HÌNH ẢNH “NƯỚC - LỬA - GIÓ”
NƠI VĂN HOÁ - TÍN NGƯỠNG JRAI
DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA CÁC BIỂU TƯỢNG
VỀ CHÚA THÁNH THẦN TRONG KINH THÁNH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
nộp cho Phân khoa Thần học
của Học viện thánh Anphongsô
theo yêu cầu hoàn tất
Chương trình Đào tạo Linh mục
Anphongsô
Kpă Kleo, C.Ss.R.
Sài Gòn, năm 2022
Sinh viên
Anphonsô Kpă Kleo, C.Ss.R. hoàn tất luận văn này dưới sự hướng dẫn của Cha Giáo
sư Giuse Phạm Đình Trí, C.Ss.R.
Cha
Giáo sư Giuse Phạm Đình Trí, C.Ss.R.
Giáo
sư hướng dẫn
DẪN NHẬP
1. Lý do và mục tiêu chọn đề tài
Trước hết, người viết xin được trình bày sơ lược về sắc tộc người Jrai. Sắc
tộc Jrai đang sinh sống tại tỉnh Gia Lai, một trong năm tỉnh Tây Nguyên. Về dân
số, sắc tộc Jrai có mật độ dân số đông thứ hai (sau người Kinh) trên tổng dân số
toàn tỉnh Gia Lai, theo thống kê của tổng cục thống kê Việt Nam vào ngày 1
tháng tư năm 2009; và là sắc tộc bản địa có dân số đông nhất Tây Nguyên. Thật vậy,
“Theo Tổng điều tra dân
số và nhà ở năm 2019, người Jrai ở Việt Nam
có dân số 513.930 người, cư trú tại 47 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Gia rai cư trú tập
trung tại các tỉnh: Gia Lai (459.738 người,
chiếm 29,2% dân số toàn tỉnh và 90,5% tổng số người Jrai tại Việt Nam), ngoài
ra còn có ở Kon Tum (25.883 người), Đắk
Lắk (20.495 người).”[1] Xét
về văn hóa, sắc tộc Jrai sở hữu những văn hóa truyền thông rất đặc sắc, phong
phú và đa dạng. Chẳng hạn như: văn hóa Cồng chiêng, lễ đâm trâu, lễ pơ thi (lễ
bỏ mả), lễ thổi tai, làm phép dìm…. Chính những nét độc đáo này đã dệt nên bản
sắc, nét riêng biệt nơi sắc tộc Jrai so với các sắc tộc khác trong năm tỉnh Tây
Nguyên của Việt Nam.
Là người sắc tộc Jrai, người viết, trong qua trình học tập, nghiên cứu tại
Học viện Anphongsô suốt sáu năm qua và cũng là sứ vụ của một tu sĩ DCCT đang
trong giai đoạn đào tạo, luôn thao thức về cái hay, cái đẹp, cái thiêng liêng
đã và đang tồn tại nơi văn hóa truyền thống mà các cha ông đã khổ công dựng xây
và lưu truyền cho thế hệ sinh sau đẻ muộn với nhiều hình thức khác nhau, chẳng
hạn: truyền khâu, sử thi, kể chuyện, văn bản, tác phẩm. Ngồi ngẫm nghĩ lại về
văn hóa, có thể nói là môi trường sống mà người viết đã lớn lên và trưởng
thành, người viết đã chọn một nét đẹp, độc đáo, duy nhất và thiêng thánh nơi
văn hóa sắc tộc Jrai để tìm hiểu và nghiên cứu. Đó là hình ảnh ba nhân vật Pơtao
Ia [Vua Nước], Pơtao Apui [Vua Lửa] và Pơtao Angin [Vua Gió]. Cụ thể ba nhân vật
như thế nào thì người viết sẽ đề cập ở phía dưới.
