giáo

CHỮ “LỄ” TRONG QUAN NIỆM CỦA KHỔNG TỬ
VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ 
ĐẾN GIÁO DỤC NHÂN BẢN KITÔ GIÁO

 
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
nộp cho Phân khoa Triết học
của Học viện thánh Anphongsô
theo yêu cầu hoàn tất
Chương trình Đào tạo Triết học

 

Giuse Đỗ Văn Tuấn, O.M.I.

Sài Gòn, năm 2023

 

Sinh viên Giuse Đỗ Văn Tuấn, O.M.I. hoàn tất tiểu luận này dưới sự hướng dẫn của GS.TS. Doãn Chính.


Giáo sư hướng dẫn

GS.TS. Doãn Chính



DẪN NHẬP


Bàn về việc học, Khổng Tử quan niệm rằng: “Ngã phi sinh nhi tri chi giả”, nghĩa là ta chẳng phải người đẻ ra mà biết được liền.[1] Không những thế “Tiên học lễ, hậu học văn” chính là phương châm giáo dục của Nho giáo từ thời xa xưa. Chúng ta khỏi cần nói đến tầm quan trọng của “Lễ giáo” ở mọi thời. Trong công cuộc phát triển của thế giới ngày nay, người ta đã coi ‘lễ giáo gia phong’ là một phần không thể thiếu của sự phát triển của toàn cầu; thậm chí trong những lãnh vực mũi nhọn nó còn là thước đo những biểu hiện của một xã hội văn minh và có trật tự. Hay nói cách khác, Nho giáo luôn xây dựng con người theo ‘lễ’, người được biết như là “bất học lễ vô dĩ lập” (không học lễ không biết cách đi đứng ở đời hoặc có thể hiểu là không học lễ thì không biết lập thân.)[2] Có thể nói, lễ giáo là nền tảng cho sự phát triển đi lên của xã hội loài người. Tuy nhiên không thể khẳng định xuông như vậy, bởi lẽ ngày nay người ta luôn tự đặt ra những câu hỏi có liên hệ khăng khít với nhau mà liên quan đến chữ lễ này: chẳng hạn như ‘lễ giáo là gì? Vai trò của lễ giáo như thế nào? Và tầm ảnh hưởng chữ Lễ của Nho giáo trong giáo dục nhân bản ngày nay ra sao?... đó mới là những điều chúng ta cần tìm kiếm.

Một trong những mối bận tâm nhất trong cuộc đời của mỗi con người là “sống để làm gì, và sống như thế nào? Khổng Tử nói: “Tài trí đủ để trị dân (có người hiểu là đủ để biết mọi lẽ) mà không biết dùng đức nhân để giữ dân, thì mất dân. Tài trí đủ để trị dân, biết dùng nhân nghĩa giữ dân, mà đối đãi với dân không trang nghiêm thì dân không kính. Tài trí đủ để trị dân, biết dùng nhân đức giữ dân, biết trang nghiêm đối đãi với dân, mà không biết dùng lễ cổ vũ dân theo thì chưa hoàn toàn tốt.”[3]

Thế nhưng trong thực tế, việc đạo đức – lễ giáo của con người ngày nay dần đi vào tàn lụi, sự phát triển khoa học ngày càng nhiều, từ đó phát sinh nhiều yếu tố làm cho đạo đức con người càng suy đồi. Những bất cập này được nhận thấy rất rõ trong ngành giáo dục cả ở nhà trường đến giáo dục nhân bản. Sự suy đồi đạo đức đã len lỏi vào tận nơi học đường và nó ngày một lớn dần. Vì thế trong bài tiểu luận này, tôi muốn đào sâu hơn nữa và tìm ra đâu là ý nghĩa đích thực của chữ ‘Lễ’ đối với xã hội ngày nay để rồi phần nào giúp con người biết sống thế nào cho phát huy hết căn tính của chính mình. Hơn nữa, cũng theo Khổng Tử: Quân tử học rộng về thi thư, tự ước thúc mình bằng lễ (quy tắc, nghi thức, kỷ luật tinh thần) như vậy có thể không trái với đạo lý. Tức là người quan tử phải vừa học văn hóa, lại phải vừa phải biết lễ.[4] Khổng Tử cho rằng: Người quân tử muốn học cho rộng, nên về văn chương thời cổ đại (thi thư, lục nghệ) không cái gì không xét đến, nhưng nếu học rộng về văn chương mà chẳng dùng lễ để chế ước ràng buộc mình thì dễ hư xấu, lãng mạn; còn biết giữ lễ làm chuẩn mực để noi theo thì có thể không trái với đạo lý. Vì vậy, Khổng Tử mới nói: học tập văn hóa truyền thống, thông hiểu lịch sử nước nhà, lại biết giữ mình theo lễ nghĩa đạo đức thì sẽ không bao giờ xa Kinh phản Đạo.[5] Qua đó, chúng ta thấy được tầm quan trọng của Lễ giáo qua quan điểm của Nho giáo trong việc hình thành và phát triển nhân cách con người. Từ đó, tôi cũng muốn góp một phần nào nhỏ bé của mình vào việc làm mờ đi những hình ảnh không đẹp mà người ta đã gán cho công tác giáo dục.

