CHÚA NHẬT PHỤC SINH: THÁNH LỄ CHÍNH NGÀY
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT TRƯỚC
Bên cạnh các quy định của luật chữ đỏ trong Sách lễ Rôma, xin bổ sung thêm các thông tin sau:
Lễ Phục
Sinh
1. Thánh Lễ cử hành trong ngày Mừng Chúa Phục Sinh rất long trọng. Trong Thánh
Lễ này, thay vì nghi thức sám hối thì rảy nước thánh đã làm phép trong Đêm
Canh Thức, trong lúc đó hát điệp ca “Tôi đã thấy nước” (Vidi aquam) hoặc một
bài thánh ca nào khác diễn tả đặc tính của bí tích Thánh Tẩy. Những bình đựng
nước thánh ở cửa ra vào nhà thờ cũng được đổ đầy nước thánh mới làm phép này.
2. Truyền thống cử hành
hát kinh Chiều ngày lễ Phục Sinh để mừng kính bí tích Thánh Tẩy, ở đâu còn thịnh
hành, thì phải duy trì; ở đâu thấy thích hợp thì khôi phục lại. Trong giờ kinh
này, vừa hát Thánh vịnh, vừa đi rước đến giếng rửa tội.
3. Nến Phục Sinh đặt một nơi thích hợp, hoặc gần giảng đài, hoặc gần bàn thờ, và phải thắp sáng trong tất cả các giờ cử hành phụng vụ trọng thể hơn của mùa này, tức là Thánh Lễ, giờ Kinh Sáng và giờ Kinh Chiều, cho đến hết Chúa nhật Hiện Xuống. Sau Mùa Phục Sinh, Nến Phục Sinh đặt ở vị trí trang trọng trong khu vực cử hành bí tích Thánh Tẩy, để mỗi khi cử hành bí tích Thánh Tẩy, thì đốt lên và châm nến cho người lãnh bí tích. Trong nghi thức an táng thì Nến Phục Sinh được đặt ở gần quan tài để nói lên rằng cái chết của người tín hữu là một cuộc Vượt Qua đích thực. Ngoài Mùa Phục Sinh, không được đặt và đốt Nến Phục Sinh trên cung thánh.
Mùa Phục Sinh
4. Mùa Phục Sinh theo sau
các cử hành Đại Lễ Phục Sinh. Năm mươi ngày từ Chúa nhật Phục Sinh cho đến Chúa
nhật Hiện Xuống, được cử hành như một ngày lễ duy nhất, “Đại Chúa nhật.”
5. Các Chúa nhật của mùa
phụng vụ này được xem là các Chúa nhật Phục Sinh và được gọi tên như vậy; các Chúa
nhật này ưu tiên mừng lễ kính Chúa và trên tất cả các lễ trọng. Các lễ trọng trùng
vào một trong các Chúa nhật này thì được dời vào ngày thứ Bảy liền trước. Tất cả
các cử hành tôn sùng Đức Trinh Nữ Maria hoặc các Thánh rơi vào các ngày trong
tuần của các Chúa nhật này thì không cần phải chuyển sang ngày khác.
6. Đối với những người lớn
vừa nhận các bí tích khai tâm vào Đêm Canh thức Vượt Qua thì toàn bộ thời kỳ của
mùa này rất hữu ích cho họ học biết đạo lý khai tâm. Vì vậy, nơi đâu có các tân
tòng, thì cần tuân giữ những quy định của Chỉ
Thị Khai Tâm Kitô Giáo Dành Cho Người Lớn (Ordo Initiationis Christianae Adultorum),
các số 37-40 và 235-239. Ở khắp
nơi trong suốt tuần bát nhật Phục Sinh, Linh mục đọc lời cầu nguyện trong phần
Kinh Nguyện Thánh Thể, cầu cho những người vừa mới lãnh bí tích Thánh Tẩy.
