THEO TRIẾT HỌC TÔMA AQUINÔ
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP
nộp cho Phân khoa Triết học
của Học viện thánh Anphongsô
theo yêu cầu hoàn tất
Chương trình Đào tạo Triết học
Phêrô Nguyễn Minh Thăng, C.Ss.R.
Tp. Hồ Chí Minh, năm 2023
Sinh viên Phêrô Nguyễn Minh Thăng, C.Ss.R. hoàn tất tiểu luận này dưới sự hướng dẫn của Cha Giáo J.B. Nguyễn Hữu Thy, O.Cist.
Giáo sư hướng dẫn
Cha Giáo J.B. Nguyễn Hữu Thy, O.Cist.
DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài
Nơi chính sâu thẳm cõi lòng mình, con người luôn cảm thấy nỗi khao
khát sâu xa cần được lấp đầy, tức khao khát đạt một điều gì đó. Nhưng tại sao
con người lại cảm nhận có sự thiếu vắng ấy? Và người ta sẽ lấp đầy cõi lòng
bằng cái gì? Từ những khát mong, con người được thúc đẩy đi tìm kiếm những điều
cần thiết như phương tiện hữu hiệu để đạt cho được những đòi hỏi trong sâu thẳm
cõi lòng mình. Nhiều người nghĩ rằng danh vọng hay của cải vật chất là đủ để
thỏa mãn. Trên thực tế đời thường, nhiều người đã đạt tới đỉnh cao của quyền
lực, danh vọng và của sự giàu có vật chất nhưng họ vẫn không thể hài lòng với
những gì đã đạt được và họ vẫn tiếp tục cuộc hành trình tìm kiếm để đạt nhiều
hơn nữa. Họ chưa nhận thấy điều gì là chính yếu, là căn cốt cho cuộc sống. Vì
thế, nhiều người đã mất đi định hướng của cuộc sống, khiến họ sống một cuộc đời
nổi trôi, không biết đâu là bờ bến, là hướng đi đúng đắn cho một cuộc sống có ý
nghĩa, có giá trị đích thực đúng với bản chất con người. Cuộc sống ngày nay
chắc chắn sung túc hơn, hiện đại hơn, nhưng lại bị công nghệ, khoa học, kinh tế
hoàn toàn chi phối và điều khiển, tuy nhiên những lãnh vực đó tự bản chất của
chúng là luôn thay đổi, chứ không tồn tại mãi. Điều đó muốn nói rằng nỗi khát
vọng muôn thuở của con người vẫn còn đó và tâm hồn họ vẫn luôn cảm thấy trống
vắng, và vì thế nhiều người dễ bị rơi vào khủng hoảng, khi mọi thứ tan biến
mất, hay khi họ gặp phải khó khăn này nọ. Trong khi đó, nhiều người khác tuy
sống một cuộc sống nghèo đạm bạc, nhưng họ luôn cảm thấy bình an hạnh phúc, vì
họ biết chấp nhận cuộc sống hiện tại của mình và biết bằng lòng với những gì
mình đang có. Vì thế, ở đây một câu hỏi được đặt ra là phải chăng những người
nghèo kia đã nhận chân được ý nghĩa đích thực của cuộc sống. Con người hoàn
toàn không tùy thuộc vào của cải vật chất, là những thứ tạm bợ, không tùy thuộc
vào danh vọng, nhưng là tùy thuộc vào một điều gì cao cả hơn, có ý nghĩa hơn,
có giá trị trường cửu và tồn tại miên viễn.
Ngay từ xa xưa, sự khao khát trong sâu thẳm lòng con người luôn là
nỗi băn khoăn khôn nguôi của nhân loại nói chung và của các triết gia nói
riêng. Họ đã dành rất nhiều thời gian để suy tư, tìm hiểu, lần mò tới căn
nguyên của sự khao khát đó. Phải chăng sự khao khát đó đã được khắc ghi vào
trong con người một cách bẩm sinh, và đối tượng được khao khát là một điều gì,
hay một mối tương quan nào đó? Các triết gia nổi bật như thánh Augustinô vào
thời thượng cổ, thánh Tôma Aquinô thời trung cổ, đã từng nỗ lực suy tư tìm hiểu
và đã đưa ra được một giải đáp hoàn toàn thích ứng và thỏa đáng cho vấn đề khao
khát muôn thuở kia của con người, đó chính là Thiên Chúa.