Vậy, tại sao người viết chọn hình ảnh “Nước - Lửa - Gió” nơi văn hóa sắc
tộc Jrai làm đề tài để nghiên cứu? Bởi vì hình ảnh “Nước - Lửa - Gió” gắn liền
với cuộc sống thực tế của người sắc tộc Jrai. Thực tại siêu việt này được biểu
lộ ra trong các nghi thức thường diễn ra vào các dịp lễ đặc biệt. Đó là lễ thổi
tai, phép dìm và lập giáo ước. Hơn nữa, xét trong Kinh Thánh, “Nước Lửa Gió”
cũng là biểu tượng về Chúa Thánh Thần. Như vậy, người viết chọn đề tài hình ảnh
“Nước - Lửa - Gió” với chủ đích là tìm hiểu, khám phá và nghiên cứu lại sự hoạt
động của Chúa Thánh Thần nơi chính văn hóa của chính mình.
Tóm lại, có hai lý do khiến cho người viết chọn đề tài hình ảnh “Nước - Lửa
- Gió” làm đề tài để nghiên cứu. Thứ nhất, người viết cảm nhận, nhìn ra và nhận
thức được cái vẻ đẹp, sự độc đáo, kỳ diệu và thiêng thánh nơi văn hóa chính
mình. Thứ hai, hình ảnh “Nước - Lửa - Gió” muốn nói đến sự hoạt động của Chúa
Thánh Thần nơi văn hóa sắc tộc Jrai.
Khi đã chọn đề tài hình ảnh “Nước - Lửa - Gió” để nghiên cứu, người viết
nhắm đến một mục tiêu chính. Khi nhắc tới Nước - Lửa - Gió, một số người kitô hữu
Jrai vẫn thường hiểu là Chúa Thánh Thần, ý muốn nói tới ngôi vị của Ngai. Nhưng
thật sự không phải như vậy. Có thể hiểu rằng Nước - Lửa - Gió ở đây chính là dấu
chỉ, biểu tượng, sự hoạt động của Chúa Thánh Thần. Do đó, Nước - Lửa - Gió
không phải là ngôi vị của Ngài.
Tiếp đến, người viết muốn khẳng định với giới trẻ, các kitô hữu Jrai rằng
có một thời kỳ trong xã hội sắc tộc Jrai đã có sự hoạt động của Chúa Thánh Thần.
Thật vậy, sau biến cố 1988, 117 vị tử vì đạo Việt Nam được phong thánh, nhiều
anh chị em sắc tộc người Jrai đã trở lại với Thiên Chúa, nhờ sự thúc bách của
Chúa Thánh Thần nơi tâm hồn của họ. Chỉ có thể là nhờ Chúa Thánh Thần tác động,
người Jrai mới được gọi Thiên Chúa là Cha.
Ngày nay, Chúa Thánh Thần vẫn đang hoạt động nơi văn hóa Jrai. Sự hoạt động
của Chúa Thánh Thần vẫn được biểu lộ ra nơi tâm hồn các kitô hữu sống đẹp lòng
Thiên Chúa, nơi các gia đình biết sống yêu thương nhau, nơi bầu khí thiêng
liêng của giờ Chầu Thánh Thể và tinh thần sốt sắng khi tham dự thánh lễ cách
tích cực.
Như vậy, mục tiêu chính của đề tài muốn khẳng định với các kitô hữu Jrai có
thể là hiểu sai về “Nước - Lửa - Gió”, nghĩa là chưa phân biệt được sự hoạt động
với ngôi vị của Chúa thánh Thần. Nhưng thật ra, “Nước - Lửa - Gió” là dấu chỉ về
sự hoạt động của Chúa Thánh Thần, chứ không phải là ngôi vị của Ngài.