7. Trong suốt Mùa Phục
Sinh, các tân tòng được sắp xếp chỗ ngồi dành riêng giữa cộng đoàn. Tất cả các
tân tòng cố gắng tham dự Thánh Lễ cùng với cha mẹ đỡ đầu. Tuỳ hoàn cảnh địa
phương, trong bài giảng và lời nguyện cộng đồng nên lưu tâm đến các tân tòng. Một
vài cử hành nên được tổ chức để chấm dứt thời kỳ học hỏi đạo lý khai tâm vào hoặc
gần kề Chúa nhật Hiện Xuống, tuỳ vào thói quen địa phương. Vào các Chúa nhật Phục
Sinh, cũng rất thích hợp để tổ chức cho các em thiếu nhi rước lễ lần đầu.
8. Các vị mục tử nên dạy
cho tín hữu, đã rước lễ lần đầu, biết về ý nghĩa giới răn của Hội Thánh liên quan đến việc Rước Mình Thánh Chúa trong
mùa này. Việc mang Mình Thánh Chúa cho bệnh nhân rất được khuyến khích, nhất là
vào tuần bát nhật Phục Sinh.
9. Nơi nào có tục lệ làm
phép nhà vào Mùa Phục Sinh, thì phải cử hành vào sau Đại Lễ Phục Sinh. Chỉ có
cha sở hoặc Linh mục khác hoặc thầy Phó tế được cha sở uỷ quyền mới được làm
phép. Đây là cơ hội cho việc thi hành sứ vụ mục tử. Linh mục quản xứ nên đến
thăm viếng mục vụ từng gia đình. Tại nhà tín hữu, Linh mục nói chuyện với họ và
cầu nguyện chung với họ, có thể dùng các lời cầu nguyện được chỉ định trong Sách Các Phép. Ở những thành phố lớn,
các gia đình có thể tập trung lại một nơi và cầu nguyện chung, rồi nhận phép
lành của cha sở.
10. Thực tế cho thấy rằng,
ở một số địa phương và cộng đoàn có hoàn cảnh đặc thù, một số hình thức đạo đức
bình dân liên quan đến các cử hành của Mùa Phục Sinh, lại có sức cuốn hút một
lượng giáo dân đông đúc hơn các cử hành phụng vụ thánh. Những hình thức này bị
đánh giá thấp, vì chúng thường thích ứng nhất thời với não trạng tôn giáo của
giáo dân. Vì thế, Hội Đồng Giám mục và Đấng Bản Quyền địa phương hãy xem xét những
thực hành đạo đức này nuôi dưỡng lòng sùng kính bình dân cách nào, có thể dung
hoà với phụng vụ thánh ở mức độ nào, có tác động rõ ràng nào với tinh thần phụng
vụ, có những biến thái nào từ các hình thức này và hướng dẫn dân chúng thực
hành sao cho thích hợp.
11. Thời kỳ năm mươi ngày
thánh kết thúc với Chúa nhật Hiện Xuống. Chúa nhật này tưởng niệm Thần Khí
Thiên Chúa được ban cho các Tông Đồ như là một ân huệ. Các Tông Đồ là nền tảng
của Hội Thánh và bắt đầu thi hành sứ
mạng của mình đến với muôn dân thuộc mọi ngôn ngữ và mọi quốc gia.
Cử hành Thánh Lễ với hình thức Canh Thức
được khuyến khích tổ chức, tuy dấu chỉ của nó không phải là thanh tẩy như trong
Canh thức Vượt Qua, nhưng nó là lời cầu nguyện khẩn thiết theo gương các Tông Đồ
và môn đệ. Họ đã kiên trì cùng nhau cầu nguyện với Đức Maria, Thân Mẫu Chúa
Giêsu, vì họ trông đợi Chúa Thánh Thần đến vào Lễ Ngũ Tuần.
