Phương tiện truyền thông và việc loan báo Tin Mừng cho giới trẻ Việt Nam

PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG 

VÀ VIỆC LOAN BÁO TIN MỪNG CHO GIỚI TRẺ VIỆT NAM


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

nộp cho Phân khoa Thần học

của Học viện thánh Anphongsô

theo yêu cầu hoàn tất

Chương trình Đào tạo Linh mục


Giuse Phạm Hoàng Huynh, M.F.




Sài Gòn, năm 2023

 

Sinh viên Giuse Phạm Hoàng Huynh, M.F. hoàn tất luận văn này dưới sự hướng dẫn của Cha Giáo sư Phanxicô Xaviê Nguyễn Minh Thiệu, S.D.B. 

Cha Giáo sư Phanxicô Xaviê Nguyễn Minh Thiệu, S.D.B.,

Giáo sư hướng dẫn

DẪN NHẬP


1. Nền tảng nghiên cứu

Truyền giáo hay công cuộc loan báo Tin mừng là bản chất của Giáo hội Chúa Kitô[1]  dựa trên sứ mạng mà Chúa Cha đã trao phó cho Con của Ngài là Đức Giêsu Kitô: “Như Chúa Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh em” (Ga 20,21). Vì vậy, qua mỗi thời kỳ lịch sử, chúng ta có thể nói rằng Giáo hội trong từng thời kỳ lịch sử nhất định sẽ có những phương thức, những kiểu truyền giáo sao cho phù hợp. Giáo hội có áp dụng những phương thức, những kiểu truyền giáo thế nào thì Giáo hội cũng sẽ gặt hái được những kết quả của việc truyền giáo tương ứng. Giáo hội Việt Nam cũng như nhiều Giáo hội địa phương khác không nằm ngoài định luật này.[2]

Ngày nay, các phương tiện truyền thông đang có sức ảnh hưởng mạnh mẽ trên mọi lãnh vực của cuộc sống. Nó giúp mọi người truyền tải mọi thông tin một cách tiện lợi và nhanh chóng. Các phương tiện truyền thông còn xóa đi khoảng cách địa lý, giúp mọi người gần nhau hơn. Đi vào chuyên biệt hơn là đối với các phương tiện truyền thông Công giáo. Đó là những cách thức mà Giáo hội đã sử dụng các phương tiện truyền thông cho những vấn đề riêng của Giáo hội.

Tin mừng đã được loan báo trên đất Việt từ năm 1533. Các bạn trẻ ngày nay, là những thế hệ theo sau, đã được cha ông truyền đạt, giáo dục đức tin trong suốt 482 năm qua. Là con cháu của 117 vị thánh tử đạo và của hàng chục ngàn người Việt Nam đã chết vì Đạo, giới trẻ ngày nay có trách nhiệm rất lớn trong việc bảo vệ và loan báo Tin mừng cho đồng bào mình.[3]

2. Phát biểu vấn đề

Bài viết trình bày về các phương tiện truyền thông xã hội và các phương tiện truyền thông Công giáo. Người viết muốn tìm hiểu về những ảnh hưởng và những tác động của hai loại hình phương tiện truyền thông này trên xã hội và Giáo Hội.

Sau khi trình bày về hai loại hình phương tiện truyền thông này, người viết muốn tìm hiểu, có cái nhìn chung và đánh giá những hiệu quả của hai loại hình phương tiện truyền thông này vào công cuộc loan báo Tin Mừng của Giáo Hội, cụ thể là sứ mạng loan báo Tin Mừng cho giới trẻ Việt Nam.

3. Ý nghĩa hoặc tầm quan trọng của việc nghiên cứu

Trong phạm vi bài viết này, người viết chỉ muốn bàn đến vai trò của các phương tiện truyền thông Công giáo trong công cuộc loan báo Tin mừng cho giới trẻ ngày nay.

Trước tiên, bài viết sẽ giúp mọi người tìm hiểu cách khái quát về các phương tiện truyền thông nói chung, và cũng trình bày sơ lược vai trò của các phương tiện truyền thông trong công cuộc loan báo Tin mừng.

Bên cạnh đó, bài viết cùng sẽ đưa ra những khái niệm nhằm tìm hiểu thêm về các phương tiện truyền thông Công giáo nói riêng, và nêu lên vai trò của các phương tiện truyền thông Công giáo trong công cuộc loan báo Tin mừng cách riêng cho giới trẻ ngày nay.

4. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu

Công cuộc loan báo Tin mừng tại Việt Nam nói chung, cũng như các yếu tố ảnh hưởng hay tác động đến công cuộc loan báo Tin mừng nói riêng là đề tài đã được rất nhiều nhà nghiên cứu, các tác giả, những bài viết có giá trị đã nghiên cứu

Với tính chất là tìm hiểu về các truyền thông Công giáo, bài viết chỉ đề cập đến vai trò của các phương tiện truyền thông Công giáo trong việc loan báo Tin mừng cho giới trẻ ngày nay.

5. Xem xét (tóm tắt) các tài liệu chính liên quan 

Thượng Hội đồng Giám mục Châu Á (FABC) tổng hợp các bài viết nhân Đại hội Truyền giáo được tổ chức vào tháng 10/2006 tại Thái Lan với đề tài “Truyền giáo tại Châu Á”, đề cập đến tình hình các Giáo hội tại Châu Á và những đường hướng nhằm loan báo Tin mừng Chúa Kitô cho lục địa rộng lớn này.

Lm. Nguyễn Hồng Giáo, OFM với bài viết: “Loan báo Tin mừng tại Việt Nam hôm nay” được đăng trên Tạp chí Chia Sẻ, Số 43, Tháng 09/2004, đề cập về quá trình truyền giáo tại Việt Nam đi từ việc loan báo Tin mừng, sống chứng tá và phục vụ mọi người nhờ thần khí Chúa tác động.

Giêrônimô Nguyễn Văn Nội với bài viết: “Loan báo Tin mừng” được đăng trên Tạp chí Hành Trang Truyền Giáo, Số 2, đề cập về tầm quan trọng của việc truyền giáo, đối tượng truyền giáo và những nhân tố quyết định trong công cuộc truyền giáo đối với Giáo hội nói chung và Giáo hội Việt Nam nói riêng.

Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn với bài viết: “Hiệu quả truyền giáo ở Việt Nam trong những năm gần đây – nghi vấn và giải thích”, đề cập về một vài con số thống kê và tình trạng truyền giáo của Giáo hội Việt Nam. Bên cạnh đó, cha còn nêu lên thực trạng sống đạo của những người trẻ cùng với cách thức để giới thiệu, loan báo Tin mừng của Chúa Kitô cách riêng cho các bạn trẻ.

6. Phương pháp nghiên cứu 

Để hoàn thành bài viết, người viết chỉ cố gắng tìm hiểu thêm về đề tài, sưu tầm các tài liệu có liên quan với hy vọng làm rõ hơn nội dung của đề tài. Nhưng do hoàn cảnh và thời gian không cho phép, người viết chỉ dựa trên sách, tạp chí và tham khảo các bài viết trên Internet để đúc kết và đưa ra một cái nhìn cụ thể hơn về vai trò của các phương tiện truyền thông Công giáo trong việc loan báo Tin mừng cho giới trẻ ngày nay.

7. Định nghĩa các thuật ngữ

Các “phương tiện truyền thông” xã hội nhắm đến sự thông giao bằng bất cứ phương tiện nào giữa con người với con người trong xã hội.[4]

“Loan báo Tin Mừng” hay “Truyền giáo” có nghĩa là sai đi. Theo nghĩa rộng, truyền giáo là sứ mệnh cơ bản của Giáo Hội, tức là loan báo Phúc Âm cho tất cả mọi dân tộc, theo mệnh lệnh của Chúa Kitô. Và theo nghĩa hẹp, truyền giáo chỉ công việc truyền bá đức tin Kitô giáo và việc thành lập các giáo đoàn mới nơi các dân tộc hay nhóm người chưa tin vào Chúa Kitô, làm cho Phúc Âm thấm nhập vào trong nền văn hoá các dân tộc.[5]

8. Cấu trúc Luận văn 

Cụ thể, bài viết xin được trình bày theo 4 phần chính:

- Thực trạng giới trẻ tại Việt Nam ngày nay.

- Ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông trong đời sống xã hội và Giáo Hội.

- Thực trạng loan báo Tin Mừng tại Giáo Hội Việt Nam ngày nay.

- Ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông Công giáo trong việc loan báo Tin Mừng cho giới trẻ Việt Nam.