1. Lý do chọn đề tài

“Bất tri mệnh, vô dĩ vi quân tử dã; Bất tri lễ, vô dĩ lập dã; Bất tri tín, vô dĩ tri nhân dã.” Câu này có nghĩa là “Không biết mệnh trời thì không thể làm người quân tử. Không biết lễ thì không thể tự lập thân. Không biết chữ tín thì không hiểu được người” - 不知命,无以君子也;不知礼,无以立也;不知信,无以知人也.  Đây được xem như là một câu nói thời danh của người sáng lập ra tư tưởng Nho giáo tên là Khổng Tử. Có thể thấy Nho giáo đã có một tác động to lớn đến văn hóa Việt Nam bởi nó được truyền bá ở nước ta trong gần 1900 năm, với hai giai đoạn chiếm địa vị độc tôn là Hậu Lê (1428 - 1527) và Nguyễn Sơ (1802 - 1883).  Một trong những giá trị còn lại và ảnh hưởng sâu sắc nhất của Nho giáo đối với xã hội Việt Nam hiện nay đó là Lễ và Nghĩa.

Đạo đức Nho giáo không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân con người mà còn ảnh hưởng đến cả một thiết chế xã hội Việt Nam – văn hóa và tập tục lễ nghi. Chúng ta không thể phủ nhận những ảnh hưởng của nó, trong đó có cả tích cực lẫn tiêu cực. Chẳng hạn về mặt tích cực: Nho giáo đề cao vai trò của gia đình và các mối tương quan xã hội “tiên học lễ - hậu học văn”, của chữ hiếu thảo và các chuẩn mực như tôn ti trật tự, của nhân ái, thủy chung, trọng nghĩa tình... Về mặt tiêu cực, với những lối áp dụng cổ hủ, kìm nén; phong tục Nho giáo trở thành sợi dây ràng buộc con người làm cho suy nghĩ và hành động của con người trở nên cứng nhắc theo một khuôn phép cũ; lễ kìm hãn sự phát triển của xã hội, làm cho xã hội trì trệ. Từ đó, tư tưởng Nho giáo sẽ mang tính bảo thủ, tiêu cực, phản lịch sử. Vì thế, việc nhận diện rõ những ảnh hưởng ấy là điều vô cùng quan trọng. Chẳng vậy mà, nhà nghiên cứu Vũ Khiêu cho rằng: “nếu không đặt vấn đề nghiên cứu Nho giáo một cách nghiêm túc thì chúng ta sẽ buông trôi cho sự phục hồi những nhân tố tiêu cực của Nho giáo, đồng thời sẽ lãng phí những nhân tố tích cực.”

Bên cạnh đó, việc đạo đức – lễ nghĩa của con người ngày nay như một dần đi xuống, bởi nó đang chịu sự tác động mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Cùng với những tác động tích cực thì cũng có những yếu tố làm văn hóa lễ nghi biến đổi theo chiều hướng tiêu cực. Sự phát triển khoa học ngày càng nhiều, từ đó mặt trái của nó lại phát sinh nhiều yếu tố làm cho đạo đức con người càng suy đồi. Những bất cập này được nhận thấy rất rõ trong ngành giáo dục. Sự suy đồi đạo đức nơi học đường ngày một lớn dần. Vấn đề được đặt ra là có hướng đi nào dành cho nghành giáo dục nhân bản để vẫn gìn giữ những giá trị văn hóa lâu đời và tiếp nhận thêm những giá trị tốt đẹp mới hay không?

