Đức Giê-su, hiện thân nơi người hôn phu được trình bày trong sách ngôn sứ Hô-sê (Hs 1-3)


ĐỨC GIÊ-SU, HIỆN THÂN NƠI NGƯỜI HÔN PHU 

ĐƯỢC TRÌNH BÀY TRONG SÁCH NGÔN SỨ HÔ-SÊ

(Hs 1-3)

  

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

nộp cho Phân khoa Thần học

của Học viện thánh Anphongsô

theo yêu cầu hoàn tất

Chương trình Đào tạo Linh mục

  

F.X. Đinh Duy Thiên, S.V.D.


 Sài Gòn, năm 2023

  

Sinh viên Phanxicô Xaviê Đinh Duy Thiên, S.V.D. đã hoàn tất Luận văn này dưới sự hướng dẫn của Cha Giáo sư Giuse Nguyễn Văn Hội, C.Ss.R.

  

Cha Giuse Nguyễn Văn Hội, C.Ss.R.

Giáo sư hướng dẫn


DẪN NHẬP

1. Lý do chọn đề tài
Có hai lý do chính dẫn đến người viết chọn đề tài này. Lý do thứ nhất là người viết cảm thấy ấn tượng với cách diễn tả về Thiên Chúa qua hình ảnh vị hôn phu khi được học hỏi về sách Ngôn sứ. Có thể nói rằng, trong Kinh Thánh, chúng ta bắt gặp nhiều cách diễn tả về mối tương quan giữa Thiên Chúa với dân Người. Tuy nhiên, cách diễn tả mối tương quan giữa Thiên Chúa với dân Người bằng ngôn ngữ hôn nhân xuất hiện lần đầu tiên nơi sách Ngôn sứ Hô-sê. Câu chuyện về cuộc hôn nhân của Hô-sê cho chúng ta thấy hình ảnh của một vị hôn phu rất người: đau đớn khi người vợ ngoại tình, đàn điếm; nhưng cũng là một vị hôn phu rất cao thượng: vẫn yêu thương và tha thứ như thể đang điên lên vì tình dẫu cho những phản bội và bất trung của người vợ. Qua câu chuyện đó, Thiên Chúa ví mình như vị hôn phu còn dân là hôn thê. Thiên Chúa cũng rất đau đớn trước những phản bội của dân Người nhưng cũng hết lòng yêu thương, tha thứ và tìm mọi phương thế để đưa dân trở về. Chính điều này làm cho người viết thật sự ấn tượng.
Lý do thứ hai là từ thực tế đời sống của những người sống đời hôn nhân. Người viết được biết nhiều trường hợp gãy đổ trong đời sống hôn nhân và hiện trạng ly dị, ly thân ngày càng nhiều. Thậm chí có những gia đình trẻ cưới nhau được vài năm đã sống trong cảnh ly dị, ly thân và có những người Công Giáo sau khi ly dị lại sống chung với người khác như vợ chồng…
Khi suy nghĩ về những điều này, người viết lại nghĩ về hình ảnh người hôn phu được trình bày trong sách ngôn sứ Hô-sê mà mình đã được học và tìm hiểu. Hình ảnh Đức Giêsu, hiện thân nơi người hôn phu thật sự là mẫu gương lý tưởng cho những ai sống đời sống hôn nhân noi theo để sống tốt hơn trong bậc sống của mình trong tương quan với Chúa và với nhau. Và Hội Thánh trong vai trò được Chúa Giê-su Ki-tô phục sinh ủy thác, tiếp tục thực hiện vai trò “hôn phu” của mình qua việc chăm sóc mục vụ cho những người sống đời hôn nhân, nhất là chăm sóc mục vụ tốt hơn cho những người bị đổ vỡ trong đời sống hôn nhân gia đình.
2. Mục tiêu nhắm đến
Khi trình bày đề tài này, người viết không có tham vọng và cũng không thể trình bày tất cả mọi điều liên quan đến Đức Giêsu, hiện thân nơi người hôn phu. Thế nên, mục tiêu người viết muốn nhắm đến ở luận văn này, trước tiên là làm nổi bật lên hình ảnh người hôn phu được đề cập đến trong Hs 1-3. Kế đến, người viết sẽ tiếp tục triển khai để làm sáng hơn hình ảnh Đức Giêsu như là hiện thân của người hôn phu được trình bày trong Tân Ước (ở Tin Mừng Máccô, các thư Phaolô và nơi sách Khải Huyền). Sau cùng, người viết muốn dẫn đến một vài liên hệ thực hành trong đời sống mục vụ của Hội Thánh, theo mẫu gương của Đức Giêsu, vị hôn phu tuyệt vời dành cho những người sống đời sống hôn nhân, nhất là những người đang có những đổ vỡ và sa ngã trong hôn nhân, để họ được sống tốt hơn, hạnh phúc hơn với bậc sống của mình trong bối cảnh của xã hội hôm nay.
3. Ý nghĩa đối với bản thân và việc học tập
