“CON NGƯỜI THƯỢNG ĐẲNG”
THEO QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌC
CỦA FRIEDRICH NIETZSCHE
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
nộp cho Phân khoa Triết học
của Học viện thánh
Anphongsô
theo yêu cầu hoàn tất
Chương trình Đào tạo Triết
học
Giuse Lê Quốc Đạt,
M.F.

Sài Gòn, năm 2023
Sinh viên Giuse Lê Quốc Đạt, M.F. hoàn tất tiểu luận này dưới sự hướng dẫn của Cha Giáo sư Gioan Bosco Nguyễn Hữu Thy, O.Cist.
Cha Gioan Bosco
Nguyễn Hữu Thy, O.Cist.
Giáo
Sư hướng dẫn
DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài
Con người luôn khao khát tìm kiếm chân lý. Mỗi biến cố
trong cuộc đời không đơn giản là đến rồi đi qua một cách đều đặn vô nghĩa,
nhưng thật ra chúng tác động đến đời sống, tư tưởng và giá trị thành “thượng đẳng”
của chính họ một cách sâu xa và nhiều khi lâu dài. Con người luôn tự đặt câu hỏi:
Tôi là ai? Câu hỏi về con người đã trải qua bao nhiêu thế hệ và các triết gia
đã khai thác nhiều khía cạnh về con người. Cũng vậy, con người và cuộc đời con
người là chủ đề nổi bật và chiếm hầu hết ưu tư và nỗ lực triết học của
Nietzsche từ khởi đầu cho đến cuối cùng.[1]
Trong khuôn khổ bài tiểu luận này,
người viết muốn tìm hiểu xem “con người thượng đẳng” có phải là một giải pháp
khả thi để xây dựng một xã hội ngày càng tốt đẹp hơn không? Liệu có một xã hội
chỉ có những “con người thượng đẳng” tồn tại hay không? Xã hội đó sẽ trở nên
như thế nào? Và trong xã hội đó liệu có Thượng Đế hay không? Bởi vì Triết gia F. Nietzsche đã cho rằng “trong
tương lai tôi phải đưa nhân loại đương đầu với một điều yêu sách gian nan nhất,
khó nhọc nhất mà chưa từng ai đưa nhân loại đối đầu như vậy.”[2]
Yêu sách gian nan đó đã được trình bày rõ ràng nhất trong tác phẩm “Zarathustra
đã nói như thế”. Đó là tư tưởng về “con người thượng đẳng” hay được gọi là “chủng
loài siêu nhân” theo quan điểm của F. Nietzsche.
Khi nói về siêu nhân, người ta thường
nghĩ ngay đến hình ảnh một con người xuất chúng, tài giỏi, có nhiều khả năng
siêu vượt, khác người và thậm chí là mạnh hơn cả ma quỷ. Siêu nhân trong tư tưởng
tích cực đó có sứ mạng đến để cứu loài người khi họ lâm vào cảnh lầm than khốn
khổ cả vật chất lẫn tinh thần. Sức mạnh của siêu nhân luôn mang đến cho nhân loại
sự bình an, hạnh phúc và có một cuộc sống tươi đẹp hơn. Hơn nữa, những “con người
thượng đẳng” này phải giúp loài người nhận ra cuộc sống tốt đẹp chỉ có nơi hiện
tại này, nơi trái đất này, một thế giới tốt đẹp phía bên kia hay một nơi nào
khác chỉ là ảo tưởng. Trong ý nghĩa đó, siêu nhân sẵn sàng đạp đổ tất cả những
giá trị nào không cần thiết kể cả những giá trị cổ truyền để xây dựng nên một
thế giới mới theo cách riêng của mình.
