What is the Catholic Church’s position on Reiki
as an alternative therapy?

The Committee on Doctrine of the United States Conference of Catholic Bishops issued a document entitled: “Guidelines For Evaluating Reiki As An Alternative Therapy” on March 25, 2009. The following is their position:
GUIDELINES FOR EVALUATING REIKI
AS AN ALTERNATIVE THERAPY
Committee
on Doctrine
United
States Conference of Catholic Bishops
25 March 2009
1. From time to
time questions have been raised about various alternative therapies that
areoften available in the United States. Bishops are sometimes asked, “What is
the Church’s position on such therapies?” The USCCB Committee on Doctrine has
prepared this resource inorder to assist bishops in their responses.
I. HEALING BY DIVINE GRACE
AND HEALING BY NATURAL POWERS
2. The Church
recognizes two kinds of healing: healing by divine grace and healing
thatutilizes the powers of nature. As for the first, we can point to the
ministry of Christ, who performed many physical healings and who commissioned
his disciples to carry on that work. In fidelity to this commission, from the
time of the Apostles the Church has interceded on behalf of the sick through
the invocation of the name of the Lord Jesus, asking for healing through the
power of the Holy Spirit, whether in the form of the sacramental laying on of
hands and anointing with oil or of simple prayers for healing, which often
include an appeal to the saints for their aid. As for the second, the Church
has never considered a plea for divine healing, which comes as a gift from God,
to exclude recourse to natural means of healing through the practice of
medicine.[i] Alongside her sacrament of healing and various prayers
for healing, the Church has a long history of caring for the sick through the
use of natural means. The most obvious sign of this is the great number of
Catholic hospitals that are found throughout our country.
3. The two kinds
of healing are not mutually exclusive. Because it is possible to be healed by
divine power does not mean that we should not use natural means at our
disposal. It is not our decision whether or not God will heal someone by
supernatural means. As the Catechism of the Catholic Church points out, the
Holy Spirit sometimes gives to certain human beings “a special charism of
healing so as to make manifest the power of the grace of the risen Lord.”[ii]
This power of healing is not at human disposal, however, for “even the most
intense prayers do not always obtain the healing of all illnesses.”[iii] Recourse
to natural means of healing therefore remains entirely appropriate, as these
are at human disposal. In fact, Christian charity demands that we not neglect
natural means of healing people who are ill.
II. REIKI AND HEALING
A. The Origins and Basic
Characteristics of Reiki
4. Reiki is a
technique of healing that was invented in Japan in the late 1800s by MikaoUsui,
who was studying Buddhist texts.[iv] According to Reiki teaching,
illness is caused by some kind of disruption or imbalance in one’s “life
energy.” A Reiki practitioner effects healing by placing his or her hands in
certain positions on the patient’s body in order to facilitate the flow of Reiki,
the “universal life energy,” from the Reiki practitioner to the patient. There
are numerous designated hand positions for addressing different problems. Reiki
proponents assert that the practitioner is not the source of the healing
energy, but merely a channel for it.[v] To become a Reiki
practitioner, one must receive an “initiation” or “attunement” from a Reiki
Master. This ceremony makes one “attuned” to the “universal life energy” and
enables one to serve as a conduit for it. There are said to be three different
levels of attunement (some teach that there are four). At the higher levels,
one can allegedly channel Reiki energy and effect healings at a distance,
without physical contact.
B. Reiki as a Natural Means
of Healing
5. Although
Reiki proponents seem to agree that Reiki does not represent a religion of its
own, but a technique that may be utilized by people from many religious
traditions, it does have several aspects of a religion. Reiki is frequently
described as a “spiritual” kind of healing a opposed to the common medical
procedures of healing using physical means. Much of the literature on Reiki is
filled with references to God, the Goddess, the “divine healing power,” and the
“divine mind.” The life force energy is described as being directed by God, the
“Higher Intelligence,” or the “divine consciousness.” Likewise, the various
“attunements” which the Reiki practitioner receives from a Reiki Master are
accomplished through “sacred ceremonies” that involve the manifestation and
contemplation of certain “sacred symbols” (which have traditionally been kept
secret by Reiki Masters). Furthermore, Reiki is frequently described as a “way
of living,” with a list of five “Reiki Precepts” stipulating proper ethical
conduct.