2. Diễn tả đề tài
Người viết chọn đề tài hình ảnh “Nước - Lửa - Gió” nơi văn hoá - tín ngưỡng
Jrai để nghiên cứu là vì nơi nó ẩn chứa nhiều ý nghĩa cao đẹp. Vậy, hình ảnh “Nước
- Lửa - Gió” nơi văn hóa Jrai là gì? Thật ra, trong văn hóa sắc tộc Jrai có ba
nhân vật “Pơtao” [Vua] Nước - Lửa - Gió là những vị vua không ngai vàng, không
đền đài, binh lính,[2]
nhưng là đại diện cho thiên nhiên, môi trường, đất trời và thay mặt dân làng cầu
trời cho thuận gió hòa, giúp người dân được an bình, ấm no và hạnh phúc. Ở một
tầng nghĩa khác, ba nhân vật này là biểu tượng về lương tâm, ý thức của cộng đồng
sắc tộc Jrai. Cuối cùng, ba nhân vật này được cho là ba yếu tố của sự sống tự
nhiên: Nước - Lửa - Gió được biểu lộ ra nơi văn hóa xã hội của sắc tộc Jrai.[3]
Tuy nhiên, khi Kitô giáo hội nhập vào văn hóa sắc tộc Jrai, thì ba nhân vật
Vua Nước, Vua Lửa và Vua Gió không còn thuần túy là những nhân vật lịch sử hay
huyền thoại như đã truyền khẩu, hay trong các tác phẩm, nhưng được hiểu là sự
hoạt động của Chúa Thánh Thần nơi văn hóa sắc tộc Jrai, cụ thể được biểu hiện
trong các nghi thức, lễ hội đặc biệt.
Tóm lại, “Nước - Lửa - Gió” nơi văn hóa Jrai dưới ánh sang của Kitô giáo,
hay nói chính xác hơn, đó là Kinh Thánh, được hiểu là sự hoạt động của Chúa
Thánh Thần, chứ không có ý nói đến ngôi vị Chúa Thánh Thần.
3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu
Có thể nói rằng, yếu tố đầu tiên khi chọn một đề tài để nghiên cứu, đó là
đề tài phải có một ý nghĩa nào đấy khiến người viết phải ưu tư, thao thức nơi
cõi lòng. Nhờ sự thao thức ấy, người viết quyết định chọn đề tài “Nước - Lửa -
Gió” nơi văn hóa chính mình để nghiên cứu. Vậy, đề tài này mang lại ý nghĩa gì?
Khi nhắc đến hình ảnh “Nước - Lửa - Gió”, có lẽ một số kitô hữu Jrai vẫn hiểu
là Chúa Thánh Thần hay ngôi vị của Ngài. Nếu quả thật như vậy, thì đây là một nhận
thức sai lầm về Nước – Lửa - Gió. Để giúp họ hiểu rõ ràng, chính xác về ý nghĩa
của Nước – Lửa - Gió, người viết quyết định chọn đề tài này để tìm hiểu, khám
phá, nghiên cứu và trải nghiệm lại những gì đã diễn ra nơi văn hóa chính mình
năm xưa đã được lưu hành nơi các tác phẩm vô giá mà các tác giả đã khổ công góp
nhặt từng dữ liệu từ chính cuộc sống của họ để viết lên những cái hay, cái đẹp,
cái thiêng liêng nơi văn hóa Jrai để lưu truyền cho thế hệ sau. Nhờ đó, chính bản
thân người viết có một cái nhìn đúng đắn, sâu sắc hơn về ba nhân vật Vua Nước,
Vua Lửa và Vua Gió đã từng tồn tại trong văn hóa xã hội sắc tộc Jrai.
Thực sự, người viết cảm nhận rằng, đây là một đề tài đáng phải nghiên cứu.
Tại sao vậy? Như đã nói ở trên, cái nét đẹp, độc đáo, sự thánh thiêng nơi văn
hóa sắc tộc Jrai được lột tả ý nghĩa sâu sắc, cùng tận của nó nơi hình ảnh “Nước
- Lửa - Gió”. Trong đất nước Jrai, “Nước - Lửa - Gió” là ba yếu tố cấu tạo nên
cơ cấu “Pơtao” [Vua] trong xã hội, tôn giáo của sắc tộc Jrai. Đó là “Pơtao
Apui” [Vua lửa], “Pơtao Angin” [Vua Gió] và “Pơtao Ia” [Vua Nước] được xem là
các thủ lãnh chân chính, với quyền lực thuộc tinh thần thiêng liêng và mang
tính tôn giáo”. Nhưng nơi gia đình, cơ cấu Pơtao ấy được biểu lộ nơi người mẹ
là nước, người cha là lửa và dĩ nhiên người con là gió. Với dụng ý là họ tuy ba
nhưng chỉ là một, tạo nên một sự thống nhất, sự hài hòa và yêu thương nhau nơi
mọi gia đình sắc tộc Jrai.[4]
Tuy nhiên, nhiều kitô hữu Jrai, đặc biệt giới trẻ hiện nay đã đánh mất cảm thức
về cái hay, cái đẹp và sự thánh thiêng vẫn đang tồn tại nơi gia đình, buôn làng
và nơi cuộc sống, thậm chí nơi bản thân của họ. Bởi vì họ đã lớn lên, và trưởng
thành trong chính môi trường, xã hội đó.