DÀN BÀI CHI TIẾT

DẪN NHẬP   

1.    Nền tảng nghiên cứu  

2.    Phát biểu vấn đề        

3.    Ý nghĩa hoặc tầm quan trọng của việc nghiên cứu   

4.    Phạm vi và giới hạn nghiên cứu        

5.    Xem xét (tóm tắt) các tài liệu chính liên quan (nếu có)        

6.    Phương pháp nghiên cứu       

7.    Định nghĩa các thuật ngữ       

8.    Cấu trúc Luận văn     

CHƯƠNG I:  THỰC TRẠNG GIỚI TRẺ TẠI VIỆT NAM NGÀY NAY  

1.    Giới trẻ, thách đố của thời đại 6

2.    Giới trẻ trong thế giới đô thị hoá       

3.    Ảnh hưởng của xã hội trên giới trẻ   

4.    Trách nhiệm của giới trẻ Việt Nam   

CHƯƠNG II:  ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI VÀ GIÁO HỘI         

1.    Tìm hiểu về truyền thông      

1.1          Truyền thông là gì     

1.2          Ảnh hưởng của truyền thông đối với xã hội và Giáo Hội     

1.2.1  Đối với xã hội

1.2.2  Đối với Giáo Hội       

1.3          Ảnh hưởng của truyền thông trong việc truyền giáo 

1.3.1  Yếu tố tích cực          

1.3.2  Yếu tố tiêu cực          

2.    Tìm hiểu về các phương tiện truyền thông xã hội     

2.1          Chủ thể và mục đích của truyền thông xã hội

2.2          Các phương tiện truyền thông xã hội

2.3          Đối tượng và mục tiêu nhắm đến của truyền thông xã hội   

3.    Yếu tố truyền thông trong Kinh Thánh         

4.    Một chân trời mới trong việc truyền giáo     

CHƯƠNG III:  THỰC TRẠNG LOAN BÁO TIN MỪNG TẠI GIÁO HỘI VIỆT NAM NGÀY NAY  

1.    Phác hoạ một nền linh đạo truyền giáo mới  

2.    Dấn thân đi tới trong việc truyền giáo           

3.    Truyền giáo bằng đời sống chứng tá 

4.    Truyền giáo bằng việc phục vụ con người    

CHƯƠNG IV:  ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG CÔNG GIÁO TRONG VIỆC LOAN BÁO TIN MỪNG CHO GIỚI TRẺ VIỆT NAM      

1.    Ảnh hưởng của nền văn hoá kỹ thuật số trong đời sống giới trẻ ngày nay   

1.1          Đối với giới trẻ nói chung     

1.2          Đối với giới trẻ Việt Nam     

2.    Thực trạng sống đạo của giới trẻ ngày nay   

2.1          Tại các nơi trên thế giới        

2.2          Tại Việt Nam 

3.    Tìm hiểu về các phương tiện truyền thông Công giáo          

3.1          Chủ thể và mục đích của truyền thông Công giáo    

3.2          Các phương tiện truyền thông Công giáo     

3.3          Đối tượng và mục tiêu nhắm đến của truyền thông Công giáo         

4.    Ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông Công giáo trong việc loan báo Tin Mừng cho giới trẻ Việt Nam 

KẾT LUẬN


THƯ MỤC

1. Sách [theo thứ tự alphabet]

Claudia, Mast. Truyền thông đại chúng những kiến thức cơ bản. Trần Hậu Thái chuyển ngữ. Hà Nội: NXB. Thông Tấn, 2003.

Eilers Josef, Franz. Truyền thông trong mục vụ và truyền giáo, Nhập môn về truyền thông trong mục vụ và truyền giáo. Manila: NXB. Logos/Divine Word Publications, Inc. 2004.

Eilers Josef, Franz. Truyền thông xã hội, Đào luyện truyền thông xã hội trong thừa tác vụ linh mục, cuốn 2. Hội đồng Giám mục Việt Nam, Uỷ ban Truyền thông Xã hội chuyển ngữ. 2002.

Huỳnh Văn Tòng. Truyền thông đại chúng nhập môn. Tp. HCM: Đại học Mở Bán Công, 1993.

Karotemprel, Sebastian. “Bước theo Đức Kitô trên đường sứ mệnh, Truyền giáo học cơ bản.” Lưu hành nội bộ.

Nguyễn Ngọc Sơn. “Hiệu quả truyền giáo ở Việt Nam trong những năm gần đây. Nghi vấn và giải thích.” Tài liệu tham khảo.

Nguyễn Thành Thống. Truyền thông kỹ năng và phương tiện. Tp. HCM: NXB. Trẻ, 1996.