6. Nevertheless,
there are some Reiki practitioners, primarily nurses, who attempt to approach
Reiki simply as a natural means of healing. Viewed as natural means of healing,
however, Reiki becomes subject to the standards of natural science. It is true
that there may be means of natural healing that have not yet been understood or
recognized by science. The basic criteria for judging whether or not one should
entrust oneself to any particular natural means of healing, however, remain
those of science.
7. Judged
according to these standards, Reiki lacks scientific credibility. It has not
been accepted by the scientific and medical communities as an effective
therapy. Reputable scientific studies attesting to the efficacy of Reiki are
lacking, as is a plausible scientific explanation as to how it could possibly
be efficacious. The explanation of the efficacy of Reiki depends entirely on a
particular view of the world as permeated by this “universal life energy”
(Reiki) that is subject to manipulation by human thought and will. Reiki
practitioners claim that their training allows one to channel the “universal
life energy” that is present in all things. This “universal life energy,”
however, is unknown to natural science. As the presence of such energy has not
been observed by means of natural science, the justification for these
therapies necessarily must comefrom something other than science.
C. Reiki and the Healing
Power of Christ
8. Some people
have attempted to identify Reiki with the divine healing known to Christians.[vi]
They are mistaken. The radical difference can be immediately seen in the fact
that for the Reiki practitioner the healing power is at human disposal. Some
teachers want to avoid this implication and argue that it is not the Reiki
practitioner personally who effects the healing, but the Reiki energy directed
by the divine consciousness. Nevertheless, the fact remains that for Christians
the access to divine healing is by prayer to Christ as Lord and Savior, while
the essence of Reiki is not a prayer but a technique that is passed down from
the “Reiki Master” to the pupil, a technique that once mastered will reliably
produce the anticipated results.[vii] Some practitioners attempt to
Christianize Reiki by adding a prayer to Christ, but this does not affectthe
essential nature of Reiki. For these reasons, Reiki and other similar
therapeutic techniquescannot be identified with what Christians call healing by
divine grace.
9. The
difference between what Christians recognize as healing by divine grace and
Reiki therapy is also evident in the basic terms used by Reiki proponents to
describe what happens in Reiki therapy, particularly that of “universal life
energy.” Neither the Scriptures nor the Christian tradition as a whole speak of
the natural world as based on “universal life energy” that is subject to
manipulation by the natural human power of thought and will. In fact, this
worldview has its origins in eastern religions and has a certain monist and
pantheistic character, in that distinctions among self, world, and God tend to
fall away.[viii] We have already seen that Reiki practitioners are
unable to differentiate clearly between divine healing power and power that is
at human disposal.
III. CONCLUSION
10. Reiki
therapy finds no support either in the findings of natural science or in
Christian belief. For a Catholic to believe in Reiki therapy presents insoluble
problems. In terms of caring for one’s physical health or the physical health
of others, to employ a technique that has no scientific support (or even
plausibility) is generally not prudent.
11. In terms of
caring for one’s spiritual health, there are important dangers. To use Reiki
one would have to accept at least in an implicit way central elements of the
worldview that undergirds Reiki theory, elements that belong neither to
Christian faith nor to natural science. Without justification either from
Christian faith or natural science, however, a Catholic who puts his or her
trust in Reiki would be operating in the realm of superstition, the
no-man’s-land that is neither faith nor science.[ix] Superstition
corrupts one’s worship of God by turning one’s religious feeling and practice
in a false direction.[x] While sometimes people fall into superstition through
ignorance, it is the responsibility of all who teach in the name of the Church
to eliminate such ignorance as much as possible.
12. Since Reiki therapy is not compatible with either Christian teaching or scientific evidence, it would be inappropriate for Catholic institutions, such as Catholic health care facilities and retreat centers, or persons representing the Church, such as Catholic chaplains, to promote or to provide support for Reiki therapy.
Linh mục Giuse Lê Thanh Huấn, C.Ss.R. lược dịch:
Đâu là quan điểm của Giáo Hội Công giáo về nhân điện (reiki)
như một phương pháp trị liệu thay thế?