Như đã trình bày trong phần lý do chọn đề tài, người viết chọn đề tài này vì thấy ấn tượng với cách diễn tả về Thiên Chúa bằng ngôn ngữ của tình yêu, của hôn nhân gia đình và từ thực trạng ly dị, ly thân, tái hôn của những người sống đời hôn nhân ngày nay. Khi tìm hiểu và nghiên cứu luận văn này, người viết được trải nghiệm một cách trình bày về Thiên Chúa bằng ngôn ngữ của tình yêu. Đây là một lối trình bày độc đáo và cách trình bày theo lối này xuất hiện đầu tiên nơi sách Hô-sê và được tỏ hiện hơn nơi Tân Ước với Đức Giê-su. Nếu như ở Cựu Ước, Thiên Chúa luôn yêu thương và tha thứ cho dân Người, dẫu cho họ chạy theo thần ngoại, thì ở Tân Ước, Thiên Chúa qua Đức Giê-su đã thể hiện tình yêu vô bờ đối với Hội Thánh đến nỗi hiến thân mình vì Hội Thánh. Khuôn mẫu tình yêu này thật sự là mẫu gương để những người sống đời hôn nhân noi theo để sống hạnh phúc hơn trong bậc sống đó. Và người viết, trong vai trò là một mục tử trong tương lai cũng học hỏi được nhiều điều hữu ích để làm hành trang cho mình trong sứ vụ sau này, mà đặc biệt là vấn đề mục vụ hôn nhân và gia đình.
4. Phương pháp thực hiện
Trong bài nghiên cứu này, người viết sử dụng một số phương pháp như: quy nạp, diễn dịch, phân tích cùng với việc xử lý và tổng hợp trong suy tư cá nhân với các nguồn tài liệu liên quan đến đề tài này mà người viết thu nhặt được để thực hiện luận văn này.
5. Giới hạn phạm vi đề tài
Vì sự hạn chế về kinh nghiệm nghiên cứu, tài liệu tham khảo và những khó khăn thực tế khác, nên nguồn tài liệu cũng chưa được phong phú dồi dào. Người viết cố gắng nghiên cứu dựa vào các nguồn tại liệu có sẵn. Trước tiên là bám sát vào bản văn cũng như một vài sách đề cập đến sách ngôn sứ Hô-sê. Tiếp đó là những nội dung liên quan được trình bày nơi Tân Ước, nơi một số tài liệu chính thức của Giáo Hội, một số bài đăng trên nội san Hiệp Thông và cũng ít nhiều phụ thuộc vào các nguồn tài liệu trên Internet, đặc biệt nhờ sự hướng dẫn tận tình từ Cha giáo hướng dẫn. Vì thế, trong đề tài này, người chỉ trình bày một số điểm nổi bật liên quan đến Đức Giêsu, hiện thân nơi người hôn phu, một vị hôn phu vừa rất người, vừa rất cao thượng, luôn đầy tràn tình yêu thương và tha thứ. Kế đến, người viết sẽ tiếp tục triển khai để thấy rõ hơn Đức Giêsu như là hiện thân của người hôn phu được trình bày trong Tân Ước (ở Tin Mừng Máccô, các thư Phaolô và nơi sách Khải Huyền). Sau cùng, người viết muốn dẫn đến một vài liên hệ thực hành trong đời sống mục vụ của Hội Thánh dành cho những người sống đời hôn nhân và những người chăm sóc mục vụ cho những người sống đời hôn nhân.
6. Cấu trúc luận văn
Không tính phần dẫn nhập và kết luận, luận văn này gồm bốn chương với nội dung cơ bản của từng chương như sau:
CHƯƠNG I: ĐÔI NÉT VỀ TÁC GIẢ VÀ SÁCH HÔ-SÊ. Trong chương này, người viết sẽ trình bày một cách tổng quát về tác giả, về hoàn cảnh soạn thảo, đặc điểm, nội dung và những điểm nhấn thần học trong sách ngôn sứ Hô-sê.
CHƯƠNG II: HÌNH ẢNH NGƯỜI HÔN PHU ĐƯỢC TRÌNH BÀY TRONG SÁCH HÔ-SÊ (Hs 1-3). Trước khi đi vào nội dung chính yếu của phần này, người viết cũng trình bày đôi điều liên quan đến cấu trúc và nội dung của chương một đến chương ba của sách  Hô-sê. Sau đó, người viết đi thẳng vào trình bày hình ảnh của người hôn phu mà sách diễn tả. Đồng thời, người viết cũng cho thấy căn tính đích thật của vị hôn được trình bày qua cuộc hôn nhân của Hô-sê là chính Thiên Chúa và dân Người.
CHƯƠNG III:  ĐỨC GIÊ-SU, HIỆN THÂN NƠI NGƯỜI HÔN PHU ĐƯỢC DIỄN TẢ TRONG TÂN ƯỚC. Kinh Thánh là một mạch xuyên suốt và toàn thể. Những điều diễn tả nơi Cựu Ước sẽ được sáng tỏ hơn trong Tân Ước. Ở đây cũng vậy, hình ảnh vị hôn phu được trình bày nơi sách Hô-sê qua cuộc hôn nhân của Hô-sê lại được làm sáng tỏ hơn trong Tân Ước; cách riêng là nơi Tin Mừng Mác-cô, các thư Phao-lô, nơi sách Khải Huyền. Nơi đó, Đức Giê-su ví mình như vị hôn phu, một vị hôn phu duy nhất của Giáo Hội, luôn yêu thương, tha thứ, hiến mình vì Hội Thánh và sau này lại đến trong vinh quang để đón tân nương vào hưởng hạnh phúc muôn đời.
CHƯƠNG IV: HỘI THÁNH TRONG VAI TRÒ DIỄN TẢ HÌNH ẢNH NGƯỜI HÔN PHU CỦA ĐỨC GIÊ-SU. Nơi chương IV và cũng là chương cuối cùng này,  người viết hướng đến một vài thực hành trong việc mục vụ cho những người sống đời hôn nhân, nhất là những người gặp khó khăn và đổ vỡ trong hôn nhân. Đồng thời cũng cho thấy, Giáo Hội được sự ủy thác của Chúa Giê-su phục sinh vẫn đang tiếp tục vai trò hôn phu đó. 