2. Bài viết trong các tạp chí chuyên ngành [theo thứ tự alphabet]

Đinh Văn Thắng. “Các phương tiện truyền thông trong sứ vụ loan báo Tin Mừng.” Chứng Nhân 25 (2012): 76-85.

Nguyễn Hồng Giáo. “Loan báo tin mừng tại Việt Nam hôm nay.” Chia sẻ 43 (2004): 100-119.

Nguyễn Văn Nội. “Loan báo Tin Mừng. Hưởng ứng thư mục vụ 2003 của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.” Hành trang truyền giáo 2 (2004): 9. 

3. Từ điển [theo thứ tự alphabet]

Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Uỷ Ban Giáo lý Đức Tin, “Truyền giáo,” trong Từ điển Công giáo, 500 mục từ (Hà Nội: NXB. Tôn Giáo, 2011), 363.

Nguyễn Đình Diễn, “Communication,” trong Từ điển Công giáo Anh – Việt (Đồng Nai: NXB. Đồng Nai, 2014), 420.

4. Những tài liệu khác [theo thứ tự alphabet]

Eilers Josef, Franz. “Truyền giáo trong truyền thông xã hội. Những thách đố cho Giáo Hội tại Á Châu.” Truy cập ngày 25-09-2022, http://giaophanthaibinh.org/truyen-giao-trong-truyen-thong-xa-hoi-%E2%80%93-nhung-thach-do-cho-giao-hoi-tai-a-chau.html.

Mendes, Gildasio. “Giáo dục và Loan báo Tin mừng ngày hôm nay trong Môi trường Kỹ thuật số. Cùng với người trẻ hướng tới tương lai.” Truy cập ngày 25-09-2022, https://sdb.vn/giao-duc-va-loan-bao-tin-mung-ngay-hom-nay-trong-moi-truong-ky-thuat-so-cung-voi-nguoi-tre-huong-toi-tuong-lai/

Nguyễn Hoà. “Mạng Internet. Vùng đất của sứ vụ truyền giáo.” Truy cập ngày 25-09-2022, https://baochiaselts.blogspot.com/2020/01/mang-internet-vung-at-cua-su-vu-truyen.html. 

Nguyễn Quốc Tuấn. “Truyền thông xã hội trong sứ mạng loan báo Tin Mừng.” Truy cập ngày 25-09-2022, https://tgpsaigon.net/bai-viet/truyen-thong-xa-hoi-trong-su-menh-loan-bao-tin-mung-41412.

Nguyễn Văn Đệ. “Giới trẻ và truyền thông Công giáo.” Truy cập ngày 25-09-2022, https://tgpsaigon.net/bai-viet/gioi-tre-va-truyen-thong-cong-giao-38312.

Trần Cao Khải. “Thử bàn về vấn đề truyền giáo qua mạng xã hội.” Truy cập ngày 25-09-2022, http://gpquinhon.org/q/truyen-giao/thu-ban-ve-van-de-truyen-giao-qua-mang-xa-hoi-4860.html.

Trần Mạnh Hùng, Chúa luôn hiện diện bên con, Tâm sự với các bạn trẻ về những điều kỳ diệu trong hành trình đức tin, 248.2 TR-H

Bùi Hoài Sơn, Phương tiện truyền thông mới và những thay đổi văn hoá xã hội ở Việt Nam.

Vũ Thanh Vân, Truyền thông quốc tế.

Philippe Breton & Serge Proulx, Bùng nổ truyền thông, Sự ra đời một ý thức hệ. 


[1] Công đồng Vaticanô II, Sắc lệnh Ad Gentes, # 4.

[2] Nguyễn Ngọc Sơn, “Hiệu quả truyền giáo ở Việt Nam trong những năm gần đây, Nghi vấn và giải thích,” Tài liệu tham khảo.

[3] Nguyễn Văn Nội, “Loan báo Tin Mừng, Hưởng ứng thư mục vụ 2003 của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam,” Hành trang truyền giáo 2 (2004): 9.

[4] Nguyễn Đình Diễn, “Communication,” trong Từ điển Công giáo Anh – Việt (Đồng Nai: NXB. Đồng Nai, 2014), 420.

[5] Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Uỷ Ban Giáo lý Đức Tin, “Truyền giáo,” trong Từ điển Công giáo, 500 mục từ (Hà Nội: NXB. Tôn Giáo, 2011), 363.

Học viện Thánh Anphongsô