Ủy ban Giáo lý của Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ đã ban hành một văn bản với tựa đề: “Hướng dẫn về việc đánh giá về nhân điện [reiki] như một phương pháp trị liệu thay thế” vào ngày 25 tháng Ba năm 2009. Dưới đây là bản hướng dẫn:
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ VỀ NHÂN ĐIỆN [REIKI]
NHƯ MỘT PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU THAY THẾ
Ủy ban
Giáo lý
Hội đồng
Giám mục Công giáo Hoa Kỳ
25 tháng Ba 2009
1. Hết lần này đến
lần khác, nhiều câu hỏi được đặt ra về các liệu pháp trị liệu thay thế nổi lên ở
Hoa Kỳ. Các giám mục thường được hỏi rằng: “Đâu là quan điểm của Giáo Hội về những
phương pháp này? Ủy ban Giáo lý trực thuộc Hội đồng Giám mục Hoa Kì đã soạn thảo
tài liệu này nhằm hỗ trợ các giám mục trong việc trả lời các câu hỏi này.
I. CHỮA LÀNH NHỜ ƠN CHÚA VÀ
CHỮA LÀNH BẰNG SỨC MẠNH TỰ NHIÊN
2. Giáo Hội công
nhận có hai phương thức chữa lành: chữa lành nhờ ơn Chúa và chữa lành bằng sức
mạnh tự nhiên.
Đối với phương
thức điều trị thứ nhất, chúng ta có thể thấy nơi sứ vụ của Chúa Kitô, Đấng đã
chữa lành nhiều người về thể xác và Người cũng uỷ thác cho các môn đệ của Người
tiếp tục công việc đó. Trung thành với nhiệm vụ này, từ thời các Tông Đồ, Giáo
Hội đã cầu nguyện cho các bệnh nhân bằng việc cầu khẩn danh Chúa Giêsu, xin ơn
chữa lành nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần, dưới hình thức đặt tay và xức dầu
trong các bí tích, hoặc đơn giản hơn với những lời nguyện xin ơn chữa lành,
thông thường kèm theo việc khẩn cầu sự trợ giúp từ các thánh.
Đối với điều thứ
hai, Giáo Hội chưa bao giờ cho rằng việc cầu xin sự chữa lành thiêng liêng, điều
mà đến như một món quà từ Thiên Chúa, có thể loại trừ việc nhờ đến các phương
pháp chữa bệnh tự nhiên thông qua việc thực hành y học.[i] Ngoài các
bí tích chữa lành và các lời nguyện xin ơn chữa lành, Giáo Hội có một lịch sử
lâu đời về việc chăm sóc các bệnh nhân thông qua các phương pháp chữa trị tự
nhiên. Dấu hiệu rõ ràng nhất có thể thấy là số lượng rất lớn các bệnh viện Công
giáo trên khắp đất nước chúng ta.
3. Hai phương
pháp chữa lành này không loại trừ nhau. Bởi vì việc chữa lành nhờ ơn Chúa không
có nghĩa là chúng ta không nên sử dụng các phương pháp điều trị tự nhiên. Chúng
ta không thể quyết định xem Chúa có chữa lành hoặc không chữa lành một người
nào đó bằng các phương tiện siêu nhiên hay không. Sách Giáo lý Hội Thánh Công giáo
chỉ ra rằng: Chúa Thánh Thần ban cho một số người “ơn chữa lành để biểu lộ quyền
năng của Chúa phục sinh.”[ii] Tuy nhiên, ơn chữa lành này không phụ
thuộc vào khả năng của con người, vì “ngay cả những lời cầu nguyện tha thiết nhất
không phải lúc nào cũng có thể chữa lành bệnh tật.”[iii] Do đó, việc
sử dụng các phương pháp chữa bệnh tự nhiên là hoàn toàn phù hợp, vì đây là những
phương pháp trong khả năng của con người. Thật vậy, lòng bác ái Kitô giáo đòi
buộc chúng ta không được bỏ qua các phương tiện tự nhiên trong việc chữa bệnh.
II. NHÂN ĐIỆN [REIKI] VÀ SỰ
CHỮA LÀNH
A. Nguồn gốc và đặc điểm cơ
bản của nhân điện (Reiki)
4. Nhân điện là
một phương pháp chữa bệnh được MikaoUsui, một nhà nghiên cứu Phật giáo, phát
minh ở Nhật Bản vào cuối những năm 1800.[iv] Theo các nhà nhân điện,
bệnh tật là do một số gián đoạn hoặc mất cân bằng trong “năng lượng sống” của một
người.