Và sau khi phân tích hình ảnh “con
người thượng đẳng” theo F. Nietzsche bao gồm những ưu khuyết điểm của lý thuyết
cũng như hình ảnh siêu nhân, bản thân người viết đưa ra một giải pháp nhằm phản
bác lập trường của F. Nietzsche. Giải pháp đó là quan điểm Kitô giáo. “Siêu
nhân” trong ý nghĩa Kitô giáo không phải là ai khác mà là những người dám sống
lịch sử đời mình, dám dấn thân phục vụ tha nhân. Đó là những kẻ dám sống cuộc đời
hèn mọn, cho đi, chứ không phải là những kẻ chỉ biết nguyền rủa cuộc đời. Nói
đúng hơn, siêu nhân phải là những người tìm kiếm Chân Thiện Mỹ đích thực trong
đời sống hằng ngày của mình, dám vác Thập giá của mình, dám lội ngược dòng đời,
sống chứng tá cho Đức Kitô với Ba Lời Khuyên Tin Mừng.
Với những ý nghĩa trên, người viết
xin chọn đề tài “Con người Thượng đẳng theo quan điểm triết học của F.
Nietzsche” làm đề tài tiểu luận triết học.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu đề tài này trước
hết là giúp người viết được mở rộng và truy tìm kiến thức cần thiết cho bản
thân. Hơn nữa, người viết muốn tìm hiểu sâu hơn về quan điểm triết học của F.
Nietzsche về cuộc đời, về tác phẩm cũng như nguồn tư tưởng của triết nhân. Người
viết làm rõ được quan điểm về “con người thượng đẳng” hay còn được gọi là “con
người siêu nhân” theo quan điểm của triết nhân để thấy được những mặt tích cực
và tiêu cực trong nhận định đó như thế nào? Và chính trong quan điểm về con người
thượng đẳng thì người viết muốn trình bày quan điểm Kitô giáo đối lập lại quan
điểm của F. Nietzsche. Qua đó, người viết muốn đưa ra nhận định của bản thân về
giá trị của “con người thượng đẳng” trong xã hội nhiều vấn nạn như ngày hôm
nay.
3. Phương pháp nghiên cứu
Để làm rõ hơn về mục đích bài nghiên
cứu Tiểu luận, người viết đã dùng các phương pháp như tổng hợp các quan điểm của
tác giả, phân tích và bình luận, diễn dịch và quy nạp, so sánh và đối chiếu. Đồng
thời phân tích quan điểm của Kitô giáo để cho thấy được điểm đối lập giữa hai quan
điểm của Giáo hội và của triết gia F. Nietzsche.
4. Phạm vị đề tài
Triết học của F. Nietzsche bao quát rất
nhiều lãnh vực, nhưng người viết chỉ giới hạn bài nghiên cứu trong phạm vi quan
điểm về “con người thượng đẳng”, đạo đức của “con người thượng đẳng” của tác giả
mà thôi. Qua đó, người viết cũng muốn nêu lên sự tương phản giữa quan điểm của
Kitô giáo và quan điểm của F. Nietzsche
về “con người thượng đẳng” như thế nào. Tiếp đến, người viết cũng muốn đưa ra ý
kiến riêng của mình để phản bác lại luận điểm của F. Nietzsche về “Thượng đế đã
chết”.
5. Cấu trúc Tiểu luận
Trong bài tiểu luận này, ngoài phần mở
đầu, phần kết luận, nội dung của đề tài gồm có 3 chương:
Chương I, Cuộc Đời Và Nguồn Tư Tưởng Triết
Học Của F. Nietzsche. Trong phần này, người viết trình bày đôi nét về cuộc đời
của F. Nietzsche để qua đó nhìn thấy được nguồn tư tưởng ảnh hưởng đến triết học
của tác giả. Người viết cũng giới thiệu những tác phẩm nổi tiếng của tác giả.