DÀN BÀI CHI TIẾT

CHƯƠNG I: ĐÔI NÉT VỀ TÁC GIẢ VÀ SÁCH HÔ-SÊ

1. Tác giả và vấn đề sách Hô-sê

1.1 Tác giả

1.1.1 Danh xưng

1.1.2 Quê quán

1.1.3 Nghề nghiệp

1.1.4 Tình trạng gia đình

1.1.5 Ơn gọi làm ngôn sứ và bản chất của nó

1.1.6 Thời gian thi hành sứ vụ và bối cảnh

1.2 Vấn đề sách Hô-sê

2. Hoàn cảnh biên soạn sách Hô-sê

2.1 Hoàn cảnh

2.2 Địa điểm và thời gian

2.2.1 Địa điểm

2.2.2 Thời gian

3. Đặc điểm và nội dung sách Hô-sê

3.1 Đặc điểm

3.2 Nội dung

4. Những điểm nhấn thần học trong sách Hô-sê

4.1 Diễn tả mối tương quan giữa Thiên Chúa với dân Người

4.2 Sự yêu thương và tha thứ của Thiên Chúa

CHƯƠNG II: HÌNH ẢNH NGƯỜI HÔN PHU ĐƯỢC TRÌNH BÀY TRONG SÁCH HÔ-SÊ (Hs 1-3) 