Xuất phát từ những thực tế trên, tác giả đã lựa chọn vấn đề “chữ Lễ theo quan niệm của Khổng Tử và ảnh hưởng của nó đến giáo dục nhân bản Kitô giáo” làm đề tài triết học để kết thúc chương trình triết học theo yêu cầu của ban phân khoa triết thuộc Học Viện Thánh Anphongsô.

2. Đối tượng nghiên cứu

Tiểu luận nghiên cứu chữ “Lễ” theo quan điểm của Khổng Tử và ảnh hưởng của nó đến giáo dục nhân bản Kitô giáo. Đối tượng chính mà tôi muốn nhắm đến là sự thực hiện “lễ” của học sinh, sinh viên và những người làm công tác giáo dục. Họ là những người làm cho tôi thao thức. Tương lai của một thế hệ phụ thuộc vào những người trẻ và những người giáo dục – rèn luyện, nhất là những người làm công tác huấn luyện đạo đức và những giá trị của nó trong cuộc sống.

3. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi thời gian nghiên cứu: trong tiểu luận, tôi chủ yếu tập trung vào nghiên cứu những ảnh hưởng trong tư tưởng của Khổng Tử về chữ ‘Lễ’ lên giáo dục nhân bản Kitô giáo.

Phạm vi nội dung nghiên cứu: tư tưởng của Khổng Tử về chữ ‘Lễ’có nội dung rất phong phú nhưng trong tiểu luận này, tôi tập trung nghiên cứu những ảnh hưởng cửa chữ ‘Lễ’ về lòng hiếu thảo và kính trọng, việc tu thân xử thế và những phép lịch sự căn bản.

4. Sự đóng góp của đề tài

Đây là một đề tài khá rộng, và đã có rất nhiều người quan tâm và nghiên cứu một cách sâu sắc về nó, họ đã đem lại những đóng góp to lớn trong việc tìm hiểu về tư tưởng giáo dục của Khổng Tử. Trong bài viết này, việc nghiên cứu đề tài của tôi không gì khác hơn chính là tăng thêm sự hiểu biết về chữ ‘Lễ’ cho các học sinh, sinh viên và cho những người đang làm công tác giáo dục. Bài viết có thể góp phần làm tiền đề cho những ai muốn tìm hiểu và đào sâu ý nghĩa của đức ‘Lễ’ trong quan niệm của Khổng Tử, các mối tương quan giữa ‘Lễ’ và các nhân đức khác, làm rõ sự ảnh hưởng của nó trong nền giáo dục nhân bản Kitô giáo. Với những thao thức đó, tôi cố gắng khái quát và mô tả một phần nào đó về tư tưởng này, đồng thời muốn đưa ra một cái nhìn mới cũng như đề xuất những giải pháp nhằm đóng góp thêm cho nền giáo dục nhân bản Kitô giáo.

Thế nhưng, với sự hạn hẹp của bản thân, tôi không mong muốn mình sẽ làm được tất cả các vấn đề trong đề tài này, nhưng ít nhiều tôi cũng hy vọng, qua đề tài, nhiều người làm công tác giáo dục sẽ để ý hơn về cách truyền đạt kiến thức, nhận thức và đạo đức cho lớp trẻ ngày hôm nay.

5. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp phân tích và tổng hợp

- Phương pháp nghiên cứu lịch sử và lôgic

- Phương pháp văn bản đọc

Những phương pháp này được sử dụng một cách linh hoạt trong bài viết này.

5. Bố cục Tiểu luận 

Nội dung đề tài gồm ba phần như sau:

DẪN NHẬP

CHƯƠNG I: SƠ LƯỢC ĐÔI NÉT VỀ TIỂU SỬ VÀ NHỮNG TÁC PHẨM TIÊU BIỂU CỦA KHỔNG TỬ

Trong chương này, tôi sẽ trình bày sơ lược về Khổng Tử và những cuốn sách kinh điển của ông.

