TÌNH HUYNH ĐỆ THEO TINH THẦN TIN MỪNG
TRONG TRUYỀN THỐNG ĐAN TU BIỂN ĐỨC
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
nộp cho Phân khoa Triết học
của Học viện thánh Anphongsô
Chương trình Đào tạo Triết học
Clêmentê Maria Hofbauer Nguyễn Văn Bắc, O.Cist.
Sinh viên Clêmentê Maria Hofbauer Nguyễn Văn Bắc, O.Cist. hoàn tất tiểu luận này dưới sự hướng dẫn của Cha Giáo Antôn Nguyễn Văn Dũng, C.Ss.R.
Cha Giáo Antôn Nguyễn Văn Dũng, C.Ss.R.
Giáo Sư hướng dẫn
DẪN NHẬP
Con
người không ai sinh ra để sống một mình nhưng là để sống với người khác. Ngay từ khi Thiên Chúa tạo dựng loài người,
Ngài đã đặt con người trong mối tương quan với vạn vật và tương quan với đồng
loại. Trong ý định của Thiên Chúa, con người sống tình huynh đệ trong mối tương
quan hiệp thông với Thiên Chúa và với nhau, cùng nhau chia sẻ hạnh phúc và tình
yêu thương. Quả thực, tình huynh đệ và sự sẻ chia để nâng đỡ, hỗ tương là vấn đề
sống còn đối với loài người. Tuy nhiên, để có được tình huynh đệ đòi hỏi ở
chính mỗi người sự hi sinh, đón nhận nhau trong sự khác biệt.
Tình
huynh đệ là vấn đề cốt lõi và sống còn của các cộng đoàn tu trì, nhất là cộng
đoàn đan tu. Người tu sĩ được công nhận về mặt pháp lí khi họ thuộc về một cộng
đoàn cụ thể nào đó và trong đó, họ thực sự có tương quan và thực sự là một
thành viên của gia đình cộng đoàn. Các hội dòng vì thế luôn chú trọng đời sống
huynh đệ trong cộng đoàn. Tu luật của các hội dòng thường đề cao những cách thế
để xây dựng đời sống huynh đệ cộng đoàn bởi ý thức được giá trị của tương quan
huynh đệ cộng đoàn. Tu luật Biển Đức không nằm ngoài quy luật đó. Tu Luật Biển
Đức được viết ra cho đời sống viện tu, tức là đời sống cộng đoàn, trong đó tình
huynh đệ giữa anh em là yếu tố chủ yếu, là mục đích mà thánh Biển Đức nhắm tới.
Với thánh Biển Đức, sống tình huynh đệ cộng đoàn đặc biệt quan trọng vì qua
tương quan đó mỗi người gặp được khuôn mặt Thiên Chúa là Đấng mà con người khao
khát tìm kiếm, là hạnh phúc đích thực của con người; đồng thời gặp lại được
chính mình, gặp lại được khuôn mặt thật của mình. Khuôn mặt đó được tỏ lộ ra
khi con người sống trọn vẹn tương quan huynh đệ giữa các anh em với nhau.
Tương quan huynh đệ có ý nghĩa quan trọng và cần thiết đối
với tất cả mọi con người. Thế nhưng, tương quan huynh đệ đích thực ngày nay dường
như trở thành một thứ xa xỉ phẩm. Trong thời đại văn minh vật chất hiện nay,
con người chỉ muốn hưởng thụ thay vì chấp nhận hi sinh, dấn thân phục vụ người
khác. Điều này đã một học giả diễn tả như sau: con người ngày nay từ bỏ thì ít,
chiếm giữ thì nhiều; hy sinh thì nhỏ mà đòi hỏi thì lớn; nói thì dạy dỗ đủ mọi
điều mà làm và sống điều mình nói thì chẳng bao nhiêu; điều gì dễ dàng thoải
mái thì tha thiết đón nhận; điều gì khó khăn nặng nề thì tìm cách thoái thác;
điều gì thích thì vui hưởng còn điều gì bất ổn và bất lợi thì phản kháng và dồn
hết cho người khác. Lối sống này cũng
đã bắt đầu lan tràn vào trong đời sống của những người thánh hiến nói chung và
các đan sĩ nói riêng. Hơn bao giờ hết, các đan sĩ cần phải quan tâm đến chiều
kích huynh đệ trong đời sống chiêm niệm của mình hầu có thể hàn gắn những đổ vỡ,
chữa lành những thương tổn do hậu quả của tinh thần thế tục, tự do cá nhân, ích
kỷ mà mỗi đan sĩ và tất cả mọi người đang phải đối diện.