Bác sĩ chữa bệnh
bằng phương pháp nhân điện sẽ đặt tay của mình vào những vị trí nhất định trên
cơ thể bệnh nhân để khơi thông và tạo điều kiện thuận lợi cho dòng nhân điện
truyền từ bác sĩ đến bệnh nhân. Những vị trí đặt tay khác nhau sẽ giúp chữa các
chứng bệnh khác nhau. Những người ủng hộ phương pháp nhân điện khẳng định rằng
bác sĩ không phải là nguồn năng lượng chữa bệnh, mà chỉ đơn thuần là một công cụ
cho dòng điện.[v]
Để trở thành một
bác sĩ chữa trị bằng phương pháp nhân điện, học viên phải được “khai thông” hoặc
“hoà hợp” từ một bậc thầy nhân điện. Trong nghi lễ, học viên được làm cho “hoà
hợp” với “nguồn năng lượng của vũ trụ” trở thành một công cụ dẫn truyền nguồn
năng lượng này. Có ba mức độ kết nối khác nhau (có nơi nói bốn). Ở cấp độ cao, bác
sĩ được cho là có thể truyền năng lượng nhân điện và có tác dụng chữa bệnh ở
khoảng cách xa mà không cần tiếp xúc vật lý.
B. Nhân điện [reiki] như một
phương pháp chữa bệnh tự nhiên
5. Mặc dù những
người ủng hộ phương pháp chữa trị bằng nhân điện dường như đồng ý rằng nhân điện
không đại diện cho một tôn giáo đặc thù nào, mà là một kỹ thuật có thể được sử
dụng bởi những người thuộc nhiều truyền thống tôn giáo khác nhau, nhưng nó có
nhiều khía cạnh mang tính tôn giáo.
Nhân điện thường
được mô tả là một kiểu chữa bệnh “tâm linh” trái ngược với các phương pháp chữa
trị thông thường, chữa bệnh bằng các phương tiện vật lý. Nhiều tài liệu về nhân
điện đề cập đến Chúa, nữ thần, “sức mạnh chữa lành thần thánh” và “trí tuệ thần
thánh.” Năng lượng sinh lực được mô tả là được Thượng Đế, “Đấng Thượng Trí,” hoặc
“Ý Thức Thần Thánh” hướng dẫn.
Tương tự như vậy,
“sự hoà hợp” khác nhau mà học viên nhận được từ một bậc thầy về nhân điện được
thực hiện thông qua “các nghi lễ thiêng liêng” liên quan đến các cử chỉ và thiền
định hướng về một số “biểu tượng thiêng liêng” (được các bậc thầy về nhân điện giữ
bí mật).
Hơn nữa, nhân điện
thường được mô tả như là một “cách sống,” với một danh sách năm “luật” để hướng
dẫn việc sống luân lý.
6. Tuy nhiên, có
một số học viên, chủ yếu là y tá, cố gắng tiếp cận nhân điện đơn giản như một
phương pháp chữa bệnh tự nhiên. Được coi là phương pháp chữa bệnh tự nhiên, thế
nhưng, nhân điện trở thành đối tượng của các nghiên cứu khoa học tự nhiên. Đúng
là có thể có những phương pháp chữa bệnh tự nhiên mà khoa học chưa hiểu hoặc
chưa công nhận. Tuy vậy, các tiêu chí căn bản để đánh giá liệu một người có nên
giao phó bản thân cho bất kỳ phương pháp chữa bệnh tự nhiên cụ thể nào hay
không, vẫn là những tiêu chí của khoa học.
7. Nếu đánh giá
theo các tiêu chuẩn này, phương pháp nhân điện thiếu độ tin cậy về mặt khoa học.
Nó đã không được cộng đồng khoa học và y tế chấp nhận như một liệu pháp hiệu quả,
uy tín, khoa học. Các nghiên cứu phải không thể tiến tới việc chứng minh hiệu
quả của phương pháp nhân điện, cũng như một lời giải thích khoa học hợp lý về
việc nó có thể có hiệu quả như thế nào.
Lời giải thích về
hiệu quả của nhân điện hoàn toàn dựa trên trên quan điểm cụ thể về thế giới được
“năng lượng sống phổ quát” [reiki] thấm nhuần này có thể bị thao túng bởi suy
nghĩ và ý chí của con người.