12. “Thật là chính đáng
vào dịp lễ Vượt Qua, toàn thể Hội Thánh vui mừng về sự tha thứ
tội lỗi, không chỉ tha thứ cho những ai được tái sinh nhờ bí tích Thánh Tẩy, mà
còn tha thứ cho những ai đã trở nên đứa con hoang đàng.” Với sự quan tâm mục vụ
sâu sắc hơn và nỗ lực miệt mài hơn, tất cả những ai tham dự các cử hành trong
Mùa Phục Sinh, với sự trợ lực của ân sủng, sẽ sống xứng đáng với lòng Chúa ước
mong trong đời sống hằng ngày.
(Bộ Phụng tự và Kỷ luật các bí tích,
Thông tư
về việc Chuẩn bị và cử hành Đại Lễ Phục Sinh,
số 97-108)
Dẫn nhập lễ:
Kính thưa cộng đoàn, Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, đã sống lại.
Từ hơn 2000 năm nay, Hội Thánh không ngừng tuyên xưng: “Đức Kitô đã chết
vì tội lỗi chúng ta, đúng như lời Kinh Thánh, rồi Người đã được mai táng, và
ngày thứ ba, đã trỗi dậy, đúng như lời Kinh Thánh” (1 Cr 15,3b-4).
Hôm nay, hiệp thông với toàn thể Hội Thánh, chúng ta hân hoan cử hành
Đại Lễ Phục Sinh.
Đối với những người không có đức tin thì ngôi mộ là dấu chấm hết của một
kiếp người. Nơi đây, vua cũng như dân, người quyền quý cũng như kẻ cơ bần đều
vùi mình thành tro bụi.
Nhờ cái chết và sự sống lại của Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, nhân
loại được bước vào sự sống viên mãn của Ba Ngôi Thiên Chúa. Tử thần, giờ đây, chẳng
có quyền chi đối với con người. Ngôi mộ không còn là điểm cuối của đời người mà
trở thành con đường dẫn vào cõi trường sinh; niềm hoan lạc phục sinh đã thay
thế cho đau thương của giờ chết; ngày cuối của kiếp sống trần gian trở thành
ngày thứ nhất trong đời sống mới.
Họp nhau nơi đây, chúng ta hãnh diện tuyên xưng đức tin vào Đức Giêsu
Kitô, Đấng đã chết và sống lại vì loài người chúng ta, và để cứu độ chúng ta.
Xin Thiên Chúa củng cố đức tin cho mỗi người chúng ta, cách riêng, những anh
chị em tân tòng vừa được lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy trong đêm Canh thức Phục
Sinh vừa qua.
Nếu có
rảy nước thánh vào đầu Thánh Lễ, thì dẫn thêm: Trong Thánh Lễ hôm nay, thay vì nghi thức sám hối, Linh
mục chủ tế sẽ rảy nước thánh đã làm phép trong Đêm Canh Thức, xin cộng đoàn làm dấu Thánh Giá khi đón
nhận nước thánh.
Với những tâm tình đó, mời cộng đoàn đứng, hân hoan cất cao bài ca nhập lễ.
