Giá trị Tin Mừng tiềm ẩn trong văn hoá và tín ngưỡng sắc tộc Mạ-Kơho

GIÁ TRỊ TIN MỪNG TIỀM ẨN

TRONG VĂN HOÁ VÀ TÍN NGƯỠNG SẮC TỘC MẠ-KƠHO

  

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

Nộp cho Phân khoa Triết học

của Học viện thánh Anphongsô

theo yêu cầu hoàn tất

Chương trình Đào tạo Triết học


Gioan K’ Minh, C.Ss.R.




Sài Gòn, năm 2023

Sinh viên Gioan K’ Minh, C.Ss.R. hoàn tất tiểu luận này dưới sự hướng dẫn của Cha Giáo sư Anphongsô Trần Ngọc Hướng, C.Ss.R.

 

 

Cha Giáo sư Anphongsô Trần Ngọc Hướng, C.Ss.R.

Giáo sư hướng dẫn


DẪN NHẬP

 

Giáo Hội được sai đến với mọi dân tộc, thuộc mọi nơi và mọi thời  đại, sứ mạng của Giáo Hội là loan truyền cho muôn dân sứ điệp cứu độ của Chúa Kitô. Khi loan truyền sứ điệp đó cho muôn dân, Giáo Hội – cũng như Chúa Kitô – phải nói theo văn hóa riêng của từng thời đại.  Giữa sứ điệp cứu độ và văn hóa nhân loại có mối liên hệ.  Mỗi dân tộc có nền văn hóa riêng, Giáo hội cần phải sử dụng yếu tố của các nền văn hóa khác nhau để phố biến và giải thích cho muôn dân sứ điệp của Chúa Kitô. Mục đích là để tìm tòi và hiểu thấu sâu hơn và để diễn tả sứ điệp ấy các tốt đẹp hơn. Từ nhận định này của Công Đồng Vatican II trong Tông Huấn Gaudium et Spes người viết chọn đề tài Giá trị Tin Mừng tiềm ẩn trong Văn hóa và Tín ngưỡng sắc tộc Mạ-Kơho với lý do và mục đích sau:

1. Lý do chọn đề tài

Là người con của cộng đồng thiểu số Châu Mạ, được nhận lãnh Đức Tin và Đức Tin đó được nuôi dưỡng trong cộng đồng, cùng với việc sống trong đời Thánh hiến, người viết bị đánh động bởi cảm thức thuộc về Giáo Hội và thuộc về cộng đồng sâu sắc. Do đó, sự khơi gợi về việc tìm hiểu và đào sâu căn tính nguồn cội của cộng đồng dưới ánh sáng của Tin Mừng đã thôi thúc người viết lựa chọn đề tài này.

2. Mục đích nghiên cứu

Dưới ánh sáng của Tin Mừng cũng như sự chỉ dẫn của Cộng Đồng Vatican II trong việc hội nhập văn hóa, người viết tìm hiểu về văn hóa và tín ngưỡng của công đồng sắc tộc Mạ và Kơho nhằm làm rõ một vài giá trị Tin Mừng được tiềm ẩn trong đó, để dễ dàng hội nhập trong sứ vụ sau này không chỉ trong văn hóa bản sứ mà các nền văn hóa của sắc tộc khác.

3. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài được giới hạn trong phạm vi tìm hiểu nguồn gốc hai cộng đồng sắc tộc Mạ và Kơho, đồng thời phân tích giá trị Tin Mừng tiềm ẩn trong Văn hóa và Tín ngưỡng nguyên thuỷ của hai cộng đồng sắc tộc Mạ và Kơho dưới ánh sáng của Tin Mừng và sự hướng dẫn của Công Đồng Vaticano II qua Hiến Chế Mục Vụ về Giáo Hội trong Thế Giới Ngày Nay (Gaudium Et Spes).

4. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp khảo cứu thư viện và tổng hợp dữ liệu được một số  học giả nước ngoài cũng như trong nước nghiên cứu về nguồn gốc, Văn hóa và Tín ngưỡng nguyên thuỷ của các cộng đồng sắc tộc Tây Nguyên và lược sử vương quốc Champa. Người viết chủ yếu sử dụng phương pháp diễn dịch, quy nạp, so sánh, đối chiếu và tổng hợp để đi đến kết luận.