Các nhà nhân điện
tuyên bố rằng: việc đào tạo của họ cho phép một người truyền “năng lượng cuộc sống
phổ quát” có trong mọi vật. Tuy nhiên, “năng lượng sự sống phổ quát” này không
được khoa học tự nhiên biết đến. Vì sự hiện diện của năng lượng như vậy không
thể quan sát bằng phương tiện khoa học tự nhiên, bởi để chứng minh cho những
phương pháp điều trị này cần phải dựa trên một thứ gì đó khác ngoài khoa học.
C. Năng lượng nhân điện và
quyền năng chữa lành của Đức Kitô
8. Một số người
đã cố gắng xác định nhân điện với ơn chữa bệnh nơi truyền thống Kitô Giáo.[vi]
Họ đã lầm. Sự khác biệt cơ bản có thể được nhìn thấy ngay trong thực tế là đối
với phương pháp nhân điện, khả năng chữa bệnh có thể được con người điều khiển.
Một số giáo viên muốn tránh hàm ý này và lập luận rằng không phải thầy nhân điện
là người thực hiện việc chữa bệnh, mà là năng lượng vũ trụ do ý thức thiêng
liêng hướng dẫn.
Tuy nhiên, với
Kitô giáo, việc tiếp nhận sự chữa lành thiêng liêng là qua lời cầu nguyện với Đức
Kitô, Đấng Cứu Độ. Trong khi, việc truyền nhân điện không phải là một lời cầu
nguyện mà là một kỹ thuật được truyền lại từ “thầy nhân điện” cho học trò, một
kỹ thuật mà một khi thành thạo sẽ tạo ra kết quả như mong đợi một cách đáng tin
cậy.[vii]
Một số người
đang cố gắng Kitô hoá nhân điện bằng cách thêm một lời cầu nguyện với Chúa
Kitô, nhưng điều này không ảnh hưởng đến bản chất thiết yếu của nhân điện. Vì
những lý do này, nhân điện và các kỹ thuật trị liệu tương tự khác không thể coi
là sự chữa lành nơi Kitô giáo bằng ơn Chúa.
9. Sự khác biệt
giữa ơn chữa lành nơi Kitô giáo và phương pháp nhân điện cũng thể hiện rõ trong
các thuật ngữ cơ bản được những người ủng hộ nhân điện sử dụng để mô tả những
gì xảy ra trong phương pháp nhân điện, đặc biệt là liệu pháp “năng lượng sống
phổ quát.”
Cả Kinh Thánh lẫn
truyền thống Kitô giáo nói chung đều không nói về thế giới tự nhiên dựa trên
“năng lượng vũ trụ” có thể được sức mạnh tư duy và ý chí tự nhiên của con người
điều khiển. Trên thực tế, thế giới quan này bắt nguồn từ các tôn giáo phương Đông,
có đặc điểm nhất nguyên và phiếm thần nhất định, trong đó, sự phân biệt giữa bản
thân, thế giới và Thượng Đế có xu hướng bị bỏ đi.[viii] Chúng ta đã
thấy rằng, các học viên nhân điện không thể phân biệt rõ ràng giữa khả năng chữa
bệnh thần thánh và sức mạnh do con người sử dụng.
III. KẾT LUẬN
10. Liệu pháp nhân
điện không tìm thấy sự hỗ trợ nào trong các phát hiện của khoa học tự nhiên hoặc
trong niềm tin Kitô giáo. Để những người Công giáo tin vào liệu pháp nhân điện
đưa ra là một vấn đề nan giải. Về mặt chăm sóc đối với sức khoẻ thể chất của một
người hoặc sức khoẻ thể chất của người khác, việc sử dụng một phương pháp không
có cơ sở khoa học (hoặc thậm chí không hợp lý) nói chung là không thận trọng.