Sau khi chào cộng đoàn, Linh mục chủ tế đứng tại ghế,
quay mặt về phía cộng đoàn, rảy nước thánh trên mình, trên các thừa tác viên,
rồi các giáo sĩ và cộng đoàn. CẦN LƯU Ý
LÀ KHÔNG RẢY NƯỚC THÁNH TỪ PHÍA SAU LƯNG DÂN CHÚNG. Nếu một giáo xứ lớn
với khá đông người tham dự Thánh Lễ và phải mất nhiều thời gian mới rảy xong,
nên sử dụng thêm nhiều bình chứa khác. Các
thừa tác viên [CÓ CHỨC THÁNH] sẽ chia nhau rảy trong khu vực được phân
công cho mình với một giúp lễ cầm bình nước thánh đi theo [bên trái].[1]
Trong lúc đó, hát điệp ca “Tôi đã thấy nước” (Vidi aquam) hoặc một bài thánh ca
nào khác diễn tả đặc tính của bí tích Thánh Tẩy. Rảy rảy nước thánh xong, Linh
mục trở về ghế, và khi ca đoàn đã hát xong, Linh mục đứng chắp tay, quay về
phía cộng đoàn và đọc: “Xin Thiên Chúa toàn năng thanh tẩy chúng ta sạch tội
lỗi, và nhờ việc cử hành bí tích Thánh Thể này, xin Ngài làm cho chúng ta nên
xứng đáng thông phần vào bàn tiệc trong Nước Ngài.” Cộng đoàn đáp: “Amen.” Sau
đó, Linh mục xướng kinh Vinh Danh (x. Sách lễ Rôma – Nghi thức làm phép và rảy
nước thánh, số 1-6; Bộ Phụng tự và Kỷ luật các bí tích, Thông tư về việc Chuẩn
bị và cử hành Đại Lễ Phục Sinh, số 97).[2]
Dẫn vào bài đọc 1 (Cv 10,34a.37-43): Đức Giêsu Kitô là Con Thiên Chúa, đã làm người, đã chịu
chết và sống lại để cứu chuộc nhân loại. Ai tin vào Danh Đức Giêsu Kitô thì sẽ
được thứ tha tội lỗi, được cứu độ. Đó là lời rao giảng của Thánh Phêrô trong
đoạn sách Công Vụ Tông Đồ sau đây.
Dẫn vào bài đọc 2 (Cl 3,1-4): Trong thư gửi tín hữu Côlôxê, Thánh Phaolô nhắc chúng
ta rằng: qua Phép Rửa, chúng ta được tham dự vào sự sống mới của Đức Kitô Phục
Sinh. Vì thế, chúng ta hãy tìm kiếm những sự trên trời, nơi Đức Kitô đang ngự
bên hữu Thiên Chúa.
Ca tiếp liên (cộng đoàn NGỒI[3] khi hát Ca tiếp liên)
Lời nguyện tín hữu
Năm A
Chủ tế: Anh chị em thân mến, Thiên Chúa đã cho Đức Kitô sống
lại và bừng sáng trên thế giới như mặt trời chính ngọ. Ước gì ánh sáng Phục
Sinh của Người hướng dẫn đời sống đức tin của người Kitô hữu. Trong niềm hân
hoan mừng Con Chúa sống lại khải hoàn, chúng ta cùng dâng lời nguyện xin:
1. Từ hai mươi thế kỷ nay, Hội Thánh không ngừng công bố một tin mừng
duy nhất cho muôn dân, đó là tin mừng Con Chúa Đã Phục Sinh. Chúng ta hiệp lời
cầu xin cho lời rao giảng của Hội Thánh được nhiều người thành tâm đón nhận.
Chúng ta cùng cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Chỉ một mình Đức Kitô Phục Sinh có quyền năng đổi mới và hòa giải
mọi tâm hồn. Chúng ta hiệp lời cầu xin Chúa thương xót nhân loại đang đau khổ
vì hận thù chia rẽ và xin Người canh tân lòng trí con người hôm nay. Chúng ta
cùng cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Nhờ Đức Kitô Phục Sinh, Chúa mở lối cho nhân loại vào cõi sống muôn
đời. Chúng ta hiệp lời cầu xin Chúa chỉ vẽ cho các Kitô hữu, biết cách xây dựng
quê hương trần thế, làm sao cho những cố gắng đó cũng giúp họ đạt tới Quê Trời
vinh phúc. Chúng ta cùng cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Chính Đức Kitô Phục Sinh đã tập họp chúng ta trong Thánh Lễ này.
Chúng ta hiệp lời cầu xin Chúa lấy lời chân lý mà cải hoá, và giúp cộng đoàn
giáo xứ chúng ta sống một cuộc đời thánh thiện, để mọi công việc chúng ta làm
đều đẹp lòng Chúa. Chúng ta cùng cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Chủ tế: Lạy Chúa, Đức Giêsu Kitô Con Chúa đã trải qua bao đối
tượng và chịu khổ hình thập giá rồi mới bước vào vinh quang Thiên Quốc. Xin cho
tất cả chúng con được chia sẻ đối tượng, được chết với Người để cùng được Phục
Sinh vinh hiển với Người. Chúa hằng sống
và hiển trị muôn đời.