5. Khái quát dàn bài

Với lý do và mục đích được nêu trên đây, người viết triển khai đề tài này trong ba chương:

Chương I, tổng quan xã hội – Tín ngưỡng sắc tộc Mạ - Kơho. Chương này đề cập đến nguồn gốc, thế giới quan và hệ thống niềm tin. Trọng tâm của chương này nhấn mạnh đến thế giới quan và hệ thống tín ngưỡng. Đây là yếu tố chi phối mọi khía cạnh trong đời sống cá nhân cũng như cộng đồng và là nền tảng tiền đề cho chương II.

Chương II văn hóa-tín ngưỡng trong đời sống sắc tộc Mạ-Kơho. Nền tảng và tiền đề trong chương I được phản ảnh trong  văn hóa, phong tục tập quán và lễ nghi. Đặc biệt, một số quan niệm tín ngưỡng khác trong xã hội cũng được hình thành từ nền tảng và tiền đề kể trên. Để từ đó, giá trị Tin Mừng tiềm ẩn được khai thác trong chương III.

Chương III, giá trị Tin Mừng tiềm ẩn trong văn hóa và tín ngưỡng sắc tộc Mạ - Kơho. Qua việc khám phá tín ngưỡng và văn hóa, những giá trị Tin Mừng tiềm ẩn được khai thác dưới ánh sáng của Tin Mừng. Một vài khía cạnh được nêu lên để nói đến một sự tương đồng và những khía cạnh này được làm sáng tỏ qua lăng kính Đức Tin.


DÀN BÀI CHI TIẾT

 

DẪN NHẬP

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN XÃ HỘI - TÍN NGƯỠNG SẮC TỘC MẠ-KƠHO

1.       Khái quát nguồn gốc và thành phần tộc người

1.1 Nguồn gốc

1.1.1   Nguồn gốc sắc tộc Tây Nguyên

1.1.2   Tộc danh Mạ và Kơho

1.1.3   Mối tương quan giữa cộng đồng sắc tộc Tây Nguyên và vương quốc Champa

1.2  Thành phần tộc người

1.2.1   Sắc tộc Mạ

1.2.2   Sắc tộc Kơho

1.3 Hình thái cư trú và tổ chức xã hội

1.3.1   Sắc tộc Mạ

1.3.2   Sắc tộc Kơho

2.       Thế giới quan của sắc tộc Mạ-Kơho

2.1 Thế giới con người

2.2 Thế giới các linh hồn và người chết

2.3 Thế giới của thần linh

3.       Hệ thống tín ngưỡng tôn giáo của sắc tộc Mạ-Kơho

3.1 Thượng đẳng Thần

3.2 Hạ đẳng Thần

3.3 Quỷ thần (Cà)

CHƯƠNG II: VĂN HÓA-TÍN NGƯỠNG TRONG ĐỜI SỐNG SẮC TỘC MẠ-KƠHO

1.       Di sản văn hóa tinh thần

1.1 Truyền thuyết

1.2 Truyện dân gian

1.3 Truyện cổ tích

1.4 Truyện hài - ngụ ngôn

2.       Phong tục tập quán và các nghi lễ

2.1 Nghi lễ tế Thần tiêu biểu

2.2 Luật xét xử

2.3 Luật tục liên quan đến sinh đẻ

2.4 Hôn sự

2.5 Luật tục liên quan đến người chết

3.       Một số quan niệm tín ngưỡng khác trong xã hội sắc tộc Mạ-Kơho

3.1 Quan niệm về tạo dựng trời đất

3.2 Quan niệm về con người

3.3 Quan niệm về linh hồn

3.4 Vị trung gian giữa con người và thần linh

3.5 Quan niệm về mặc khải

3.6 Ý nghĩa con số ba và bảy

4.       Quan hệ kết ước giữa cá nhân và cộng đồng

4.1 Tục kết nghĩa anh em

4.2 Tục kết nghĩa với thần linh

CHƯƠNG III: GIÁ TRỊ TIN MỪNG TIỀM ẨN TRONG VĂN HÓA VÀ TIN NGƯỠNG SẮC TỘC MẠ-KƠHO

1.       Thiên Chúa là Đấng Tạo dựng

2.       Thiên Chúa ở cùng

3.       Thiên Chúa yêu thương

4.       Mặc khải đệ nhất

5.       Đấng Thiên Sai

6.       Ơn gọi Thánh hiến

7.       Sự sống đời sau

KẾT LUẬN


 