4. Phạm vi giới hạn và phương pháp nghiên cứu
Hình ảnh “Nước - Lửa - Gió” nơi văn hóa sắc tộc Jrai, có thể nói là một đề
tài rộng lớn và có chiều sâu. Xét về thời gian, nhân vật Pơtao “Nước - Lửa -
Gió” đã từng tồn tại trong xã hội sắc tộc Jrai qua bao nhiêu thế kỷ. Theo đó,
người viết không thể ngược dòng thời gian, không gian để trình bày hết tất cả về
nhân vật Pơtao này, xét theo lịch sử tính hay huyền thoại của nó. Xét về khía cạnh
tinh thần, thiêng liêng thì ba Pơtao “Nước - Lửa - Gió” không chỉ dừng lại ở những
nhân vật lịch sự hay huyền thoại, nhưng còn mang nơi mình một ý nghĩa tinh thần,
nền tảng, ý thức và lương tâm của cộng đồng sắc tộc Jrai. Với tư cách là người
sinh sau đẻ muộn, người viết khó lòng có thể hiểu hết được ý nghĩa được chứa đựng
trong ba nhân vật Pơtao này.
Cho nên, với khả năng còn nhiều hạn chế, người viết khó có thể triển khai
tất tần tật mọi phương diện, từng chi tiết, cũng như ý nghĩa cao siêu của đề
tài vốn ẩn chứa nhiều điều diệu kỳ nơi nó. Hơn nữa, đề tài này cũng khá là mới
mẻ đối với người viết, xét về mặt kiến thức. Bấy lâu nay, người viết chỉ nghe kể
lại, nhưng chưa có cơ hội tiếp cận trên mặt văn bản cũng như qua các tác phẩm
mà cha ông để lại. Do đó, người viết chỉ tìm hiểu, nghiên cứu, cũng như trải
nghiệm đề tài này ở mức độ tổng quan mà thôi.
Còn về phương pháp nghiên cứu để tài, người viết sử dụng phương pháp tổng
hợp, phân tích là chính. Người viết tổng hợp lại tất cả những kiến thức nền tảng
từ các tác phẩm, tài liệu, từ điển và Kinh Thánh liên quan đến đề tài. Sau đó,
có những chi tiết phức tạp và khó hiểu, người viết sẽ phân tích ra từng mảng nhỏ
để dễ dàng cho việc quan sát, nhận thức. Bên cạnh đó, người viết cũng sẽ sử dụng
thêm những phương pháp khác, chẳng hạn như: giải thích, so sánh, diễn dịch… để
làm nổi bật lên ý tưởng cốt lõi của đề tài.
Sau cùng, để nghiên cứu, khám phá đề tài hình ảnh “Nước - Lửa - Gió” nơi
văn hóa sắc tộc Jrai, người viết sẽ sử dụng tài liệu nguồn, đó là Kinh Thánh,
tác phẩm “Pơtao” của tác giả Jacques Dournes và tác phẩm “Hạt giống Kitô trong
đất Jrai” của tác giả Trần Sĩ Tín. Ngoài ra, người viết cũng sẽ sử dụng các tài
liều nghiên cứu về văn hóa xã hội sắc tộc jrai, cũng như các sách tham khảo.
5. Những
thách đố và cơ hội
Đề cập tới thách đố, mặc dù đề tài này rất gần gủi, thân quen, có thao thức
nơi cõi lòng, nhưng người viết vẫn cảm thấy có một cái gì đó khá lạ lẫm, tưởng
chừng không thể nào có thể nắm bắt được ý nghĩa của nó. Nó gần gủi, vì người viết
sinh ra, lớn lên và trưởng thành, được “dìm mình” trong bầu khí, môi trường,
văn hóa và xã hội của chính mình. Nó xa lạ, với tư cách là người sinh sau đẻ muộn,
người viết không được trực tiếp chứng kiến ba nhân vật Pơtau đó như thế nào.