Năm B
Chủ tế: Anh chị em thân mến, nhờ sức mạnh của Thánh Thần, Đức
Kitô đã sống lại từ cõi chết. Vì thế, chúng ta hãy vui sướng nguyện xin:
1. Đức Kitô luôn Phục Sinh luôn hiện diện trong Hội Thánh. Chúng ta
hiệp lời cầu xin Người ban Thánh Thần cho các Đức Giám mục, Linh mục, Phó tế,
để các ngài biết chu toàn trọng trách đã được trao cho, là nhiệt thành và khôn
ngoan lãnh đạo Dân Chúa. Chúng ta cùng cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Đức Kitô Phục Sinh là nguồn an ủi cho những ai đang sầu khổ. Chúng
ta hiệp lời cầu xin Người nâng đỡ ủi an những kẻ tật nguyền yếu đau, để họ tìm
được bình an trong cơn thử thách gian truân. Chúng ta cùng cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Đức Kitô Phục Sinh là niềm hy vọng cho những ai đang thất vọng.
Chúng ta hiệp lời cầu xin cho những ai đang lâm cảnh gian nan, những người đang
túng thiếu bần cùng, tìm đc nơi Người nguồn hy vọng để vui sống. Chúng ta cùng
cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Đức Kitô Phục Sinh là nguồn tình yêu của mọi Kitô hữu. Chúng ta hiệp
lời cầu xin cho cộng đoàn giáo xứ chúng ta biết kín múc tình yêu nơi Người, để
có thể luôn tôn trọng và yêu thương nhau. Chúng ta cùng cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Chủ tế: Lạy Chúa Giêsu Kitô, khi sống lại từ cõi chết, Chúa đã củng cố niềm tin cho các Tông Đồ và sai các ngài đi rao giảng khắp thế gian. Xin Chúa cũng làm cho niềm tin của chúng con ngày càng thêm vững mạnh, để chúng con công bố sứ điệp yêu thương của Chúa cho hết thảy mọi người. Chúa hằng sống và hiển trị muôn đời.
Năm C
Chủ tế: Anh chị em thân mến, Chúa Cha đã cho Đức Kitô phục
sinh để trở nên nguồn sống mới và chính Người sẽ dùng quyền năng của mình mà
làm cho chúng ta sống lại trong ngày sau hết. Vì thế, với tâm tình cảm tạ tri
ân, chúng ta cùng dâng lời cầu xin:
1. Khi sống lại từ cõi chết, Đức Giêsu đã loan báo tin mừng cho mấy phụ
nữ và các Tông Đồ. Chúng ta hiệp lời cầu xin cho mọi thành phần Dân Chúa trở
nên những chứng nhân trung thành của Đấng Phục Sinh. Chúng ta cùng cầu xin
Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Khi sống lại từ cõi chết, Đức Kitô đã chiến thắng tội lỗi và tử
thần. Chúng ta hiệp lời cầu xin cho các tín hữu biết cởi bỏ con người cũ, và
mặc lấy con người mới theo hình ảnh Đức Kitô Phục Sinh. Chúng ta cùng cầu xin
Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Khi sống lại từ cõi chết, Đức Giêsu đã hiện ra nhiều lần với các Tông
Đồ và ban Thánh Thần cho các ngài. Chúng ta hiệp lời cầu xin Chúa cũng ban
Thánh Thần để Người tái tạo chúng ta. Chúng ta cùng cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Khi sống lại từ cõi chết, Đức Giêsu đem đến cho những ai tin vào
Người bình an và vui mừng. Chúng ta hiệp lời cầu xin cho mọi thành viên trong
cộng đoàn giáo xứ chúng ta, trở nên những sứ giả mang bình an và niềm vui đến
cho hết thảy mọi người. Chúng ta cùng cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Chủ tế: Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã chết đau thương và sống lại
vinh hiển để cứu chuộc chúng con. Xin cho chúng con luôn cố gắng sống xứng đáng
với tình thương hải hà của Chúa. Chúa
hằng sống và hiển trị muôn đời.