11. Về việc chăm
sóc sức khoẻ thiêng liêng của một người, có những mối nguy hiểm nghiêm trọng. Để
sử dụng nhân điện, người ta phải chấp nhận ít nhất một cách ngầm hiểu các yếu tố
trung tâm của thế giới quan nền tảng cho lý thuyết nhân điện, những yếu tố
không thuộc về đức tin Kitô giáo cũng như khoa học tự nhiên. Tuy nhiên, nếu
không có sự biện minh từ đức tin Kitô Giáo hoặc khoa học tự nhiên, một người
Công giáo đặt niềm tin của họ vào nhân điện sẽ hoạt động trong lĩnh vực mê tín
dị đoan, vùng đất không có con người, không có đức tin cũng không phải khoa học.[ix]
Mê tín dị đoan sẽ
phá huỷ niềm tin chân chính của một người bằng cách hướng họ đến những cảm nhận
và thực hành sai hướng.[x] Đôi khi người ta rơi vào mê tín vì thiếu
hiểu biết. Trách nhiệm của tất cả những người giảng dạy nhân danh Giáo Hội là
loại bỏ, là hướng dẫn người ta tránh xa những điều không rõ ràng như vậy.
12. Vì liệu pháp
nhân điện không thích hợp với giáo huấn Kitô giáo hoặc bằng chứng khoa học, nên
nó sẽ không phù hợp với các tổ chức mang tính Công giáo, như tổ chức chăm sóc sức
khoẻ Công giáo, các cơ sở và trung tâm tĩnh tâm, hoặc những người đại diện cho Giáo
Hội, chẳng hạn như các tuyên uý Công giáo, để quảng bá hoặc cung cấp hỗ trợ cho
phương pháp nhân điện.
Most Rev. William E. Lori
(Chairman) Most Rev. John C. Nienstedt
Bishop of Bridgeport
Archbishop of St. Paul and Minneapolis
Most Rev. Leonard P. Blair
Most Rev. Arthur J. Serratelli
Bishop of Toledo Bishop of
Paterson
Most Rev. José H. Gomez Most
Rev. Allen H. Vigneron
Archbishop of San Antonio
Bishop of Oakland
Most Rev. Robert J. McManus
Most Rev. Donald W. Wuerl
Bishop of Worcester
Archbishop of Washington
---------------------------
[i] See
Congregation for the Doctrine of the Faith, Instruction on Prayers for Healing
(14 September 2000), I, 3: “Obviously, recourse to prayer does not exclude, but
rather encourages the use of effective natural means for preserving and
restoring health, as well as leading the Church’s sons and daughters to care
for the sick, to assist the in body and spirit, and to seek to cure disease.”
[ii] Catechism,
no. 1508.
[iii] Catechism,
no. 1508.
[iv] It has also
been claimed that he merely rediscovered an ancient Tibetan technique, but
evidence for this claim is lacking. As we shall see below, however,
distinctions between self, world, and God tend to collapse in Reiki thought.
Some Reiki
teachers explain that one eventually reaches the realization that the self and
the “universal life energy”are one, “that we are universal life force and that
everything is energy, including ourselves” (Libby Barnett and Maggie Chambers
with Susan Davidson, Reiki Energy Medicine: Bringing Healing Touch into Home,
Hospital, and Hospice [Rochester, Vt.: Healing Arts Press, 1996], p. 48; see
also p. 102).
[vi] For
example, see “Reiki and Christianity” at
http://iarp.org/articles/Reiki_and_Christianity.htm and “Christian Reiki” at
http://areikihealer.tripod.com/christianreiki.html and the website
www.christianreiki.org.
[vii] Reiki
Masters offer courses of training with various levels of advancement, services
for which the teachers require significant financial remuneration. The pupil
has the expectation and the Reiki Master gives the assurance that one’s
investment of time and money will allow one to master a technique that will
predictably produce results.
[viii] While
this seems implicit in Reiki teaching, some proponents state explicitly that
there is ultimately no distinction between and the self and Reiki. “Alignment
with your Self and being Reiki is an ongoing process. Willingness to continuously
engage in this process furthers your evolution and can lead to the sustained
recognition and ultimate experience that you are universal life force” (The
Reiki Healing Connection [Libby Barnett, M.S.W.], http://reikienergy.com/classes.htm,
accessed 2/6/2008 [emphasis in original]). Diane Stein summarizes the meaning
of some of the “sacred symbols” used in Reiki attunements as: “The Goddess in
me salutes the Goddess in you”; “Man and God becoming one” (Essential Reiki
Teaching Manual: A Companion Guide for Reiki Healers [Berkeley, Cal.: Crossing
Press, 2007], pp. 129-31). Anne Charlish and Angela Robertshaw explain that the
highest Reiki attunement “marks a shift from the ego and self to a feeling of
oneness with the universal life-force energy” (Secrets of Reiki [New York,
N.Y.: DK Publishing, 2001], p. 84).