Tuy có nghe kể, nhưng người viết vẫn còn nhiều mơ hồ, thắc mắc, thậm chí còn
nghi ngờ nữa là đằng khác. Thật ra, ba nhân vật Pơtau (Nước - Lửa - Gió) là ba
yếu tố nền tảng cấu tạo nên cơ cấu xã hội của sắc tộc Jrai, đồng thời ba nhân vật
này cũng mang nơi mình quyền lực thuộc tinh thần thiêng liêng, mang tính tôn
giáo hơn là những nhân vật lịch sử.
Do đó, khi nghiên cứu đề tài này, người viết gặp nhiều khó khăn trong việc
nối kết ba nhân vật Pơtau Nước - Lửa - Gió với các biểu tượng về Chúa Thánh Thần
trong Kinh Thánh. Công việc nối kết này đòi hỏi phải có kiến thức về văn hóa
Jrai thật vững chắc, cũng như thấu hiểu rõ ràng về các biểu tượng về Chúa Thánh
Thần. Cho dù là khó, nhưng người viết sẽ cố gắng hoàn thành đề tài này trong khả
năng được Chúa Thánh Thần soi sáng.
Hơn nữa, khi tiếp cận các tác phẩm, các tài liệu được chuyển dịch từ tiếng
nước ngoài sang tiếng Việt, người viết cũng gặp nhiều khó khăn trong ngôn ngữ để
hiểu rõ ý nghĩa mà tác giả muốn truyền tải một thông điệp, ý nghĩa nào đấy tới
độc giả. Chẳng hạn, trong tác phẩm “Pơtau” của tác gia Jacques Dournes đôi lúc
được sử dụng tiếng Jrai cổ ở vùng Cheoreo, Ayun-Pa tỉnh Gia Lai, còn bản thân
người viết thì được sinh ra và lớn lên ở vùng Plei Ku, cách vùng Cheoreo hơn một
trăm cây số. Đây đã là một sự khác biệt. Do đó, khi triển khai ý nghĩa ba nhân
vật Pơtau, đôi khi người viết vẫn còn lúng túng, mơ hồ và khó lòng diển tả được
hết ý nghĩa tận căn, siêu việt của nó. Nếu ba nhân vật Pơtau này không được biểu
lộ ra cái hay, cái đẹp, sự thánh thiêng, siêu vượt của nó không phải hệ tại ở
ba nhân vật Pơtau mà là do khả năng còn hạn chế nên người viết không thể triển
khai hết mọi phương diện, cùng tận ý nghĩa của nó.
Tuy là gặp nhiều khó khăn trong việc triển khải đề tài hình ảnh “Nước - Lửa
- Gió”, nhưng bù lại, người viết cũng gặp nhiều cơ hội trong quá trình tiếp cận,
triển khai đề tài này. Thật ra, ba nhân vật Vua Nước - Lửa - Gió đã không còn tồn
tại trong xã hội văn hóa sắc tộc Jrai trong thời hiện đại nữa. Trải qua nhiều
thời kỳ, nhiều biến cố của thời cuộc, ba nhân vật này gần như đã khép lại quá
khứ, lịch sử của sắc tộc Jrai để bước vào một giai đoạn mới của đất nước. Do
đó, ba nhân vật này, trong thời đại văn minh hiện đai, chỉ thực sự tồn tại trong
câu chuyện truyền khẩu, hay trong các tác phẩm của các tác giả đã say mê văn
hóa sắc tộc Jrai.
Là người đến sau, với thao thức về cái hay, cái đẹp, độc đáo, cái thiêng
liêng nơi văn hóa mà chính bản thân người viết được “dìm” vào trong nó, xét cho
cùng, đây cũng là cơ hội cho bản thân người viết. Lúc tiếp cận đề tài này cũng
là lúc cơ hội được mở ra với người viết, đó là có thêm kiến thức cũng như sự hiểu
biết nào đấy về văn hóa, bản sắc của sắc tộc mình. Lâu nay, người vết cứ mãi mê
đi tìm cái hay, chân, thiện và mỹ ở nơi văn hóa xa lạ, nhưng chưa có cơ hội
khám những điều thú vị, tuyệt vời chính nơi văn hóa mà bản thân người viết được
sinh ra và lớn lên. Nếu ai đó bảo rằng họ biết, hiểu về văn hóa sắc tộc Jrai mà
không biết đến ba nhân vật Pơtau này thì người đó chưa thực sự hiểu về văn hóa Jrai.