Kết lễ: Có thể dùng công thức ban phép lành trọng thể (mùa
Phục Sinh) trong Sách lễ Rôma. Nếu dùng công thức này, người dẫn lễ sẽ
dẫn: “Xin cộng đoàn cúi mình đón nhận phép lành.” Linh mục chủ tế dang hai tay trên cộng đoàn, đọc công thức ban phép
lành và cộng đoàn đáp: “Amen.”[4]
DẪN
KIỆU CHÚA PHỤC SINH
1. Lời
dẫn (ngồi)
2. Hát
kinh Chúa Thánh Thần (đứng)
3. Linh
mục chủ sự xông hương tượng Chúa Phục Sinh[5]
4. Lời
nguyện (đứng):
Lạy Cha từ ái, ngày hôm nay, Đức Giêsu đã đánh bại thần chết, khai mở lối cho
chúng con vào cuộc sống muôn đời. Nay chúng con đang hoan hỷ mừng Người sống lại,
xin ban Thánh Thần làm cho chúng con trở nên người mới, để sống cuộc đời tràn
ngập ánh sáng Đấng Phục Sinh. Người là
Thiên Chúa hằng sống và hiển trị cùng Cha, trong sự hợp nhất của Chúa Thánh Thần
đến muôn đời.
5. Hát
mừng Chúa Phục Sinh (đứng)
6. Lời Chúa (đứng): Ga 20,1-9 hoặc Lc 24,13-35
7. Cộng
đoàn đọc chung:
Nào
tín hữu ca mừng hoan hỷ
Đức
Kitô, chiên lễ Vượt Qua
Chiên
Con máu đổ chan hoà
Cứu
bầy chiên lạc chúng ta về đoàn.
Đức
Kitô hoàn toàn vô tội
Đã
đứng ra môi giới giao hoà
Tội
nhân cùng với Chúa Cha
Từ
đây sum họp một nhà Cha con.
Sinh
mệnh cùng tử vong ác chiến
Cuộc
giao tranh khai diễn diệu kỳ
Chúa
sự sống đã chết đi
Giờ
đây hằng sống trị vì oai linh.
Maria
hỡi, xin thuật lại
Trên
đường đi đã thấy gì cô?
Thấy
mồ trống Đức Kitô
Phục
sinh vinh hiển thiên thu khải hoàn.
Thấy
thiên sứ chứng nhân hiển hiện
Y
phục và khăn liệm xếp rời
Giêsu,
hy vọng của tôi
Sẽ
đón các ngài tại xứ Galin.
Chúng
tôi vững niềm tin sắt đá
Đức
Kitô thật đã phục sinh.
Tâu
Vua chiến thắng hiển vinh
Đoàn
con xin Chúa rủ tình xót thương.
8. Khởi
kiệu: Thứ tự đoàn kiệu:
- Bình hương.
- Thánh Giá, đèn hầu.
- Trước
tượng Chúa Phục Sinh là những người không có chức thánh (xếp
theo quy tắc chung: nữ trước - nam sau; nhỏ tuổi trước - lớn tuổi sau; không đồng
phục trước - có đồng phục sau; giáo dân trước - tu sĩ sau; các em giúp lễ thường
đi trước kiệu (vì phụ giúp trực tiếp cho cuộc kiệu và Thánh Lễ sau đó); đội trống
kèn có thể đi trước các hội đoàn có đồng phục hoặc đi trước tượng Chúa Phục
Sinh), sau tượng Chúa Phục Sinh là những
người có chức thánh.
