Tư tưởng giáo dục của Nho giáo thời Xuân Thu - Chiến Quốc

TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC CỦA NHO GIÁO

THỜI XUÂN THU - CHIẾN QUỐC

 

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

nộp cho Phân khoa Triết học

của Học viện thánh Anphongsô

theo yêu cầu hoàn tất

Chương trình Đào tạo Triết học

  

Giuse Nguyễn Văn Chính, C.S.J.B


Sài Gòn, năm 2023


Sinh viên Giuse Nguyễn Văn Chính, C.S.J.B. hoàn tất tiểu luận này dưới sự hướng dẫn của GS.TS. Trịnh Doãn Chính

 

GS.TS. Trịnh Doãn Chính,

Giáo sư hướng dẫn


DẪN NHẬP

  

1. Lý do chọn đề tài

Trong lịch sử triết học Đông phương, Nho gia là một trong những học thuyết ảnh hưởng lớn đến đời sống văn hoá và xã hội từ xưa đến nay. Vấn đề giáo dục con người cũng là một bận tâm rất lớn trong tư tưởng của Khổng Tử và Nho gia. Đã sinh ra làm người thì ai cũng phải được giáo dục, giáo dục để trở nên người hơn, giáo dục để trở nên người có ích cho xã hội, giáo dục để trở nên người lý tưởng,… Vậy nên, Khổng Tử rất đề cao đến vấn đề giáo dục con người: Có ai ra ngoài mà không do cửa ngõ? Sao chẳng ai do đạo mà tiến ra? Giáo dục là cửa ngõ để mỗi cá nhân hội nhập với mọi người và cuộc sống nhân sinh muôn màu muôn vẻ. Người được giáo dục là người biết quý trọng bản thân mình và người khác để cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn. Cuộc sống tốt đẹp hơn là một cuộc sống tiến dần đến Chân Thiện Mỹ. Vì vậy, ai trong chúng ta cũng có bổn phận học để trở thành người và có trách nhiệm truyền đạt cho thế hệ mai sau.

2. Mục đích của đề tài

Từ nền giáo dục ngày hôm nay đang bị tục hoá, vai trò của giáo dục con người không được đề cao. Do đó, xã hội ngày hôm nay đang đánh mất dần phẩm giá đáng có của giáo dục. Chính vì thế, người viết giới thiệu tư tưởng giáo dục con người của Nho giáo và một lần nữa với mục đích cho thấy vai trò và tầm quan trọng của giáo dục con người luôn luôn cần thiết đến thế nào trong xã hội ngày hôm nay.

3. Phạm vi nghiên cứu

Nho giáo có sức ảnh hưởng to lớn và sâu rộng qua nhiều thế kỷ trên nhiều lãnh vực: kinh tế, chính trị, văn hoá, giáo dục. Đặc biệt, giáo dục của Nho giáo chi phối tất cả bối cảnh xã hội thời bấy giờ, vì thế người viết chỉ tập trung vào sức ảnh hưởng của tư tưởng giáo dục Nho giáo trong thời kỳ Xuân Thu – Chiến Quốc.

4. Phương pháp nghiên cứu

Với phương pháp phân tích tổng hợp các nguồn tài liệu để tìm hiểu về tư tưởng giáo dục của Nho giáo. Bên cạnh đó, người viết cũng đã nghiên cứu bối cảnh lịch sử xã hội thời Xuân Thu – Chiến Quốc để làm rõ hơn vai trò và tầm quan trọng của việc giáo dục của Nho giáo.

5. Cấu trúc Tiểu luận

Nội dung tiểu luận gồm ba phần:

- Chương I: Sơ lược về Khổng Tử và kinh điển Nho giáo

- Chương II: Nội dung tư tưởng giáo dục của Nho giáo

- Chương III: Tư tưởng giáo dục của Nho giáo với xã hội và đời tu

 

DÀN BÀI CHI TIẾT

DẪN NHẬP

1. Lý do chọn đề tài

2. Mục đích của đề tài

3. Phạm vi nghiên cứu

4. Phương pháp nghiên cứu

5. Kết cấu đề tài

CHƯƠNG I: SƠ LƯỢC VỀ KHỔNG TỬ VÀ KINH ĐIỂN NHO GIÁO

1. Sơ lược về Khổng tử

1.1. Bối cảnh xã hội

1.2. Tiểu sử Khổng tử

2. Sơ lược về kinh điển Nho giáo

2.1. Ngũ kinh

2.2. Tứ thư

CHƯƠNG II: NỘI DUNG TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC CỦA NHO GIÁO

1. Con người lý tưởng của Nho giáo

1.1. Mẫu người lý tưởng – quân tử

1.2. Vai trò của người lý tưởng

2. Nội dung tư tưởng Giáo dục của Nho giáo

2.1. Vai trò giáo dục

2.2. Mục đích giáo dục

2.3. Đối tượng giáo dục

2.4. Nội dung giáo dục

2.5. Phương pháp giáo dục

CHƯƠNG III: TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC CỦA NHO GIÁO VỚI XÃ HỘI VÀ ĐỜI TU

1. Đối với xã hội

2. Đối với đời tu

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Sách

Doãn Chính. Lịch sử triết học Trung Quốc. Hà Nội: NXB. Chính trị Quốc gia – Sự thật, 2022

Gardner Daniel KDẫn luận về Nho giáo. Thành Khang dịch. Hà Nội: NXB. Hồng Đức, 2016.

Giản Chi – Nguyễn Hiến Lê. Đại cương Triết học Sử Trung Quốc. Sài Gòn: NXB. Tảo Thơm, 1967.

Khổng Tử. Luận ngữLê Phục Thiệu dịch. Hà Nội:NXB. Văn học, 2002.

Lý Quốc Chương. Kho tàng văn minh Trung Hoa: Nho gia và Nho học. Hà Nội: NXB. Văn Hoá Thông Tin, 2003.

Nguyễn Khuê. Khổng Tử: chân dung, học thuyết và môn sinh. Tp. HCM: NXB. Phương Đông, 2012.

Nguyễn Thị Nga – Hồ Trọng Hoài. Quan niệm của Nho giáo về giáo dục con người. Hà Nội: NXB. Chính trị Quốc gia, 2003.

Phùng Hữu Lan. Lịch sử Triết học Trung Quốc. Hà Nội: NXB. Khoa Học Xã Hội, 2007.

Trần Trọng Kim. Nho Giáo. Hà Nội: NXB. Thời Đại, 2012.

Trần Văn Hiến Minh. Từ điển và Danh từ Triết học. Sài Gòn: NXB. Ra Khơi, 1966.

Tứ Thư bình giải. Lý Minh Tuấn dịch. Hà Nội: NXB. Tôn giáo, 2017.

2. Những tài liệu khác

“Chữ nhân theo quan điểm của Khổng Tử trong tác phẩm luận ngữ.” Nguyễn Đức Thắng. SJ. Truy cập ngày 18-02-2023, http://huangiao.com/index.php/triet-hoc/triet-dong/khong-lao-giao/item/733-chu-nhan-theo-quan-diem-cua-khong-tu-trong-tac-pham-luan-ngu.

Học viện Thánh Anphongsô