Bởi vì cái chân, thiện và mỹ được gói gém lại nơi ba nhân vật Vua Nước, Vua Lửa
và Vua Gió.
6. Cấu trúc của luận văn
Bài luận văn được phân chia như sau:
- Dẫn nhập
- Chương I: “Nước - Lửa - Gió” Nơi Văn hoá - tín ngưỡng Jrai
- Chương II: Các Biểu Tượng Về Chúa Thánh Thần Trong Kinh Thánh
- Chương III: “Nước-Lửa-Gió” Liên Hệ Với Các Biểu Tượng Về Chúa Thánh Thần
- Chương IV: Người Jrai Sống Căn Tính Là Dân Mới, Dân Thiên Chúa Trong Quyền
Năng Của Thần Khí
- Kết luận
DÀN BÀI CHI TIẾT
DẪN NHẬP
CHƯƠNG I: “NƯỚC - LỬA - GIÓ” NƠI
VĂN HOÁ - TÍN NGƯỠNG JRAI
Dẫn nhập
1.
Tín
ngưỡng Jrai
1.1
Ơi Adai, ông Trời
1.1.1
Từ ngữ
“Ơi Adai”
1.1.2
Ơi
Adai là Đấng Tạo Hoá
1.1.3
Ơi
Adai duy trì đạo đức con người
1.2
Yang, phần linh của vạn vật
1.2.1
Từ ngữ
“Yang”
1.2.2
Phân loại
Yang
1.2.3
Vai
trò của Yang trong cuộc sống người Jrai
2.
“Nước
- Lửa - Gió” nơi văn hoá Jrai
2.1
Pơtao, Vua
2.1.1
Từ ngữ
“Pơtao”
2.1.2
Nguồn
gốc Pơtao
2.1.3
Cơ cấu
Pơtao trên đất nước Jrai
2.1.4
Cơ cấu
Pơtao tại căn nhà truyền thống Jrai
2.1.5
Vai
trò của Pơtao trong đời sống Jrai
3.
Tương
quan Pơtao với Ơi Dai
3.1 Pơtao là đại diện cho thiên nhiên
3.2 Pơtao là người thay mặt dân
Kết luận
CHƯƠNG II: CÁC BIỂU TƯỢNG VỀ CHÚA
THÁNH THẦN TRONG KINH THÁNH
Dẫn nhập
1.
Cựu Ước
1.1 Gió,
Hơi Thở của Thiên Chúa
1.1.1
Thần Khí
trong công trình sáng tạo vũ trụ (St 1,1- 2)
1.1.2
Thần Khí
trong công trình tạo dựng con người (St 2,7)
1.1.3
Thần
Khí hướng dẫn đời sống con người (Kn 7,22–25)
1.2 Nước,
Thần Khí trao ban sự sống, thanh tẩy
1.2.1
Thần
Khí tẩy sạch tội lỗi (Xh 17,5–7)
1.2.2
Sự sống
Thần linh Thiên Chúa (Ed 36,25–26)
1.2.3
Thần
Khí đồng hành với con người (Ed 47)
1.3 Lửa,
sự hiện diện của Thiên Chúa
1.3.1
Cuộc
thần hiển trên núi Sinai (Xh 19,8)
1.3.2
Sức mạnh
của Thiên Chúa (1 V 18,38–39)
1.3.3
Việc
phán xét của Thiên Chúa (Dt 12,29)
2.