1. Bản văn và ngữ cảnh

1.1 Bản văn

1.2 Ngữ cảnh

2. Nội dung và cấu trúc

2.1 Nội dung

2.2 Cấu trúc

3. Hình ảnh người hôn phu trong sách Hô-sê

3.1 Người hôn phu rất người

3.1.1 Đau đớn và đầy cảm xúc khi bị phản bội

3.1.2 Đưa người vợ phản bội ra xét xử

3.2 Người hôn phu rất cao thượng

3.2.1 Không từ bỏ một phương thế nào để chinh phục tình yêu của vợ

3.2.2 Sẵn sàng chuộc người vợ làm điếm trở về

3.2.3 Luôn yêu thương, tha thứ và nhận lại sau khi thử thách

4. Căn tính người hôn phu trong sách ngôn sứ Hô-sê 

CHƯƠNG III: ĐỨC GIÊ-SU, HIỆN THÂN NƠI NGƯỜI HÔN PHU ĐƯỢC DIỄN TẢ TRONG TÂN ƯỚC

1. Trong Tin Mừng Mác-cô (Mc 2,19-20)

2. Trong các thư Phao-lô

2.1 Trong thư thứ hai gửi tín hữu Cô-rin-tô (2 Cr 11,2)

2.2 Trong thư gửi tín hữu Ê-phê-xô (Ep 5,25)

2.2.1 Đức Giê-su, vị hôn phu yêu thương hiền thê là Hội Thánh như chính mình

2.2.2 Đức Giê-su, vị hôn phu hiến mình vì hiền thê là Hội Thánh

3. Trong sách Khải Huyền (Kh 19,8; 21,2; 22,17)

3.1 Đức Giê-su, vị hôn phu lại đến trong vinh quang để đón tân nương

3.2 Đức Giê-su, vị hôn phu đón tân nương vào nước trường sinh 

CHƯƠNG IV: HỘI THÁNH TRONG VAI TRÒ DIỄN TẢ HÌNH ẢNH NGƯỜI HÔN PHU CỦA ĐỨC GIÊ-SU

1. Một cái nhìn lướt qua về thực trạng đời sống hôn nhân ngày nay

2. Hội Thánh trong vai trò diễn tả hình ảnh người hôn phu của Đức Giê-su

2.1 Trong những giáo huấn của Giáo Hội

2.2 Trong những thực hành cụ thể

3. Những soi sáng từ mẫu gương Đức Giêsu, vị hôn phu cho vấn đề hôn nhân gia đình

3.1 Cho những người sống đời hôn nhân gia đình

3.2 Cho những vị mục tử trong viện mục vụ cho những người sống đời hôn nhân

3.3 Cho bản thân người thực hiện luận văn

KẾT LUẬN

 


TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

1. Các sách

Charpentier, Etienne. Hướng đẫn đọc Cựu Ước. Lm Carôlô Hồ Bạc Xái chuyển ngữ. Sài Gòn: NXB. Phương Đông, 2014.

ĐTC Phanxicô. Tông huấn Niềm vui của tình yêu. Văn phòng HĐGM Việt Nam chuyển ngữ. Sài Gòn: NXB. Tôn Giáo, 2016.

ĐTC Phanxicô.Tông huấn Niềm vui yêu thương. Lm Lê Công Đức dịch. Sài Gòn: NXB. Tôn Giáo, 2016.

John R. Donahue, S.J. Daniel J. Harrington, S.J. Sacra Pagina – The Gospel of Mark. Daniel J. Harrington, S.J., Editor. Collegeville, Minnesota. The Liturgical Press, 2002.

Kinh Thánh trọn bộ. Bản dịch của Nhóm PDCGKPV. Hà Nội: NXB. Tôn Giáo, 2011.

