Tìm hiểu về “nghiệp báo” trong Phật giáo


 TÌM HIỂU VỀ “NGHIỆP BÁO” TRONG PHẬT GIÁO


TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

nộp cho Phân khoa Triết học

của Học viện thánh Anphongsô

theo yêu cầu hoàn tất

Chương trình Đào tạo Triết học


Phêrô-Maria Trần Văn Tâm, F.V.P.


Sài Gòn, năm 2023

 


Sinh viên Phêrô-Maria Trần Văn Tâm, F.V.P. hoàn tất tiểu luận này dưới sự hướng dẫn của GS.TS. Trịnh Doãn Chính.

 

GS.TS. Trịnh Doãn Chính,

Giáo sư hướng dẫn


DẪN NHẬP

 

1. Lý do chọn đề tài

Mỗi người đều có cuộc đời riêng và cách sống riêng, không ai có thể chọn cho mình hoàn cảnh mà mình sinh ra theo ý mình, nhưng chúng ta có thể chọn cho mình cách sống như thế nào và sống làm sao.  Cuộc sống của chúng ta hiện tại sẽ ảnh hưởng tới tương lai của chúng ta, mà giáo lý nhà phật gọi đó là “nghiệp”. Trong học thuyết của Phật giáo thì luật nhân quả là luật của tự nhiên, nó tồn tại một cách khách quan không phải do Thần, Phật quy định hay tạo nên.

Đức Phật chỉ đem quy luật ấy nói cho mọi người biết, ngay cả đến các phật tử hay Đức Phật cũng không thoát khỏi quy luật này.

Theo giáo lý của Phật giáo thì vũ trụ được tạo thành bởi “Ngũ uẩn” (tức là 5 yếu tố tích tụ lại). “Ngũ uẩn” gồm hai phần: Sắc (vật chất: xương, da, thịt, thần sắc, tướng được tạo thành bởi 4 yếu tố: địa, thủy , hỏa, phong), Danh (ý thức, tinh thần được biểu hiện ra bên ngoài bằng “thất tình” ái, ố, nộ, hỷ…). Con người là pháp (vật) hữu hình, tồn tại theo quy luật “nhân duyên quả báo” “sinh - trụ - dị - diệt”, là sự giả hợp của “Ngũ uẩn” chi phối của nghiệp. Con đường ta đang sống có chứa “nghiệp” và “kiếp luân hồi”. Nghiệp: mỗi hành động của con người đều chứa đựng hậu quả bên trong gọi là nghiệp báo. Con người hôm nay đang giữ “nghiệp” cho con cháu mai sau. Người đang sống có “Tam nghiệp” : thân nghiệp, ý nghiệp và khẩu nghiệp. Tam nghiệp này sinh ra 10 tội lỗi: sát sinh, trộm cướp, gian tà, dối trá, tham lam, giận dữ, cuồng si, khoắc lác, châm chọc ác ý, nói hai mặt. Con người do vọng tâm chấp ngã, vị kỷ, tham lam dục vọng…ở đời mà tạo ra nghiệp của mình. Vì vậy, giữ nghiệp để sống vòng luân hồi tử sinh.

Học thuyết “nghiệp” không những cung ứng cho mục tiêu giáo dục đạo đức mà qua nó nhằm giải thích mọi hiện tượng chênh lệch trong xã hội, giúp con người lý giải về chính mình với sự tồn tại của tâm, vật, sinh lý và vị trí xã hội. Đời sống con người là một bức tranh muôn màu muôn vẽ và đa phức; mỗi con người với mỗi hoàn cảnh và cung bậc khác nhau; nào là đời sống giàu nghèo; hoàn cảnh vui khổ; tướng mạo đẹp xấu; tâm tính hiền dữ; trí tuệ sáng tối khác nhau… nhưng tất cả đã được học thuyết của “nghiệp” lý giải và phân tích. Đó cũng là lý do mà người viết muốn tìm hiểu sâu hơn về học thuyết của “Nghiệp báo” để làm sáng tỏ hơn về nghiệp trong Phật giáo và cái nhìn của Ki-tô giáo về “nghiệp”. Mỗi tôn giáo đều có những đặc điểm riêng, niềm tin riêng, giáo lý riêng và những quan điểm khác nhau về sự cứu thoát, giải thoát, cứu độ… vì vậy, muốn tìm hiểu sâu hơn về cứu độ hay giải thoát thì cần đi sâu vào giáo lý và con đường của các tôn giáo.