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1.   Tài liệu chính

Kinh Thánh. Nhóm Giờ Kinh Phụng Vụ, ấn bản 2011.

Công đồng Vatican II. Gaudium et Spes.

Sách Giáo lý của Hội Thánh Công Giáo. Ủy ban Giáo lý Đức tin trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam chuyển ngữ. Hà Nội: NXB. Tôn Giáo, 2020.

Cửu Long Giang – Toàn Ánh. Việt Nam Chí Lược – Miền Thượng Cao Nguyên. NXB Sài Gòn, 1974.

Mạc Đường. Vấn đề dân tộc ở Lâm Đồng. Sở văn hóa Tỉnh Lâm Đồng, 1983.

Cao Thế Trình. Văn hóa truyền thống Cơho – Mạ. Đà Lạt, 1996.

Trần Sỹ Thư. Dân tộc, Dân cư Lâm Đồng. NXB. Thống Kê, 1999.

Bùi Minh Đạo. Dân tộc Cơho ở Việt Nam. NXB. Khoa học và Xã hội Hà Nội , 2003.

Phan Ngọc Chiến. Người Kơho ở Lâm Đồng, nghiên cứu nhân học về Dân tộc và Văn hóa. NXB: Trẻ, 2005.

Lê Đình Chi. Người Thượng Miền Nam Việt Nam. NXB Văn Mới - Hoa Kỳ, 2006.

Henri Maitre. Rừng Người Thượng. Dịch giả Lưu Đình Tuân. NXB Tri Thức, 2008.

Jacques Dournes. Miền Đất Huyền Ảo. Dịch giả Nguyên Ngọc. NXB. Hội Nhà Văn, 2003.

______________. Thiên Chúa Yêu Muôn Dân. Bản dịch của Tòa Giám Mục Kontum. NXB Tôn Giáo, 2011.

Andrew Hardy. Nhà Nhân Học Chân Trần. Nhiều dịch giả. NXB Tri Thức, 2014.

Nguyễn Huy Trọng, Phắc họa chân dung Dân tộc Kơho qua niềm tin cơ bản và phong tục tập quán, NXB: Phương Đông, 2017.

2.   Tài liệu khác

Ngô Đức Thịnh. Những mảng màu Văn hóa Tây Nguyên. NXB Trẻ, 2007.

Đinh Văn Thiên. Tây Nguyên Vùng Đất – Con Người.  NXB: Quân Đội Nhân Dân, Hà Nội, 2010.

Đặng Nghiêm Vạn. Cộng Đồng Quốc Gia Dân Tộc Việt Nam. NXB Đại học Quốc gia TPHCM, 2003.

Bộ Văn hóa – Thông tin. Nếp sống – Phong tục Tây Nguyên. NXB: Văn hóa – Thông tin, 1995

Dohamide và Dorohiem, Dân tộc Chàm lược sử. Dịch giả Nghiêm Thẩm. NXB.Lê Văn Phước, 1962.

Po Dharma. Vương quốc Champa – Lịch sử 33 năm cuối cùng (1802-1835). NXB. IOC-Champa USA, 2013.

Nguyễn Quang Ngọc. Vùng đất Nam Bộ - Tập IV. NXB. Chính trị Quốc gia Sự thật Hà Nội, 2017

Truyện dân gian Kơho (Tuyển tập truyện dân gian bằng tiếng Kơho, tài liệu chưa xuất bản).

Văn hóa Kơho (Tài liệu nội bộ Hạt Di Linh – Giáo Phận Đà Lạt).

Học viện Thánh Anphongsô