Theo giáo lý Hội Thánh Công giáo, Con người là hình ảnh Thiên
Chúa. Chính nơi sâu thẳm của tâm hồn con người, Thiên Chúa đã đặt để sự khao
khát chính Người để con người luôn qui hướng về Người là Nguồn cội của mình.
Bản chất con người là có lý trí và ý chí, lý trí tìm kiếm sự hiểu biết, ý chí
hướng đến điều thiện hảo. Điều thiện hảo cuối cùng của con người không gì khác
ngoài Thiên Chúa và vì thế Người là chân lý cho sự hiểu biết của con người. Lý
trí và ý chí bổ túc cho nhau để con người hướng về cùng đích của mình. Do đó
một khi con người chưa đạt được chân lý ấy, thì tâm hồn con người không thể
bình an và hạnh phúc được, vì con người vốn được tạo dựng cho Thiên Chúa, nên
con người phải đi vào trong mối tương quan chặt chẽ với Thiên chúa như là cứu
cánh đời mình. Đúng như lời thánh Augustinô: “Con khắc khoải mãi cho tới lúc
được nghỉ yên trong Chúa”.
Trong phạm vi đề tài Tiểu Luận triết học này, người viết chỉ xin
trình bày về giá trị tư tưởng của Thánh Tôma về sự khao khát Thiên Chúa và tầm
quan trọng của việc nhận ra cùng đích tối hậu của con người.
2. Mục đích chọn đề tài
Người viết nhận thấy giá trị và ý nghĩa khi trình bày tư tưởng
thánh Tôma về sự khao khát Thiên Chúa nơi con người. Thiên Chúa tạo dựng con
người theo hình ảnh Người, và đặt để sự khao khát chính Ngài là cùng đích tối
hậu của nó. Con người chỉ qui hướng về một mình Thiên Chúa, chứ không điều gì
khác ngoài Người, và cho đến khi đạt được, nó mới thỏa mãn trọn vẹn. Tư tưởng
của thánh nhân qui về căn nguyên Đệ nhất, chính Căn nguyên Đệ Nhất mà con người
được sáng tạo, thì con người cũng cần qui hướng về Căn Nguyên đó. Nếu con người
đặt sai bậc thang giá trị cho cuộc sống chính mình, thì con người sẽ không bao
giờ được bình an và hạnh phúc. Là người Công giáo, người viết nhận chân được
giá trị và ý nghĩa như thế, và lòng khao khát hiểu biết thêm, người viết muốn
tìm hiểu kỹ hơn, sâu xa đầy đủ hơn về vấn đề mà tư tưởng của thánh nhân đã để
lại cho nhân loại.
3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu sẽ được người viết giới hạn trong các tư tưởng
của Thánh Tôma Aquinô thời kỳ trung cổ. Qua tiểu luận này, người viết hy vọng
độc giả sẽ có cái nhìn tổng quát về tư tưởng của thánh nhân, đồng thời làm nổi
bật tư tưởng về sự khao khát Thượng đế của con người mà thánh nhân đã nêu lên.
Hầu hết các tác phẩm của Thánh Tôma Aquinô được viết bằng tiếng
Latin. một số được dịch sang ngôn ngữ khác như tiếng anh, tiếng pháp, tiếng
việt. Tư tưởng của thánh nhân đã được dịch phổ biến ở Việt Nam. Trong khả năng
giới hạn của người viết, người viết chỉ dám dựa vào một số bản văn ít ỏi, để có
thể triển khai tư tưởng của thánh nhân hoặc các nhà phê luận dựa trên tác phẩm
của thánh nhân.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành bài Tiểu Luận này, người viết sử dụng các phương
pháp như phân tích, tổng hợp, phê bình và nhận định, diễn dịch và quy nạp nhằm
làm nổi bật khía cạnh tư tưởng con người khao khát Thiên Chúa theo triết học
Thánh Tôma Aquinô.
