10 điều thú vị
về thánh Clêmentê Maria Hofbauer,
tu sĩ thừa sai Dòng Chúa Cứu Thế
1. Ngài
là người con thứ chín trong gia đình có mười hai anh em
Thánh
Clêmentê Hofbauer sinh ra với tên gọi là Gioan Hofbauer vào ngày 26 tháng 12
năm 1751, tại Tasswitz, Moravia, nưới Cộng Hoà Séc. Ngài là con thứ chín trong
số mười hai người con của ông Paul Hofbauer và bà Maria Steer. Cha ngài qua đời
khi ngài mới được 6 tuổi. Sau đó, mẹ ngài chỉ vào một cây thánh giá và nói:
“Con ơi! Từ nay trở đi, Ngài sẽ là cha của con. Hãy cẩn thận đừng bao giờ phạm
tội làm phiền lòng Ngài.” Clêmentê đã ghi nhớ những lời đó từ thủa nhỏ.
2. Ngài
là thợ làm bánh mì
Thánh
Clêmentê là bổn mạng của những người thợ làm bánh vì Ngài đã làm việc trong nghề
này từ khi còn là một thiếu niên.
Cũng
trong thời gian ngài làm việc cho một tiệm bánh mì nổi tiếng ở Vienna. Ngài gặp
hai người phụ nữ, và họ đã trả mọi chi phí cho việc học làm linh mục của Ngài.
3.
Ngài yêu thích việc lần Chuỗi Mân Côi
Khi
còn nhỏ, ngài thích lần chuỗi Mân Côi với gia đình và kêu gọi mọi người cầu
nguyện. Ngài sùng kính Đức Mẹ cách nhiệt thành.
Khi
làm linh mục, ngài được biết đến như là “linh mục làm phép chuỗi Mân Côi”. Ngài
gọi chuỗi Mân Côi là “thư viện” của mình, nói rằng nhờ lòng sùng kính đó. Ngài
được mọi ơn ngài xin với Chúa.
Trong một đan viện, Ngài nhận tên là Clêmentê Mary, vì lòng yêu mến của ngài với Mẹ của Chúa Giêsu.
4. Ngài
có thói quen gõ cửa Nhà Tạm
Thánh
Clêmentê cho thấy rõ điều mà tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế nhân lành phải mang theo
mình: niềm tin không lay chuyển vào Thiên Chúa và lòng nhiệt thành truyền giáo.
Một
hình ảnh tóm tắt điều đó rất rõ ràng: cảm giác tự tin đến gõ cửa Nhà Tạm. Cử chỉ
này cho thấy tình bạn mà thánh nhân có với Chúa Giêsu, và đó là cách ngài nói rằng
Chúa ở đó, rằng ngài yêu mến Chúa và khao khát Chúa. Hình ảnh này cũng nói lên
sự gần gũi thân tình đã phá bỏ mọi rào cản của sự sợ hãi hoặc nô lệ.
5. Ngài
được ví như là “sư tử” trên bục giảng và “con chiên” trong tòa giải tội
Clêmentê
luôn quan tâm đến lợi ích phần linh hồn của những ai đến nhà thờ.
Nơi
bàn thờ, ngài giúp họ giục lòng tin, cậy, mến Chúa.
Nơi bục
giảng, ngài được ví như “sư tử.” Với lời lẽ hùng hồn, ngài rao giảng những lời
người ta cần phải nghe. Ngài mời gọi người ta nhận ra lầm lỗi của mình, và đồng
thời cảm nghiệm được tình thương và sự tốt lành của Chúa. Nhờ đó, kêu gọi họ sống
và làm theo theo thánh ý Chúa.
Còn
nơi tòa giải tội, ngài được ví như “con chiên.” Ngài thường kiên nhẫn lắng nghe
các hối nhân, khích lệ họ, xin Chúa thứ tha cho họ, và sai họ đi làm chứng cho
Chúa trong cuộc đời.
6. Ngài
mở “các trung tâm đại phúc thường xuyên”
Nhà
thờ Thánh Benno ở Warsaw, Ba Lan, được mở cửa liên tục và hoạt động tông đồ
sinh động. Thánh Clêmentê và bạn của ngài là Cha Thaddeus Hubl phục vụ lúc ban
đầu. Và chẳng bao lâu sau, có tất cả tám nhà truyền giáo.