Đứng
trước thực trạng đó của xã hội và của các cộng đoàn dòng tu, con lựa chọn đề
tài “Tình huynh đệ theo tinh thần Tin Mừng trong
truyền thống đan tu Biển Đức”
nhắm đến mục đích xem xét bản thân mình đang thực sự ở đâu trong tương quan với
anh em, đồng thời góp phần xây dựng tình hiệp thông huynh đệ giữa các anh em
trong cộng đoàn đan viện.
Đề
tài được đi theo cấu trúc như sau: khởi đi từ việc nghiên cứu tình huynh đệ
trong Thánh Kinh qua động lực, chiều kích và việc thực thi tình huynh đệ thông
qua việc sửa lỗi, tha thứ và đón nhận nhau. Đề tài sẽ tập trung tìm hiểu tình
huynh đệ trong Tu luật thánh Biển Đức qua việc tìm hiểu đâu là nguồn mạch,
tương quan, phẩm chất huynh đệ. Ngoài ra, để đề tài trở nên ứng dụng với thực
tiễn, con đưa ra những thực hành cụ thể trong đời sống huynh đệ đan tu khi các
đan sĩ quy hướng mọi sự về Thiên Chúa, sống và quyết tâm xây dựng tình huynh đệ
chân thành trong đan viện.
Đề
tài này có nhiều khía cạnh khác nhau cần được đào sâu nghiên cứu chuyên khoa
thần học nhưng ở đây con chỉ xin dừng lại ở khía cạnh linh đạo Biển Đức và chỉ
chú tâm vào chiều kích sống tình huynh đệ theo Tu luật thánh Biển Đức mà thôi.
Bằng phương pháp nghiên cứu thư viện, thu thập dữ liệu, tổng hợp và phân tích,
tiểu luận này sẽ được làm việc dựa trên các nguồn tài liệu chính như Tu luật
thánh Biển Đức, Kinh Thánh, cùng với một số tài liệu khác có liên quan.
DÀN BÀI CHI TIẾT
CHƯƠNG I: TÌNH HUYNH ĐỆ THEO
TINH THẦN TIN MỪNG
1. Hiệp thông tâm hồn
1.1. Tình huynh đệ đặt để trong tình yêu
Thiên Chúa
1.2. Tình huynh đệ như dấu chỉ
1.3. Dấu chỉ đưa tới một cộng đoàn phục vụ
2. Thực thi tình huynh đệ theo tinh thần Tin mừng
2.1. Đón nhận và chấp nhận nhau
2.2. Tình yêu vô điều kiện
2.3. Giúp nhau và nâng đỡ nhau cùng tăng trưởng
2.4. Tình huynh đệ là nền tảng của con đường
dẫn đến hòa bình
CHƯƠNG II: TÌNH HUYNH ĐỆ ĐƯỢC
PHẢN ÁNH TRONG LINH ĐẠO KITÔ GIÁO
1. Sống tình huynh đệ là bản chất của tương
quan liên nhân vị
1.1. Tái khám phá đặc tính của nhân vị
1.2. Hiệp thông liên nhân vị
2. Sống tình huynh đệ là bổn phận của người
Ki-tô hữu
2.1. Nền tảng thứ nhất
2.2. Nền tảng thứ hai
2.3. Nền tảng thứ ba
3. Tình huynh đệ được phản ánh nơi các cộng
đoàn Kitô hữu tiên khởi
3.1. Mọi thứ đều là của chung
3.2. Một tâm hồn, một ý nguyện
4. Tình huynh đệ được phản ánh trong tử tưởng
các Giáo phụ
4.1. Giáo phụ thời tiên khởi
4.2. Thời Hoàng Kim
4.3. Thời Tổng Kết
5. Tình huynh đệ phản ánh qua một số luồng linh