CHƯƠNG II: CHỮ “LỄ” THEO QUAN NIỆM CỦA KHỔNG TỬ

Đây là chương trọng tâm của bài luận này. Trong phần này, tôi sẽ trình bày ý nghĩa chữ ‘Lễ’ theo quan niệm của Khổng Tử. Ở phần này tôi sẽ nhấn mạnh đến việc tìm hiểu ý nghĩa sâu xa của chữ ‘Lễ’, đặc tính của chữ ‘Lễ’, vai trò của chữ ‘Lễ’ và tương quan giữa đức chữ ‘Lễ’ với các nhân đức khác.

CHƯƠNG III: ẢNH HƯỞNG CỦA CHỮ “LỄ” TRONG TƯ TƯỞNG CUAT KHỔNG TỬ ĐẾN GIÁO DỤC NHÂN BẢN KITÔ GIÁO

Ở chương này tôi sẽ triển khai những ảnh hưởng chữ “Lễ” của Khổng Tử trong giáo dục nhân bản Kitô giáo hiện nay. Ở đây, tôi tập trung triển khai ba điểm chính. Thứ nhất, chữ “Lễ” trong lòng hiếu thảo và kính trọng. Thứ đến, chữ “Lễ” trong việc tu thân xử thế. Thứ ba, chữ “Lễ” trong phép lịch sự căn bản.

Phần cuối cùng tôi muốn trình bày đó là những ý kiến cá nhân sau những gì đã trình bày trên thay cho lời kết. Trong phần này, trước nói lên quan điểm chung, sau rút ra những bài học và những ưu tư cho việc giáo hóa con người ngày hôm nay.

KẾT LUẬN

 

DÀN BÀI CHI TIẾT


DẪN NHẬP

1.       Lý do chọn đề tài

2.       Đối tượng nghiên cứu

3.       Sự đóng góp của đề tài

4.       Phương pháp nghiên cứu

5.       Bố cục Tiểu luận

CHƯƠNG I: SƠ LƯỢC ĐÔI NÉT VỀ TIỂU SỬ VÀ NHỮNG TÁC PHẨM TIÊU BIỂU CỦA KHỔNG TỬ

1.       Sơ lược về Khổng Tử

1.1 Tiểu sử của Khổng Tử

1.2 Địa vị của Khổng Tử trong xã hội và tư tưởng văn hóa Trung Hoa

2.       Những tác phẩm, quan điểm và tư tưởng chính của Khổng Tử

2.1 Tác phẩm của Khổng Tử

2.2 Tư tưởng của Khổng Tử

CHƯƠNG II: CHỮ “LỄ” THEO QUAN NIỆM CỦA KHỔNG TỬ

1.       Khái quát chữ Lễ

2.       Chữ Lễ trong Nho giáo

2.1 Quá trình hình thành chữ Lễ

2.2 Ý nghĩa của chữ Lễ trong quan niệm Nho giáo

2.3 Nội dung chữ “Lễ” trong tư tưởng triết học của Khổng Tử

3.       Tóm kết Chữ “Lễ” theo quan điểm của Khổng Tử

4.     Mối tương quan của chữ “Lễ” với các nhân đức khác

4.1 Tương quan chữ Lễ với chữ Nhân.

4.2 Tương quan chữ Lễ với chữ Nghĩa

4.3 Tương quan chữ Lễ với chữ Trí

CHƯƠNG III: ẢNH HƯỞNG CỦA CHỮ “LỄ” TRONG TƯ TƯỞNG CUAT KHỔNG TỬ ĐẾN GIÁO DỤC NHÂN BẢN KITÔ GIÁO

1.       Nho giáo tại Việt Nam

1.1 Sơ lược về sự phát triển Nho giáo tại Việt Nam

1.2 Tư tưởng Tống Nho tại Việt Nam

1.3 Lời răn dạy của thánh hiền

2.       Một số tư tưởng triết học của Nho giáo ảnh hưởng trong đời sống văn hóa, tinh thần của người Việt Nam

2.1 Quan điểm của Khổng Tử về Thiên mệnh

2.2 Quan niệm của Khổng Tử về luân lý đạo đức

2.3 Quan điểm về chính trị xã hội

3.       Nhân bản Kitô giáo và chữ “Lễ” của Khổng Tử trong giáo dục nhân bản Kitô giáo

3.1 Khái niệm Nhân Bản – Nhân Cách

3.2 Vai trò của giáo dục nhân bản

3.3 Nhân bản dưới các góc nhìn

4.       Nội dung giáo dục chữ “Lễ” trong nhân bản Kitô giáo

4.1 Chữ “Lễ” trong lòng hiếu thảo và kính trọng

4.2 Chữ “Lễ” trong việc tu thân - xử thế

4.3 Chữ “Lễ” trong phép lịch sự căn bản

5.       Bài học về chữ “Lễ”

4.1 Bài học cho xã hội

4.2 Bài học cho bản thân

4.3 Tại sao người tu sĩ cần trưởng thành trong nhân bản?

 

KẾT LUẬN

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Sách

Trần Trọng Kim, Nho Giáo, quyển thượng, thiên III.