5. Giới thiệu đề tài
Để làm nổi bật nội dung tư tưởng con người khao khát Thiên Chúa,
bài Tiểu Luận được trình bày thành ba chương như sau:
Chương I: Đôi nét về tiểu sử Thánh Tôma Aquinô và sơ lược tư tưởng
triết học thời đại của Thánh nhân.
Chương II: Con người khao khát Thiên Chúa theo triết học Thánh
Tôma Aquinô.
Chương III: Vai trò Giáo Hội trong việc hướng dẫn con người đạt cứu cánh.
DÀN BÀI CHI TIẾT
DẪN NHẬP
CHƯƠNG I: ĐÔI NÉT VỀ TIỂU SỬ THÁNH TÔMA
AQUINÔ VÀ SƠ LƯỢC TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC THỜI KÌ CỦA THÁNH NHÂN
1. Tiểu
sử về Thánh Tôma Aquinô
2. Sơ
lược về tư tưởng triết học thời kì Thánh Tôma Aquinô
CHƯƠNG II: CON NGƯỜI KHAO KHÁT THIÊN CHÚA
THEO TRIẾT HỌC THÁNH TÔMA AQUINÔ
1. Con người là hình ảnh Thiên Chúa
1.1 Bản tính tự nhiên của con người
1.2 Lý trí con người tìm kiếm chân lý
1.3 Ý chí con người hướng tới điều thiện hảo
1.4 Mối quan hệ giữa ý chí là lý trí
1.5 Hành động của con người luôn đạt đến một cùng đích tối hậu của
nó
2. Con người khao khát hạnh phúc
2.1 Định nghĩa hạnh phúc theo thánh Tôma Aquinô
2.2 Thiên Chúa đặt để sự khát vọng chính Ngài nơi con người
2.3 Con người bất toàn hướng đến Tuyệt đối
3. Đức tin và mạc khải hướng dẫn con người trên hành trình tìm
kiếm Thiên Chúa
3.1 Tự bản chất, con người không thể vươn tới siêu nhiên
3.2 Ân sủng trợ giúp con người tìm kiếm Thiên Chúa
3.3 Sự cần thiết của Đức tin, đức ái và niềm hy vọng cho con người
hưởng kiến Thiên Chúa
4. Thực hành của người Kitô hữu trong đời sống đức tin
4.1 Đạo đức theo thánh Tôma Aquinô
4.2 Luật theo thánh Tôma Aquinô
4.2.1 Luật tự nhiên
4.2.2 Luật vĩnh cửu
4.2.3 Luật con người
4.3 Đức hạnh theo thánh Tôma Aquinô
CHƯƠNG III: VAI TRÒ GIÁO HỘI TRONG VIỆC
HƯỚNG DẪN CON NGƯỜI ĐẠT CỨU CÁNH
1. Vai trò Giáo Hội hướng dẫn con người đạt cứu cánh
2. Nhận định về Tư tưởng thánh Tôma
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Aquinas, Thomas. Tổng luận
thần học về con người. Joachim Nguyễn Văn Liêm, O.P dịch. Tp.HCM, 2003.
Battista Mondin. A
history of medieval philosophy. Roma: NXB. Pontifical Urbaniana University, 2011.
Frederich Copleston SJ. A
history of philosophy. Vol. 2, Medieval philosophy, 1950. New York.
Giuse Nguyễn Hữu Nghị, O.P.
“Một số luận đề chính trong tư tưởng Tôma.” Học viện Đa Minh.
Phạm Minh Lãng. Những
chủ đề cơ bản triết học. Hà Nội: NXB. Văn hóa, 2003.
Serge Thomas Bonino, OP. Surnaturel.
Florida: NXB. Sapientia Press of Ave Maria University, 2009.
Ruedi Imbach - Adriano Oliva.
“Triết học của Tôma Aquinô: các dấu mốc”. Giuse Nguyễn Hữu Nghị chuyển
ngữ. TTHV Đaminh, 2021.
Tạ Văn Tịnh, OP. “Lịch sử
triết học trung cổ”. Giáo trình chưa xuất bản. 2019.
Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II. Thông điệp Đức tin và Lý trí. Lm. Nguyễn Hồng Giáo, OFM dịch. Hà Nội: NXB. Tôn giáo, 2015.