đạo trong Giáo Hội
5.1. Linh đạo Phanxicô
5.1.1. Huynh đệ là nguồn mạch của tình yêu
5.1.2. Huynh đệ đoàn rộng mở
5.2. Linh đạo Đaminh
5.3. Linh đạo Têrêsa Avila
5.3.1. Bác ái huynh đệ trong cộng đoàn
5.3.2. Tình huynh đệ trọn lành
CHƯƠNG III: TÌNH HUYNH ĐỆ ĐƯỢC
ĐỀ CẬP TRONG BỘ LUẬT THÁNH BIỂN ĐỨC
1. Nguồn mạch sống tình huynh đệ
1.1. Sự hiện diện của Thiên Chúa
1.2. Kính sợ Thiên Chúa
2. Tương quan với cộng đoàn
2.1. Hiệp thông trong phục vụ
2.1.1. Anh em đau yếu
2.1.2. Người quản lý đan viện
2.1.3. Công tác làm bếp trong tuần
2.2. Hiệp thông trong ý hướng
2.2.1. Anh em đi đường xa
2.2.2. Anh làm việc xa nhà nguyện
2.3. Tương quan bề trên – bề dưới
2.3.1. Viện phụ với anh em
2.3.2. Người già và trẻ em
2.3.3. Anh em với nhau
3. Tương quan huynh đệ với xã hội bên ngoài
3.1. Người giữ cổng đan viện
3.2. Tinh thần hiếu khách của đan viện
4. Tương quan với chính mình
4.1. Sống đức khiêm nhường
4.2. Một đời sống nội tâm
CHƯƠNG IV: TÌNH HUYNH ĐỆ ĐƯỢC
DIỄN TẢ, THỰC HÀNH TRONG TRUYỀN THỐNG ĐAN TU BIỂN ĐỨC XƯA VÀ NAY
1. Sống cộng đoàn huynh đệ
1.1. Đời sống chung
1.2. An định trong đan viện
1.3. Hoán cải không ngừng
1.4. Ách Tu Luật
2. Nghĩa vụ đời sống huynh đệ Biển Đức
2.1. Đời sống huynh đệ trong cầu nguyện
2.2. Đời sống huynh đệ trong lao động
2.3. Công việc thứ ba của các đan sĩ
2.4. Sống chứng tá Tin Mừng
CHƯƠNG V: TÌNH HUYNH ĐỆ THEO LỜI
MỜI GỌI CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG QUA THÔNG ĐIỆP FRATELLI TUTTI
1. Những con người mở ra với siêu việt
2. Một trái tim mở ra cho toàn thế giới
3. Trở thành lời hy vọng cho việc hiện thực hoá
giấc mơ
KẾT LUẬN
TÀI
LIỆU THAM KHẢO
Tu Luật Biển Đức.
Công Đồng Vaticanô II.
Kinh Thánh.
Vũ
Phan Long. Các bài Tin Mừng Gioan dùng
trong Phụng Vụ. Hà Nội: NXB.Tôn Giáo, 2014.
DrGeorgekaitholil,SSP. Hiệp thông trong cộng đoàn. G. Nguyễn Văn Chữ, O.P. chuyển ngữ,
Sài Gòn: NXB. Phương Đông.
Damiano. Mầu nhiệm hiệp thông. Lưu hành nội bộ.
Jean
Vanier. Thăng tiến cộng đoàn. Dòng nữ Đa Minh Rosa Lima
chuyển ngữ. Hà Nội: NXB.Tôn Giáo, 2004.
Điển
ngữ thần học Thánh Kinh IV. Phân
Khoa Thần Học Giáo Hoàng Học Viện Thánh Piô X Đà Lạt chuyển ngữ .Việt Nam: NXB.
Tôn Giáo, 1976.
Tu luật thánh Âu Tinh.
Antôn Nguyễn Văn Dũng, CSs.R. Linh Đạo Kitô Giáo. Giáo trình chưa xuất
bản, 2016.
Jose Cristo Rey Garcia Paredes, CMF. Say mê Đức Giêsu, Say mê con người. Trịnh
Minh Trí, OFM chuyển ngữ. Hà Nội: NXB. Tôn giáo, 2016.