Phật giáo, Hồi giáo và Ki-tô giáo là ba tôn giáo lớn trên thế giới, trong phần viết này người viết không muốn đưa ra những sự so sánh về tôn giáo nhưng chỉ muốn tìm hiểu sâu hơn về con đường giải thoát của Phật giáo và Ki-tô giáo với những sự khác biệt và tương đồng như thế nào. Đó chính là lý do mà người viết muốn đi sâu vào “nghiệp báo” theo quan niệm của Phật giáo và dưới cái nhìn của Ki-tô giáo về “nghiệp”.

2. Mục đích nghiên cứu

Nhìn vào đời sống hiện tại của kiếp người, với những hoàn cảnh khác nhau và nhiều người thường than thân trách phận về kiếp người, để hiểu rõ hơn về những số phận éo le đó, giáo lý Phật giáo có những cái nhìn và cách giải thích mà phần nào đó đã lý giải cho những số phận đó. Đặc biệt đối với người dân Việt Nam thì Phật giáo cũng chiếm tỉ lệ khá cao và tầm ảnh hưởng của giáo lý Phật giáo cũng đã ảnh hưởng mạnh tới chính các phật tử của họ cũng như những người không tin vào Phật giáo nhưng vẫn có những cách giải thích chứa đựng trong nó là ý nghĩa của giáo lý nhà Phật. Mỗi tôn giáo đều có cái hay và cái đẹp riêng, chúng ta không có quyền lên án hay bác bỏ niềm tin của người khác, nhưng cũng có nhiều người thường có khuynh hướng độc tôn “đạo của mình”. Với bài viết này người viết trước hết muốn tìm hiểu và làm rõ hơn giáo lý của Phật giáo về “Nghiệp báo” của con người. Nghiệp báo từ đâu mà có? Tại sao lại có nghiệp báo? Nguyên nhân dẫn đến nghiệp báo và cách tránh nghiệp theo quan niệm và giáo lý của Phật giáo.

3. Phạm vi nghiên cứu

Phật giáo đã có cách đây hơn 2500 năm. Giáo lý của Phật giáo đã ảnh hưởng sâu rộng ở các nước Châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam… và mỗi quốc gia tuy có cùng niềm tin những cũng có những điểm khác biệt ở trong đó, vì vậy trong bài viết này người viết chỉ muốn làm rõ về phần “nghiệp” theo giáo lý Phật giáo và “nghiệp” dưới cái nhìn của Ki-tô giáo mà thôi.

4. Phương pháp nghiên cứu

Để đề tài có sự phong phú trong cái nhìn về nghiệp thì người viết đã sử dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp so sánh.

- Phương pháp khảo cứu.

- Phương pháp phân tích, đánh giá và tổng hợp.

- Phương pháp qui nạp, diễn dịch.


DÀN BÀI CHI TIẾT


CHƯƠNG I: ĐÔI NÉT VỀ ĐỨC PHẬT VÀ PHẬT GIÁO

I. Tiểu sử Đức Phật

1. Sinh ra và trưởng thành

2. Con đường tu đức và truyền đạo của đức phật

II. Phật giáo

1. Nguồn gốc

2. Nội dung cơ bản của Phật giáo

CHƯƠNG II: TÌM HIỂU VỀ NỘI DUNG TƯ TƯỞNG NGHIỆP BÁO

I. Quan niệm về nghiệp báo

1. Khái niệm

2. Nghiệp do đâu mà có

II. Phân loại nghiệp báo

1. Phân loại theo tên gọi (thiện nghiệp và ác nghiệp)

2. Phân loại theo tính chất (biệt nghiệp và đống nghiệp)

III. Nghiệp báo và quả báo, đau khổ

1. Nghiệp và báo ứng

2. Sức mạnh của nghiệp

3. Quan niệm về đau khổ

IV. Nghiệp và các mối tương quan

1. Nghiệp và thuyết định mệnh

2. Nghiệp và luật nhân quả

3. Nghiệp và thuyết luân hồi

CHƯƠNG III: NGHIỆP BÁO VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG TỚI ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI

I. Ảnh hưởng của thuyết luân hồi và luật nhân quả

1. Ảnh hưởng của thuyết luân hồi

2. Ảnh hưởng của luật nhân quả

II. Những nẻo đường giải thoát

1.Thực chứng của nghiệp

2.Ý nghĩa giải thoát

3. Chuyển nghiệp

III. Nghiệp báo dưới cái nhìn của Thánh Kinh

1. Nghiệp báo theo Kitô giáo

2. Số phận đời sau

3. Sự thanh luyện

KẾT LUẬN 


TÀI LIỆU THAM KHẢO


Ban Hoằng Pháp Trung Ương. Phật học cơ bản. Sài Gòn: NXB. Tổng hợp. 1998.

Bruce Goldberg. Khám phá tiền kiếp và hậu kiếp. Tường Linh chuyển ngữ. Sài Gòn: NXB. Phương Nam. 2020.

Chơn Quang. Luận về nhân quả. SG: NXB. Tôn giáo, 2004.

Đặng Chí San. Giáo trình Phật giáo. Lưu hành nội bộ.

Diệu Nguyên. Đàm thuyết về nhân quả. Sài Gòn: NXB. Văn nghệ, 2006.

Doãn Chính. Tư tưởng giải thoát trong triết học Ấn Độ. Hà Nội: NXB. Thanh Niên, 1999.

Hoành Sơn Hoàng Sĩ Quý. Triết sử Ấn Độ. Sài Gòn: NXB. Phương Đông, 2015.

Liễu Ngộ Tiền Sư. Chánh pháp giải thoát. Sài Gòn: NXB. Thành hội Phật giáo, 1995.

Theravada. Đức Phật và Phật pháp. Phạm Kim Khánh chuyển ngữ. Sài Gòn: NXB. Tổng hợp, 2019.

Nghiêm Khoa Hộ. Cuộc Đời Đức Phật. Hà Nội. NXB: Văn hóa thông tin, 2008.

Nguyễn Duy Cần. Phật học tinh hoa. Sài Gòn: NXB. 1992.

Nguyễn Duy Đính. Nghiệp báo giải thoát và cứu độ trong Phật giáo và Kitô giáo. Lưu hành nội bộ.

Nikkyo Niwano. Đạo phật ngày nay. Trần Tuấn Mân chuyển ngữ. Sài Gòn: NXB. Viện nghiên cứu Phật học, 1997.

Thích Thanh Kiểm. Lược sử Phật giáo Ấn Độ. Sài Gòn: NXB. Thành hội Phật giáo, 1995.

Thích Thanh Từ. Bước đầu học Phật. Sài Gòn: NXB. Thành hội Phật giáo, 1991.

Thích Thanh Từ. Tu là chuyển nghiệp. Sài Gòn: NXB. 1999.

Thích Thiện Hoa. Nhân quả, Nghiệp và luân hồi. Không rõ NSX và Năm sản xuất. NXB. Hương Đạo.

Thích Thiện Hoa. Phật học phổ thông. Sài Gòn: NXB. Tôn giáo, 2012.

Tịnh Hải Pháp Sư. Lịch sử Phật giáo thế giới. Sài Gòn: NXB. Đại học và giáo dục chuyên nghiệp. 1992.

Trần Hữu Danh. Sự tích và triết lý Đức Phật Thích Ca. Sài Gòn. NXB: Văn hóa, 2019.

Tuệ Sỹ. Tổng quan về nghiệp. Sài Gòn: NXB. Đà Nẵng. 2022.

Walpola Rahula. Tư tưởng Phật học. lưu hành nội bộ.

Học viện Thánh Anphongsô