Nguyễn Hiến Lê, Luận Ngữ, Nghiêu Viết, thiên XX.

Nguyễn Hiến Lê, Luận Ngữ, Hiến Vấn, thiên XVI.

Nguyễn Hiến Lê, Luận Ngữ Và Khổng Tử, Nxb: Văn Học, 2003.

Phùng Hữu Lan, Lịch Sử Triết Học Trung Quốc, tập 1: Thời Đại Tử Học.

Phùng Hữu Lan, dịch giả: Nguyễn Văn Dương, Đại Cương Triết Học Sử Trung Quốc, Hà Nội, NXB Khoa Học Xã Hội, 1999.

Lý Minh Tuấn, Đông Phương Triết Học Cương Yếu.

Doãn Chính, Lịch Sử Triết Học Trung Quốc.

Phùng Hữu Lan, Lịch Sử Triết Học Trung Quốc, tập 1: Thời Đại Tử Học, Hà Nội, NXB Khoa Học Xã Hội, 2006

Lê Phục Thiên, Luận Ngữ, Hà Nội, Nhà Xuất Bản Văn Học, 1995.

Doãn Chỉnh (chủ Biên), Lịch Sử Triết Học Phương Đông, Hà Nội: NXB. Chính trị quốc gia – sự thật, 2012.

Lm. GB Trần Thái Huân, Giáo dục Nhân bản Kitô giáo, NXB Tôn giáo 2011.

Lm. FX Nguyễn Hữu Tấn, Giáo dục Nhân Bản, NXB Tôn giáo.

Lm. Vincent Nguyễn Cao Dũng, Nhân bản Kitô giáo, NXB Tôn giáo.

Trần Ngọc Thêm, Cở sở Văn háo Việt Nam NXB TPHCM: Giáo Dục 2000

Lê Văn Chưởng, Cơ sở văn hoá Việt Nam (TPHCM: Trẻ, 1999)

Hạng Cửu Vũ, Chiêm Dật Thiên, Sách Tham Khảo – Lễ, NXB Chính Trị Quốc Gia

Nhữ Nguyên, Lễ ký , NXB Đồng Nai 1996

Chu Hy Tạp Chú, Luận ngữ, Lê Phục Thiện dịch, NXB Văn Học.

Trần Trọng Kim, Đại cương triết học Trung Quốc – Nho gia, NXB Văn Hóa Thông Tin

Lê Văn Chưởng, Cơ sở văn hoá Việt Nam (TPHCM: Trẻ, 1999)

Sào Nam Phan Bội Châu, Khổng Học Đăng, NXB Dân Trí.

Nguyễn Hiến Lê, Luận Ngữ Và Khổng Tử, Nxb: Văn Học, 2003.

Nguyễn Hiến Lê, Khổng Tử, NXB Văn Hóa Thông Tin.

Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ, Chân dung Khổng Tử, NXB Hồng Đức.

Mạnh Tường (Hoàng Phê), Từ Điển Tiếng Việt

Trần Văn Chánh, Từ Điển Tiếng Hán Việt ngữ cổ và hiện đại

Nhóm phiên dịch các giờ Kinh Phụng Vụ, Kinh Thánh ấn bản 2011, NXB Tôn giáo.

Vinh Sơn Nguyễn SCJ, Bản Lề - Giáo Dục Nhân Bản, NXB ĐH Quôc Gia TP HCM.

Vinh Sơn Nguyễn SCJ, Lễ - Giáo Dục Nhân Bản, NXB ĐH Quôc Gia TP HCM.

Vinh Sơn Nguyễn SCJ, Nhân - Giáo Dục Nhân Bản, NXB ĐH Quôc Gia TP HCM.