Lm.
Đan – Minh Trần Minh Công. Đời sống đan
tu và lý tưởng Phúc âm. Lưu hành nội bộ.
DrGeorgekaitholil.
Đời sống thánh hiến – Những cơ hội và thách đố. Nguyễn Đức Thông chuyển ngữ.
Hà Nội: NXB. Tôn giáo, 2018.
Trung tâm học vấn Đa Minh. Những Nẻo Đường Tâm linh. Giáo trình
chưa xuất bản, 2006.
Lm Phanxicô Xaviê Ðào Trung Hiệu.OP. Cuộc lữ hành Đức Tin lịch sử Giáo hội Công
giáo. Lưu hành nội bộ.
Lm
Phanxicô Xaviê Ðào Trung Hiệu.OP. Giáo Hội
Thượng cổ và Trung cổ. Lưu hành nội bộ.
Lê Phú Hải, OMI. Lịch sử và Linh đạo đời tu trong Ki-tô giáo. Hà Nội: NXB. Tôn giáo,
2013.
Thánh Phan-xi-cô. Bài Ca Mặt Trời. Nguyễn Hồng Giáo chuyển
dịch. Lưu hành nội bộ.
William
A.Hinnebusch, OP. Hành trình chân lý, lược
sử dòng Đaminh. chuyển ngữ lớp tập. Lưu hành nội bộ.
Giacôbê Đỗ Huy Nghĩa, OP. và
Giuse Đinh Khắc Vịnh, OP.,. Những Nẻo Đường Tâm Linh – Linh Đạo
Dòng Anh Em Giảng Thuyết. Lưu hành nội bộ.
D.Paul.
Delatte. Chú giải thánh luật cha thánh Biển
Đức. Đan Viện Xi-tô An Phước chuyển ngữ. Lưu hành nội bộ.
D.G.Jedrzejezak.
Trên đường tự do. Đan viện Mỹ Ca chuyển
ngữ. Lưu hành nội bộ.
Dom
Miquel. Là Đan Sĩ. Thiên Phước chuyển
ngữ. Lưu hành nội bộ.
Đức
Hông Y Robert Sarah et Nicolas Diat. Sức
mạnh của thinh lặng. Dòng Phaolô thành Chartes Sài Gòn 2001.
Jean Vanier. Thăng tiến
cộng đoàn. Nhóm Đa Minh Rosa Lima chuyển ngữ. Lưu hành nội bộ.
Roberts. Hường về Chúa Kitô. Đan Viện Thánh Mẫu Thiên Phước chuyển ngữ.
Lưu hành nội bộ.
Dom Claude J.Nesmy. Thánh Biển Đức và đời sống đan tu. Nữ Biển Đức chuyển ngữ. Lưu hành nội bộ.
P.John Kurichianil OSB. Căn tính đan sĩ Biển Đức. Đan viện Mỹ Ca
chuyển ngữ. Lưu hành nội bộ.
Pierre Roose OSB. Cộng đoàn đan viện là Bí Tích của Giáo Hội. Lưu
hành nội bộ.
Mère Paul de Soleimont. Ơn gọi Xitô hôm nay. Fr.M. Bảo Tịnh Trần Văn Bảo chuyển ngữ. Sài
Gòn: NXB.Tôn giáo, 2003.
Đan sĩ GB.Nguyễn Hữu Thy, Ocist. Ơn Gọi Chiêm Niệm Xi-Tô. Sài Gòn:
NXB.Tôn giáo, 2001.
Benado Nguyễn Văn Độ, OC. và G. Kim Khẩu Nguyễn Văn
Nam, OC. Những Nẻo Đường Tâm Linh - Linh
Đạo Thánh Benedicto. Lưu hành nội bộ.
J.
D. Chittister. Thêm Khôn Từng Ngày.
Trần Văn Bằng chuyển ngữ. Lưu hành nội bộ.
Quirico T. Pedregosa. Tình yêu và sứ vụ.
Anna Nguyễn Thị Ngọc Diệp chuyển ngữ. Hà Nội: NXB. Tôn giáo, 2012.