[ix] Some forms of Reiki teach of a need to appeal for the assistance of angelic beings or “Reiki spirit guides.” This introduces the further danger of exposure to malevolent forces or powers.
[x] See Catechism, no. 2111; St. Thomas Aquinas, Summa theologiae II-II, q. 92, a. 1.
PHỤ LỤC
.jpg)
Đọc toàn bộ bản văn tại: https://www.vatican.va/roman_curia/congregations/cfaith/documents/rc_con_cfaith_doc_19891015_meditazione-cristiana_en.html
Câu hỏi đặt ra với
nhiều Kitô hữu Việt Nam: việc thực hành các phương pháp cầu nguyện Đông phương
có hợp với đức tin và truyền thống Kitô giáo hay không?
Thật ra, câu hỏi
này đã được đặt ra cho những Kitô hữu Tây phương và nhiều nơi trên thế giới từ
rất lâu. Để soi tỏ vấn đề, ngày 15 tháng 10 năm 1989, Bộ Giáo lý Đức tin đã
công bố “Thư gởi các Giám mục Giáo hội Công giáo về một số khía cạnh của việc
chiêm niệm Kitô giáo.” Thư bao gồm 31 số với cấu trúc và nội dung tóm lược như
sau:
Phần I: Dẫn
nhập (1-3):
Nhu cầu tâm linh
của tín hữu và việc hội nhập các phương pháp cầu nguyện Đông phương, đòi hỏi những
chuẩn mực thần học và tu đức chắc chắn về bản chất của cầu nguyện Kitô
giáo.
Phần II: Cầu
nguyện Kitô giáo dưới ánh sáng mặc khải (4-7):
Cầu nguyện Kitô
giáo có nguồn gốc mặc khải và được thể hiện suốt dòng lịch sử cứu độ; Cựu Ước
tường thuật những kỳ công yêu thương Thiên Chúa dành cho Dân Chúa và tâm tình tạ
ơn của Dân Chúa dành cho Ngài; Tân Ước diễn đạt tình thương viên mãn của Thiên
Chúa Ba Ngôi và nhận thức tạ ơn tuyệt hảo của Dân Chúa qua lời nói, việc làm,
cuộc khổ nạn và sự Phục sinh của Chúa Giêsu Kitô; Giáo hội cầu nguyện và dạy
tín hữu cầu nguyện từ nguồn suối mặc khải về tình yêu Thiên Chúa Ba Ngôi; Kitô
hữu thực hành cầu nguyện trong tinh thần cầu nguyện đích thực của Giáo hội, dưới
sự hướng dẫn của Giáo hội.
Phần III: Những
cách cầu nguyện sai lạc (8-12):
Thuyết Mạo Ngộ Đạo
và Thuyết Messalianism từ thời các Giáo phụ; hai hình thức sai lạc này vẫn cám
dỗ Kitô hữu ngày nay muốn xóa nhòa khoảng cách giữa Thiên Chúa Sáng Tạo và con
người thụ tạo, xem thường nẻo đường Nhập Thể của Đức Kitô và giản lược đời sống
tâm linh vào các chiều kích tâm lý tự nhiên, trong khi cầu nguyện Kitô giáo nhằm
thấu hiểu sự sâu thẳm của Thiên Chúa trong công trình cứu độ được thực hiện nơi
Đức Kitô, Ngôi Lời Nhập Thể, và trong hồng ân của Chúa Thánh Thần; những hình
thức cầu nguyện Đông phương nào mà phủ nhận mầu nhiệm Tình Thương của Thiên
Chúa Ba Ngôi, được thể hiện tuyệt đỉnh trong mầu nhiệm Thập Giá của Đức Kitô, đều
không hợp với cầu nguyện Kitô giáo.