9. Hát / trống kèn
10. Suy
niệm 1
Lạy
Chúa Giêsu Phục Sinh,
lúc
chúng con tìm kiếm Ngài trong nước mắt,
xin
hãy gọi tên chúng con
như
Chúa đã gọi tên
chị
Maria đứng khóc lóc bên mộ.
Lúc
chúng con chán nản và bỏ cuộc,
xin
hãy đi với chúng con trên dặm đường dài
như
Chúa đã đi với hai môn đệ Emmau.
Lúc
chúng con đóng cửa vì sợ hãi,
xin
hãy đến và đứng giữa chúng con
như
Chúa đã đến đem bình an cho các môn đệ.
Lúc
chúng con cố chấp và xa cách anh em,
xin
hãy kiên nhẫn và khoan dung với chúng con
như
Chúa đã không bỏ rơi ông Tôma cứng cỏi.
Lúc
chúng con vất vả suốt đêm
mà
không được gì,
xin
hãy dọn bữa sáng cho chúng con ăn,
như
Chúa đã nướng bánh và cá cho bảy môn đệ.
Lạy
Chúa Giêsu Phục Sinh,
xin
tỏ mình ra
cho
chúng con thấy Ngài mỗi ngày,
để
chúng con tin là Ngài đang sống, đang đến,
và
đang ở thật gần bên chúng con. Amen.
11. 1
kinh Lạy Cha, 1 kinh Kính Mừng, 1 kinh Sáng Danh
12. Hát
/ trống kèn
13. Suy
niệm 2
Lạy
Chúa, Chúa đã chịu chết và sống lại,
xin
dạy chúng con biết chiến đấu
trong
cuộc chiến mỗi ngày
để
được sống dồi dào hơn.
Chúa
đã khiêm tốn và kiên trì
nhận
lấy những thất bại trong cuộc đời
cũng
như mọi đau khổ của thập giá,
xin
biến mọi đau khổ cũng như mọi thử thách
chúng
con phải gánh chịu mỗi ngày,
thành
cơ hội giúp chúng con thăng tiến
và
trở nên giống Chúa hơn.
Xin
dạy chúng con biết rằng
chúng
con không thể nên hoàn thiện
nếu
như không biết từ bỏ chính mình
và
những ước muốn ích kỷ.
Ước
chi từ nay,
không
gì có thể làm cho chúng con
khổ
đau và khóc lóc
chỉ
vì quên đi niềm vui ngày Chúa phục sinh.
Chúa
là mặt trời tỏa sáng Tình Yêu Chúa Cha,
là
hy vọng hạnh phúc bất diệt,
là
ngọn lửa tình yêu nồng nàn;
xin
lấy niềm vui của Người
mà
làm cho chúng con nên mạnh mẽ
và
trở thành mối dây yêu thương,
bình
an và hiệp nhất giữa chúng con. Amen.
14. 1
kinh Lạy Cha, 1 kinh Kính Mừng, 1 kinh Sáng Danh
15. Hát
/ trống kèn
16. Suy
niệm 3
Lạy
Chúa Giêsu Phục Sinh,
Chúa
đã sống đến cùng cuộc Vượt Qua của Chúa,
xin
cho chúng con biết sống cuộc Vượt Qua mỗi ngày của chúng con,
Vượt
qua sự nhỏ mọn và ích kỷ.
Vượt
qua những đam mê đang kéo ghì chúng con xuống.
Vượt
qua nỗi sợ khổ đau và nhục nhã.
Vượt
qua đêm tăm tối cô đơn của Vườn Dầu.
Vượt
qua những khắc khoải của niềm tin.
Vượt
qua những thành kiến chúng con có về người khác...
Chính
vì Chúa đã phục sinh
nên
chúng con vui sướng và can đảm vượt qua,
dù
phải chịu mất mát và thua thiệt.
Ước
gì, chúng con biết noi gương Chúa Phục Sinh
gieo
rắc khắp nơi bình an và hy vọng,
tin
tưởng và niềm vui.
Ước
gì ai gặp chúng con
cũng
gặp thấy sự sống mãnh liệt của Chúa.