Nhà
thờ có một lịch trình giảng dạy, hướng dẫn, xưng tội và các công việc đạo đức đặc
biệt mỗi ngày. Điều này đã thu hút mọi người đến đầy kín nhà thờ.
Thánh
Clêmentê cũng thành lập một trại trẻ mồ côi dành cho nam và nữ và các trường học.
Hoạt động bắt đầu vào năm 1787 và tiếp tục cho đến năm 1808 khi Napoléon
Bonaparte đóng cửa nhà thờ và giải tán cộng đoàn.
7. Ngài bị bắt và trục xuất khỏi thành phố
Các
tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế đã bị trục xuất khỏi Warsaw ở Ba Lan vào thời điểm hạn
chế tôn giáo, sau Cách mạng Pháp, và với sự mở rộng do Napoléon Bonaparte lãnh
đạo. Thánh Clêmentê và tất cả các tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế phải đi lưu vong vào
năm 1808. Nhà thờ Thánh Benno bị đóng cửa và bốn mươi tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế sống
ở đó đã bị cầm tù trong một tháng, cho đến khi họ được lệnh trục xuất về nước của
mình.
8. Ngài
làm tuyên úy bệnh viện khi Napoléon tấn công Vienna
Tháng
9 năm 1808, sau khi bị lưu đày khỏi Ba Lan, Clêmentê đến Viên, Áo. Năm 1809,
quân đội của Napoléon tấn công thành phố, và Clêmentê đang làm tuyên úy bệnh viện,
chăm sóc nhiều thương binh.
Đức tổng
giám mục thấy lòng nhiệt thành của ngài, đã nhờ ngài coi sóc một nhà thờ nhỏ của
Ý ở thành phố Vienna. Ngài ở đó trong bốn năm cho đến khi được bổ nhiệm làm
tuyên úy cho các Nữ tu Ursuline vào tháng 7 năm 1813.
9. Ngài
thường được gọi là “Đấng sáng lập thứ hai” của Dòng Chúa Cứu Thế
Thánh
Clêmentê có công đưa Dòng Chúa Cứu Thế ra khỏi nước Ý đến các nước Châu Âu, và
từ đó lan sang châu Mĩ, châu Á, châu Phi, và châu Úc. Trong suốt cuộc đời của
mình, Ngài đã tìm cách thiết lập các cộng đồng mới của nhà dòng, nhưng luôn gặp
trở ngại.
Ngài
và Cha Thaddeus Hubl, người bạn đồng hành, đã chịu nhiều đau khổ vì chiến
tranh, và Hội Tam điểm đã ảnh hưởng đến các chính sách ở Warsaw và sau đó là ở
Vienna, nơi Clêmentê đã sống trong suốt 12 năm.
Ở
Vienna, Ngài ra sức xin phép thành lập cộng đoàn Dòng Chúa Cứu Thế. Nhưng văn bản
chỉ chỉ được ban hành vào ngày ngài qua đời, ngày 15 tháng 3 năm 1820. Sau đó,
từ Tỉnh Dòng Áo, nhà dòng đã được mở rộng ra toàn thế giới.
10. Ngài được chọn làm Đấng bảo trợ của Vienna
Ở
Vienna, như đã đề cập, sau khi phục vụ cho những người lính bị thương trong cuộc
chiến của Napoléon, Clêmentê làm việc trong một giáo xứ dành cho người Ý và sau
đó là tuyên úy cho các Nữ tu Ursuline. Tại Vienna, ban đầu ngài bị cấm rao giảng
và cũng bị đe dọa trục xuất. Tuy nhiên, điều đó không ngăn cản ngài trong sứ vụ
linh mục.
Trong những năm đó, ngài đã thu hút sự chú ý của nhiều trí thức và sinh viên cũng như những người giàu có và nghệ sĩ. Đức Piô VII đã biết đến lòng nhiệt thành tông đồ của ngài và Đức Giáo Hoàng đã ban hành sắc lệnh thành lập cộng đoàn Dòng Chúa Cứu Thế đầu tiên tại Áo. Điều này diễn ra vào đêm trước khi Clêmentê qua đời. Thánh Clêmentê qua đời với giấc mơ trở thành hiện thực.
(Thanh Huấn lược dịch)