Phần IV: Con
đường Kitô giáo để kết hợp với Thiên Chúa (13-15):
Con đường Đức
Kitô, luôn kết hợp mật thiết với Chúa Cha qua thái độ vâng nghe và thi hành
thiên ý; cầu nguyện Kitô giáo luôn đưa tới tình yêu tha nhân, hành động yêu
thương và việc đón nhận thử thách, nhờ đó tới gần Thiên Chúa; vì được tới gần
Thiên Chúa, được tham dự bản tính Thiên Chúa, được thần hóa, được trở nên “những
người con trong Người Con,” Kitô hữu thật sự được chia sẻ sự sống Ba Ngôi,
nhưng nhân vị không bị tan biến trong Thiên Chúa, vì con người thiết yếu là thụ
tạo, và mãi mãi là thế.
Phần V: Các vấn
đề phương pháp (16-25):
Giáo hội Công
giáo chẳng những không tiên thiên phủ nhận những gì chân thật và thánh thiện,
cũng như các phương pháp cầu nguyện nơi các tôn giáo ngoài Kitô giáo, mà còn học
biết vận dụng những gì hữu ích, miễn là bảo toàn được bản chất của cầu nguyện
Kitô giáo;
Con đường thanh
luyện (the purgative way), con đường khai sáng (the illuminative way) và con đường
kết hợp (the unitive way) phải được hiểu cách đúng đắn:
Con đường thanh
luyện – nhằm rửa sạch những thiếu sót về chân lý và tình yêu, rửa sạch bản năng
ích kỷ để nên trống rỗng – không nhất thiết là từ bỏ thế giới thụ tạo Thiên
Chúa ban, và cốt yếu phải hướng đến việc kết hợp với Thiên Chúa, tuy nhiên “hồng
ân này chỉ có thể được ban “trong Chúa Kitô nhờ Chúa Thánh Thần,” chứ không phải
bởi những cố gắng của chính chúng ta, bằng cách thoát khỏi Mặc khải của Ngài”;
Con đường khai
sáng, “nhờ tình yêu mà Chúa Cha ban xuống trên chúng ta trong Chúa Con và việc
xức dầu mà chúng ta nhận lãnh từ Ngài trong Chúa Thánh Thần,” dẫn các Kitô hữu
vào sự hiểu biết Chúa Kitô nhờ đức tin hoạt động qua đức mến;
Con đường kết hợp,
nhờ hồng ân đặc biệt của Chúa Thánh Thần, một số Kitô hữu được gọi tiến tới sự
kết hợp đặc thù với Thiên Chúa theo kiểu thần bí, sự kết hợp thần bí này hoàn
toàn không do bất cứ kỹ thuật nào của phàm nhân, và là ơn riêng Thiên Chúa ban
cho những cá nhân.
Phần VI: Những
phương pháp tâm thể lý (26-28):
Khi cầu nguyện,
toàn bộ con người phải đi vào trong tương quan với Thiên Chúa, nên thân thể người
đó cũng phải ở trong tư thế thích hợp nhất với việc cầu nguyện; tùy theo mỗi nền
văn hóa và cảm thức cá nhân, các tư thế thân xác có thể trở thành biểu tượng
cho việc cầu nguyện, nhưng những biểu tượng tâm-thể-lý ấy không thể biến thành
những thứ thần tượng cản trở việc nâng tâm hồn lên với Thiên Chúa; những bài tập
thể lý tạo ra cảm giác tĩnh lặng và sảng khoái tinh thần không thể được đồng
hóa với ơn an ủi của Chúa Thánh Thần hay những kinh nghiệm thần bí; việc cầu
nguyện đích thực và liên lỉ không có nghĩa phải từ bỏ những hoạt động dấn thân,
trái lại khơi dậy đức ái hướng đến việc phục vụ tha nhân cùng với Giáo hội.
Phần VII: “Thầy
là Đường” (29-31):
Mỗi tín hữu có
thể tìm cho mình một nẻo đường cầu nguyện riêng, nhưng mọi nẻo đường cầu nguyện
đều phải đổ về con đường Đức Kitô, con đường duy nhất dẫn đến mầu nhiệm tình
yêu của Chúa Cha nhờ sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần; “Tình Yêu Thiên Chúa, đối
tượng duy nhất của việc chiêm niệm Kitô giáo, là một thực tại không thể bị “điều
khiển” bởi bất kỳ phương pháp hay kỹ thuật nào,” trái lại, chính con người phải
đón nhận những ân huệ của Tình Yêu Thiên Chúa theo những cách thức mà Ngài muốn.”