17. 1
kinh Lạy Cha, 1 kinh Kính Mừng, 1 kinh Sáng Danh
18. Hát
/ trống kèn
19. Kiệu
tượng Chúa Phục Sinh về đến cung thánh: Linh mục chủ sự
xông hương tượng Chúa Phục Sinh.
20. Lời
nguyện kết thúc: Lạy Chúa, xin ghé mắt nhân từ nhìn đến
chúng con là đoàn dân của Chúa. Nhờ mầu nhiệm Vượt Qua, Chúa đã cho tâm hồn
chúng con được hoàn toàn đổi mới, xin cho cả thân xác yếu hèn của chúng con đây
mai sau cũng được sống lại vinh hiển và hưởng phúc trường sinh. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Giêsu Kitô, Con
Chúa, và là Chúa chúng con, Người hằng sống và hiển trị cùng Chúa, trong sự hợp
nhất của Chúa Thánh Thần đến muôn đời.
21. Hát
kết thúc
[1] x.
Ủy ban Phụng tự - HĐGM.VN, Ủy ban Phụng Tự giải thích quy định về Giảng lễ,
Đặt tay và Rảy nước phép (2019) ; Denis C. Smolarski, Q & A: The
Mass (Chicago: Liturgy Training Publications, 2002), 6-7.
[2]
Trong nghi thức rảy nước thánh vào Chúa
nhật Phục Sinh, vì dùng nước thánh đã làm phép trong đêm Vọng Phục Sinh nên
sẽ rảy nước thánh luôn chứ không “làm phép lại” nước thánh vốn đã
làm phép (x. Bộ Phụng tự và Kỷ
luật các bí tích, Thông tư về việc Chuẩn
bị và cử hành Đại Lễ Phục Sinh, số 97; Edward McNamara, Rảy nước thánh và đặt tượng Chúa trong mùa Phục Sinh). Ngài
ra, cần lưu ý, nước thánh làm phép trong Đêm Canh thức Vượt Qua hoặc theo Sách
các phép, thường được tín hữu dùng để làm dấu Thánh Giá, biểu lộ đức tin và
cầu xin ơn phúc. Trường hợp nhà thờ hết nước phép, để đáp ứng nhu cầu của giáo
dân, thì cần làm phép nước thánh mới theo nghi thức quy định trong sách phụng vụ.
Tuyệt đối không đổ nước mới vào một ít nước thánh cũ còn lại để tiếp tục sử
dụng như kiểu “ma thuật” mà phụng vụ và Sách các phép thường xuyên nhắc
nhở phải loại trừ (x. Thánh Bộ Phụng tự, Sách các phép Rôma (31.5.1984),
Những điều cần biết trước, số 19.23.24b.27.1083-1084).
[3]
Edward McNamara, Tư thế đúng khi nghe Ca tiếp liên.
[4] x.
Sách lễ Rôma – Công thức ban phép lành cuối lễ và lời nguyện trên dân chúng.
[5]
Mặc dù Nến Phục Sinh là biểu tượng phụng vụ chính của Chúa Kitô Phục Sinh,
nhưng nó không loại trừ các biểu tượng sùng kính khác. Trưng bày một bức tượng
hoặc cờ hiệu của Chúa Phục Sinh trong thời kỳ này có thể giúp làm sáng tỏ sự
sùng kính và nhận thức về mầu nhiệm. Theo nghĩa này, nó là tương tự như hang đá
lễ Giáng sinh. Đây là một sự thực hành
sùng kính, chứ không phải là một đối tượng phụng vụ thay thế Nến Phục Sinh.
Vì lý do này, cần lưu ý đến vị trí và
địa điểm của các hình ảnh này, để chúng giúp tăng cường sứ điệp Phục Sinh,
trong khi không làm lu mờ biểu tượng phụng vụ chính (x. Edward McNamara, Rảy nước thánh và đặt tượng Chúa trong mùa
Phục Sinh).