Nguyễn Đình Chiến, Vì ta muốn lòng nhân – hesed trong sách Hô-sê. Sài Gòn: NXB. Hồng Đức, 2021.

Nguyễn Ngọc Rao, OP. Các sách Ngôn sứ. Trung tâm Học vấn Đa Minh, 2006

Nguyễn Thế Thuấn. Ngôn sứ Ca vịnh. Sài Gòn: Học viện Dòng Chúa Cứu Thế.

Nguyễn Văn Hội. Hô-sê, vị ngôn sứ như điên vì tình. Giáo trình Ngôn sứ. Học viện thánh Anphongsô, 2022.

Phạm Hữu Quang, PSS. Giới thiệu Ngôn sứ Thánh Kinh. Sài Gòn: NXB. Đồng Nai, 2022.

Phạm Xuân Uyển, SDB. Các thư Phaolô. Đồng Nai: NXB. Đồng Nai, 2015.

Reynier, Chantal. Để đọc các sách Ngôn sứ. Thiên Hựu và Xuân Hùng chuyển ngữ. Sài Gòn: NXB. Phương Đông, 2017.

Thánh Công Đồng Vaticanô II. Hội Đồng Giám Mục Việt Nam - Ủy Ban Giáo Lý Đức Tin. NXB: Tôn Giáo, 2012.

Vũ Phan Long, OFM. Các sách Ngôn sứ. Sài Gòn: NXB. Văn Hóa Thông Tin, 2008.

Vũ Phan Long, OFM. Tìm hiểu các thư Phaolô. HCM: NXB. Văn Hóa Thông Tin, 2008.

Wilfrid J. Harrington, O.P. Sacra Pagina - Revelation. Daniel J. Harrington, S.J., editor. Collegeville, Minnesota. The Liturgical Press, 1993.

2. Bài viết trong các tạp chí

JB. Nguyễn Phong Lưu và Nhóm nghiên cứu. “Những vấn nạn trong đời sống hôn nhân và gia đình Công giáo Việt Nam hiện nay,” Nội san thần học, mục vụ, tu đức số 93 – Gia đình, nơi Thiên Chúa biểu lộ lòng xót thương. 12/2019.

Phaolô Hoàng Văn Diệm và Nhóm nghiên cứu. “Mục vụ cho những gia đình ly hôn, tái hôn, hôn nhân không bí tích, hôn nhân hỗn hợp,” Nội san thần học, mục vụ, tu đức số 93 – Gia đình, nơi Thiên Chúa biểu lộ lòng xót thương. 12/2019.

3. Tài liệu tham khảo khác

Trung tín, nhẫn nại và truyền sinh, ba yếu tố của cuộc hôn nhân Kitô giáo đích thực. Truy cập ngày 10-12-2022, https://www.mtgthuduc.net/index/trung-tin-nhan-nai-va-truyen-sinh-ba-yeu-to-cua-cuoc-hon-nhan-kito-giao-dich-thuc/.

ĐTC Phanxicô. “Qua Chúa Giêsu, Thiên Chúa đã kết hôn với nhân loại.” Truy cập ngày 10-12-2022, https://www.vaticannews.va/vi/pope/news/2019-01/dgh-phanxico-thien-chua-ket-hon-voi-nhan-loai-qua-chua-giesu.html.

Định Hướng Mục Vụ Gia Đình Theo Tông Huấn Familiaris Consortio, Amoris Laetitia Và Các Thư Chung Của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Truy cập ngày 10-12-2022, https://hdgmvietnam.com/chi-tiet/dinh-huong-muc-vu-gia-dinh-theo-tong-huan-familiaris-consortio-amoris-laetitia-va-cac-thu-chung-cua-hdgmvn-42103.

Vài nét về thực trạng gia đình Việt Nam hiện nay. Truy cập ngày 01-12-2022, https://lyluanchinhtrivatruyenthong.vn/vai-net-ve-thuc-tranggia-dinh-viet-nam-hien-nay-p24518.html.

 

 

 

 


Học viện Thánh Anphongsô