Chương II, Nội Dung Cơ Bản Trong Tư
Tưởng Con Người Thượng Đẳng Của F. Nietzsche. Đây là phần quan trọng nhất trong
bài Tiểu luận vì thế người viết muốn làm sáng tỏ hơn về nội dung tư tưởng “con
người thượng đẳng” và đặc điểm của “con người thượng đẳng” theo quan điểm của
triết học F. Nietzsche. Trong đời sống xã hội ngày hôm nay, liệu quan điểm của
triết gia F. Nietzsche có tầm ảnh hưởng như thế nào đối với đời sống con người,
nhất là đối với giới trẻ? Người viết cũng đưa ra các nhận định về con người thượng
đẳng theo quan điểm nền tảng của Kitô giáo. Hơn nữa, dưới góc nhìn của Kitô
giáo thì con người thượng đẳng đó có tầm quan trọng như thế nào trong đời sống
tu sĩ ngày nay?
Chương III: Hệ Qủa Về Quan Niệm Con
Người Thượng Đẳng Của F. Nietzsche.
Người viết trình bày nhận định của bản
thân qua những điểm tích cực và những điểm hạn chế về con người thượng đẳng
theo quan điểm của F. Nietzsche. Những điểm tích cực gồm có phản tỉnh, ý thức tự
do và tự chủ, tính sáng tạo. Những điểm hạn chế gồm có bạo động và tàn bạo,
hoài nghi, bất mãn và bế tắc. Đó chính là nội dung đánh giá nhận định của người
viết đối với quan điểm triết gia F. Nietzsche.
DÀN BÀI CHI TIẾT
DẪN NHẬP
1. Lý
do chọn đề tài
2. Mục
đích nghiên cứu
3. Phương
pháp nghiên cứu
4. Phạm
vi đề tài
5. Giới
thiệu đề tài
CHƯƠNG I: CUỘC ĐỜI VÀ TƯ TƯỞNG
CỦA F. NIETZSCHE
1. Tiểu
sử và những tác phẩm lớn của F. Nietzsche
1.1. Đôi nét về tiểu sử của Nietzsche
1.2. Những tác phẩm chính của Nietzsche
2. Nguồn
tư tưởng ảnh hưởng đến Triết học của F. Nietzsche
2.1. Triết học về đảo ngược
các giá trị
2.2. Chịu ảnh hưởng của Schopenhuaer
2.3. Chịu ảnh hưởng của Wagner
CHƯƠNG II: TƯ TƯỞNG CƠ BẢN VỀ CON NGƯỜI THƯỢNG ĐẲNG CỦA
FRIEDRICH NIETZSCHE
1. Trở
thành “con người thượng đẳng” theo quan điểm của F. Nietzsche
1.1. Thượng Đế đã chết
1.2. Chủ nghĩa hư vô
1.3. Tinh thần Apollon và Dionysos
2. Đặc
điểm của “con người thượng đẳng” theo quan điểm của F. Nietzsche
2.1. Ý chí hùng cường
2.2. “Con người siêu nhân” là con người luôn vươn
lên
2.3. “Con người siêu nhân” là con người đã tự giác
3. “Con
người thượng đẳng” dưới nhãn quan Kitô giáo
3.1. “Con người thượng đẳng” theo
quan điểm Kitô giáo
3.2. “Con người thượng đẳng” chính
là Đức Giêsu Kitô
3.3. “Con người thượng đẳng” trong
não trạng giới trẻ ngày nay
CHƯƠNG III: HỆ QUẢ VỀ QUAN
NIỆM “CON NGƯỜI THƯỢNG ĐẲNG” CỦA FRIEDRICH NIETZSCHE
1. Những
điểm tích cực
1.1. Phản tỉnh
1.2. Ý thức tự do và tự chủ
1.3. Sáng tạo
2. Những
điểm giới hạn
1.1. Bạo động và tàn bạo
1.2.Hoài nghi
1.3. Bất mãn và bế tắc
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Gilles Deleuze. Nietzsche Và Triết Học, Từ Huy và Bui
Văn Nam Sơn dịch. Hà Nội: NXB. Tri Thức, 2014.