Tân Ước
2.1 Gió,
Hơi Thở
2.1.1
Thần Khí
hiện xuống (Cv 2,2)
2.1.2
Sinh
ra bởi Thần Khí (Ga 3,8)
2.1.3
Đức
Giêsu ban Thần Khí cho các Tông Đồ (Ga 20,22–23)
2.2 Nước,
sức mạnh thanh tẩy và ban sự sống
2.2.1
Sự chữa
lành (Kh 22,1–2)
2.2.2
Nước Hằng
Sống (Ga 4,10,14)
2.2.3
Ơn Cứu
Độ (Ga 19,34)
2.3 Lửa,
hành động và ngôi vị Thiên Chúa của Thần Khí
2.3.1
Phép rửa
của Đức Giêsu (Mt 3, 11)
2.3.2
Sứ mạnh
hủy diệt (Ga 15, 6)
2.3.3
Lửa
tình yêu (Lc 12, 49)
Kết luận
CHƯƠNG III: “NƯỚC - LỬA - GIÓ”
LIÊN HỆ VỚI CÁC BIỂU TƯỢNG VỀ CHÚA THÁNH THẦN
Dẫn nhập
1.
Chúa Thánh
Thần trong cách gọi của người Jrai
1.1 “Jua” [hơi thở]
1.2 “Jua Adai” [Thần Khí]
1.3 “Pô Jua Adai” [Ngôi vị Thần Khí]
2.
Sự hoạt
động của Chúa Thánh Thần nơi văn hoá Jrai
2.1 Phép dìm
2.2 Giao ước
2.3 Lễ thổi tai
3.
Nước
- Lửa - Gió trong đời sống bí tích Kitô giáo
3.1 Sự thổi hơi cho các dự tòng
3.2 Thánh hoá lửa mới
3.3 Thánh hoá nước
Kết luận
CHƯƠNG IV: NGƯỜI JRAI SÔNG CĂN
TÍNH LÀ DÂN MỚI, DÂN THIÊN CHÚA TRONG QUYỀN NĂNG CỦA THẦN KHÍ
Dẫn nhập
1.
Dân mới
1.1 Từ ngữ “dân mới”
1.2 Cựu Ước
1.3 Tân Ước
2.
Thần
Khí đốt lửa truyền giáo nơi các vị thừa sai DCCT
2.1 Sống mầu nhiệm hủy mình
2.2 Bắt đầu rao giảng Tin Mừng
3.
Người
Jrai sống tư cách con Thiên Chúa
3.1 Khao khát được giải thoát
3.2 Gia nhập gia đình Thiên Chúa
3.3 Rao truyền Tin Mừng
Kết luận
KẾT LUẬN
THƯ MỤC
Kinh Thánh
Các
Giờ Kinh Phụng Vụ. Kinh Thánh. Hà Nội:
NXB. Tôn Giáo, 2011.
Từ điển
Hội Đồng
Giám Mục Việt Nam. Từ điển Công giáo.
Sài Gòn: NXB. Tôn Giáo, 2011.
Siu
Pơi. Từ điển Jrai – Việt. Đà nẵng:
NXB. Giáo Dục, 1998.
Sách
Father
Robert DeGrandis, S.S.J. Đến với sự sống
– Phép dìm trong Chúa Thánh Thần. Giuse Hoàng Phúc, C.Ss.R chuyển dịch.
Vũ
Sinh Hiên. 35 năm sứ vụ jrai. Lưu
hành nội bộ, 2004.
Trần Sĩ
Tín. Hạt giống Kitô trong đất Jrai.
Plei Kly, 2009.
. Hạt giống Kitô trong đất Jrai. Hà Nội: NXB. Tôn Giáo, 2009.
. Sứ vụ Plei Kly. Chưa xuất bản,
2019.
Gioan
Phaolô II. Chúa Thánh Thần: mạch nước vọt
lên sự sống đời đời. Đaminh Maria Cao Tấn Tài dịch.
. Chúa Thánh Linh: Đấng ban sự sống và tình yêu. Nguyễn Đức Tuyên
& Ngưỡng Nhân Lưu Âu Nhi chuyển dịch, Fullertor, 2005.
Ngô
Minh, Felipe Gómez, S.J. Chúa Thánh Thần:
Một dạng tổng lược thần học về Chúa Thánh Thần. Montreal. An Tôn & Đuốc
sáng, 2009.