Vinh Sơn Nguyễn SCJ, Nghĩa - Giáo Dục Nhân Bản, NXB ĐH Quôc Gia TP HCM.

Vinh Sơn Nguyễn SCJ, Trí - Giáo Dục Nhân Bản, NXB ĐH Quôc Gia TP HCM.

Tài liệu điện tử

Nguyễn Thị Thanh Mai, “Tư tưởng đạo đức Nho giáo và ảnh hưởng của nó ở nước ta hiện nay”. Ngày đăng 21-02-2013. http://lichsu.tnus.edu.vn/chi-tiet/342-Tu-tuong-dao-duc-Nho-giao-va-anh-huong-cua-no-o-nuoc-ta-hien-nay/.

Nguyễn Thị Thanh Mai, “Tư tưởng đạo đức Nho giáo và ảnh hưởng của nó ở nước ta hiện nay”. Ngày đăng 21-02-2013. http://lichsu.tnus.edu.vn/chi-tiet/342-Tu-tuong-dao-duc-Nho-giao-va-anh-huong-cua-no-o-nuoc-ta-hien-nay/.

Vũ Thiên, Thơ về lòng hiếu thảo, cập nhật ngày 14.1.18, https://vfo.vn/r/nhung-bai-tho-hay-ve-long-hieu-thao-biet-on-thay-co-cha-me.121575/.

Từ Điển Hán Nôm, “Nhi”, mục số 8, https://hvdic.thivien.net/whv/%E8%80%8C. Truy cập ngày10/02/

Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ, Trung dung bình dịch – quyển II, https://nhantu.net/TonGiao/TrungDungTanKhao/TD202.htm

JM Lam Thy Đinh Văn Diệm, Nhân bản Kito giáo, cập nhật 4/2008, https://giaophanvinhlong.net/Nhan-Ban-Kito-Giao.html.

Huỳnh Minh Đức, ý nghĩa câu “tiên học lễ - hậu học văn” trong đời thường và trong y học, In trong "Những vấn đề ngữ văn" (Tuyển tập 40 năm nghiên cứu khoa học của Khoa VH&NN), truy cập ngày 30.4.2015, http://www.khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/home/index.php?option=com_content&view=article&id=5396%3Ay-ngha-cau-tien-hc-l-hu-hc-vn-trong-i-thng-va-trong-y-hc&Itemid=153&lang=vi

Giáo phận Vĩnh Long, Lòng hiếu thảo, https://giaophanvinhlong.net/Long-Hieu-Thao.html.

Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu S.J, Ai muốn theo Ta, hãy bỏ mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo Ta, http://www.donggioanthienchua.net/ai-muon-theo-ta-hay-bo-minh-vac-thap-gia-minh-hang-ngay-ma-theo-ta.html

Tổng giáo phận TP.HCM, Tông thư của Đức Thánh Cha Phanxicô gửi tất cả các người Thánh hiến nhân dịp cử hành Năm của Đời sống Thánh hiến – ĐGH Phanxicô, truy cập ngày 1.12.2014, http://tonggiaophansaigon.com/baiviet-tintuc/20141201/28604

Công Thượng, Tập san chia sẻ số 62 – người tu sĩ trưởng thành nhân bản thế nào?, http://www.providenceportieux.com/bai-i-via-i-t/s-u-ta-i-m/i-i-tu/423-ngu-i-tu-si-tr-tru-ng-thanh-nhan-b-n-nhu-th-nao.html

 

 

 

 

 

 

 

 



[1] x. Sào Nam Phan Bội Châu, Khổng học đăng (Sài Gòn: NXB. Dân trí, 21.

[2] x. Nguyễn Hiến Lê, Luận ngữ, Quý Thị – Thiên XVI (Hà Nội: NXB. Văn học), 482.

[3] x. Nguyễn Hiến Lê, Luận ngữ và Khổng Tử (Hà Nội: NXB. Văn học), 470.

[4] x. Nguyễn Hiến Lê, Luận ngữ và Khổng Tử, 343.

[5] x. Dương Hồng, Vương Thành Trung, Nhiệm Đại Viện, Lưu Phong (chú dịch), Tứ thư, Trần Trọng Sâm, Kiều Bách Vũ Thuận dịch (Hà Nội: NXB. Quân đội nhân dân, 2003), 227-228.

Học viện Thánh Anphongsô