Nietzsche. Kẻ phản Kitô. Hà Vũ Trọng dịch. Hà Nội:
NXB. Tri Thức, 2011.
Nietzsche. Bên Kia Thiện Ác. Nguyễn Tường Văn dịch.
Hà Nội : NXB. Văn Hóa Thông Tin, 2008.
Phạm Văn Chung. Friedrich
Nietzsche và những suy niệm Bên Kia Thiện Ác. Hà Nội: NXB. Tri Thức, 2018.
Felicien Challaye. Nietzsche. Cuộc Đời Và Triết Lý. Mạnh Tường
dịch. HCM: NXB. Văn Nghệ. 2007.
Nietzsche. Tôi là ai? – ECCE HOMO. Phạm Công
Thiện dịch. Sài Gòn: NXB. Phạm Hoàng, 1969.
Nietzsche. Buổi Hoàng Hôn Của Những Thần Tượng.
Nguyễn Hữu Hiệu dịch. Hà Nội: NXB. Văn Học,
2006.
Lê Thành Trị. Hiện Tượng Luận Về Hiện Sinh. Hà Nội: NXB. Phủ Quốc Vụ Khanh. Đặc trách
văn hóa, 1969.
Trần Thái Đỉnh. Triết Học Hiện Sinh. Hà Nội: NXB. Văn Học, 2012.
Alain Touraine. Phê Bình Tính Hiện Đại. Huyền Giang dịch.
Sài Gòn: NXB. Thế Giới, 2003.
Nietzsche. Zarathoustra đã nói như thế. Trần Xuân
Khiêm dịch. Sài Gòn: NXB. Văn học, 1999.
Nietzsche. Triết Lý Hy Lạp
Thời Bi Kịch. Trần Xuân Kiệm dịch. Sài Gòn: NXB. Tân An, 1975.
Walther Ziegler. Nietzsche
trong 60 phút. Nguyễn Lê Tiến dịch. Hà Nội: NXB. Hồng Đức, 2021.
Michael Tanner. Dẫn luận
về Nietzsche. Trịnh Huy Hóa dịch. Hà Nội: NXB. Hồng Đức, 2017.
Michael D. Moga. Điều Gì Làm Cho Con Người Thực Sự Là Người. Lm Lê Đình Trị, dịch. Sài Gòn: NXB. Tôn Giáo,
2019.
Nguyễn Ngọc Hải. “Con Người
Một Huyền Nhiệm.” Sài Gòn: Học viện Thánh Anphongsô, 2021.
Will Durant. Câu truyện
Triết học. Trí Hải và Bửu Đích dịch. Hà Nội: NXB. Hồng Đức, 2014.
Samuel Enoch Stumpf. Lịch
sử Triết học và các luận đề. Đỗ Văn Thuấn và Lưu Văn Hy dịch. Hà Nội: NXB.
Lao Động, 2007.
William S. Sahakan và Mabel
L. Sahakan. Tư tưởng của các Triết gia vĩ đại. Lâm Thiện Thanh và Lâm
Duy Chân dịch. Sài Gòn: NXB. Tp HCM, 2001.
Forrest E. Baird. Tuyển tập
Danh tác Triết học từ Plato đến Derrida. Đỗ Văn Thuấn và Lư Văn Hy dịch. Hà
Nội: NXB. Văn Hóa Thông Tin, 2006.
Weger. K., Phê bình Tôn
giáo qua các tác giả. Verlag Styria, 1991.
Johannes Hirschberger. Lịch
Sử Triết Học. Tập II, Triết học Cận đại và Hiện đại. Vũ Hoàng Lan Phương dịch.
Hà Nội: NXB. Tri Thức, 2020.
Nguyễn Trọng Viễn. Lịch sử
Triết học Tây Phương. Tập IV, thời Hiện đại. Tài liệu sử dụng nội bộ, 1998.
Lê Tử Thành. Tản mạn về
Triết học. Sài Gòn: NXB. Trẻ, 2015.