Nguyễn
Văn Đọc & Giuse Võ Đức Minh. Chúa
Thánh Thần Đấng ban sự sống. Sài Gòn: NXB. Tủ Sách Đại Kết, 1997.
Perrier,
Jacques. Đức Chúa Thánh Thần. Tài liệu
chuẩn bị Đại Nam Thánh 2000.
Nuyễn
Văn Trình. Thánh Thần học. Sách chưa
xuất bản.
Giuse
Lê Quang Tuấn. Thần học về Chúa Thánh Thần.
Học Viện Anphongsô. Sài Gòn, 2019.
“Chúa Thánh Thần trong Kinh Thánh” các bài đọc
thêm về thần học Chúa Thánh Thần. Học Viện Anphongsô. Sài Gon, 2012.
Các bài đọc thêm về thần học Chúa Thánh Thần.
Học Viện Anphongsô. Sài Gòn, 2012.
Ngô
Văn Lệ. Văn hóa các dân tộc thiểu số ở Việt
Nam. Hà Nội: NXB. Trí Thức, 2017.
Nguyễn
Từ Chi. Góp phần nghiên cứu văn hóa và tộc
người. Hà Nội: NXB. Văn Hóa Dân Tộc, 2020.
Cửu
Long Giang, Toan Ánh. Cao nguyên miền thượng,
1974.
Dournes
Jacque. Miền đất huyền ảo. Nguyễn Ngọc
chuyển dịch. Hà Nội: NXB. Thông Tin và Truyền Thông, 2018.
. Pơtao: một lý thuyết về quyền lực ở người
Jrai Đông Dương. Nguyễn Ngọc chuyển dịch. Hà Nội: NXB. Thông Tin và Truyền
Thông, 2018.
. Tọa độ: cấu trúc gia đình và xã hội người jrai. Nguyễn Phương Chi
chuyển dịch. Hà Nội: NXB. Thông Tin và Truyền Thông, 2018.
. Rừng, Đàn bà, Điên loạn: đi qua miền mơ tưởng Giarai. Nguyễn Ngọc
chuyển dịch. Hà Nội: NXB. Thông Tin và Truyền Thông, 2018.
Nguyễn
Ngọc. Các bạn tôi ở trên ấy. Hà Nội: NXB.
Phụ Nữ Việt Nam, 2021.
Nguyễn
Trắc Dĩ. Đồng bào các sắc tộc thiểu số Việt
Nam. Bộ phát triển sắc tộc, 1972.
Ngô
Văn Doanh. Pơthi - cái chết đước hồi sinh. Hà nội: NXB. Thời
Đại, 2011.
Nhiều
tác giả. Phong tục tập quán các dân tộc
Việt Nam. Hà Nội: NXB. Văn Hóa Dân Tộc, 2011.
Tòa
Giám Mục Kontum. Gru ama groa am^. Lưu hành nội bộ, 2003.
Tài liệu nghiên cứu
Nguyễn
Thị Diễm Ly. “Văn hóa và công tác phát
triển của công đồng Jrai ở huyện Chưsê, tỉnh Gia Lai”. Luận văn tốt nghiệp
trường Đại Học Mở - Bán Công, Tp. Hồ Chí Minh, 1995 – 1999.
Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam – Văn phòng Tông đồ. Sứ vụ rao truyền Tin Mừng của Dòng Chúa Cứu Thế cho cộng đồng người Jrai thuộc giáo phận Kontum.
[1] “Người Gia Rai”, truy cập ngày 18/02/2023, https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di_Gia_Rai#:~:text=Ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20Gia%20rai%20c%C6%B0%20tr%C3%BA,d%C3%A2n%20%C4%91%C3%B4ng%20nh%E1%BA%A5t%20T%C3%A2y%20Nguy%C3%AAn.
[2] x. Jacques Dournes, Pơtao: một lý thuyết về quyền lực ở người Jrai Đông Dương, Nguyên Ngọc chuyển ngữ (Hà Nội: NXB. Trí thức, 2018), 45.
[3] x. Trần Sĩ Tín, Hạt giống Kitô trong đất Jrai (Hà Nội: NXB. Tôn giáo, 2009), 171.
[4] x. Trần Sĩ Tín, Hạt giống Kitô trong đất Jrai, 171–176.