SỐNG ĐỜI NÀY – SỐNG ĐỜI SAU: Chú giải Tin Mừng CN V MC A


Lm. Jos. Phạm Duy Thạch, S.V.D.

Xem toàn bài chú giải tại đây:

Bản văn

1 Ἦν δέ τις ἀσθενῶνΛάζαρος ἀπὸ Βηθανίαςἐκ τῆς κώμης Μαρίας καὶ Μάρθας τῆς ἀδελφῆς αὐτῆς.

ἦν δὲ Μαριὰμ ἡ ἀλείψασα τὸν κύριον μύρῳ καὶ ἐκμάξασα τοὺς πόδας αὐτοῦ ταῖς θριξὶν αὐτῆςἧς ὁ ἀδελφὸς Λάζαρος ἠσθένει.

ἀπέστειλαν οὖν αἱ ἀδελφαὶ πρὸς αὐτὸν λέγουσαι· κύριεἴδε ὃν φιλεῖς ἀσθενεῖ.

ἀκούσας δὲ ὁ Ἰησοῦς εἶπεν· αὕτη ἡ ἀσθένεια οὐκ ἔστιν πρὸς θάνατον ἀλλ᾽ ὑπὲρ τῆς δόξης τοῦ θεοῦἵνα δοξασθῇ ὁ υἱὸς τοῦ θεοῦ δι᾽ αὐτῆς.

ἠγάπα δὲ ὁ Ἰησοῦς τὴν Μάρθαν καὶ τὴν ἀδελφὴν αὐτῆς καὶ τὸν Λάζαρον.

6 Ὡς οὖν ἤκουσεν ὅτι ἀσθενεῖτότε μὲν ἔμεινεν ἐν ᾧ ἦν τόπῳ δύο ἡμέρας,

ἔπειτα μετὰ τοῦτο λέγει τοῖς μαθηταῖς· ἄγωμεν εἰς τὴν Ἰουδαίαν πάλιν.

λέγουσιν αὐτῷ οἱ μαθηταί· ῥαββίνῦν ἐζήτουν σε λιθάσαι οἱ Ἰουδαῖοικαὶ πάλιν ὑπάγεις ἐκεῖ;

ἀπεκρίθη Ἰησοῦς· οὐχὶ δώδεκα ὧραί εἰσιν τῆς ἡμέραςἐάν τις περιπατῇ ἐν τῇ ἡμέρᾳοὐ προσκόπτειὅτι τὸ φῶς τοῦ κόσμου τούτου βλέπει·

10 ἐὰν δέ τις περιπατῇ ἐν τῇ νυκτίπροσκόπτειὅτι τὸ φῶς οὐκ ἔστιν ἐν αὐτῷ.

11 Ταῦτα εἶπενκαὶ μετὰ τοῦτο λέγει αὐτοῖς· Λάζαρος ὁ φίλος ἡμῶν κεκοίμηται· ἀλλὰ πορεύομαι ἵνα ἐξυπνίσω αὐτόν.

12 εἶπαν οὖν οἱ μαθηταὶ αὐτῷ· κύριεεἰ κεκοίμηται σωθήσεται.

13 εἰρήκει δὲ ὁ Ἰησοῦς περὶ τοῦ θανάτου αὐτοῦἐκεῖνοι δὲ ἔδοξαν ὅτι περὶ τῆς κοιμήσεως τοῦ ὕπνου λέγει.

14 τότε οὖν εἶπεν αὐτοῖς ὁ Ἰησοῦς παρρησίᾳ· Λάζαρος ἀπέθανεν,

15 καὶ χαίρω δι᾽ ὑμᾶς ἵνα πιστεύσητεὅτι οὐκ ἤμην ἐκεῖ· ἀλλ᾽ ἄγωμεν πρὸς αὐτόν.

16 εἶπεν οὖν Θωμᾶς ὁ λεγόμενος Δίδυμος τοῖς συμμαθηταῖς· ἄγωμεν καὶ ἡμεῖς ἵνα ἀποθάνωμεν μετ᾽ αὐτοῦ.

17 Ἐλθὼν οὖν ὁ Ἰησοῦς εὗρεν αὐτὸν τέσσαρας ἤδη ἡμέρας ἔχοντα ἐν τῷ μνημείῳ.

18 ἦν δὲ ἡ Βηθανία ἐγγὺς τῶν Ἱεροσολύμων ὡς ἀπὸ σταδίων δεκαπέντε.

19 πολλοὶ δὲ ἐκ τῶν Ἰουδαίων ἐληλύθεισαν πρὸς τὴν Μάρθαν καὶ Μαριὰμ ἵνα παραμυθήσωνται αὐτὰς περὶ τοῦ ἀδελφοῦ.

20 Ἡ οὖν Μάρθα ὡς ἤκουσεν ὅτι Ἰησοῦς ἔρχεται ὑπήντησεν αὐτῷ· Μαριὰμ δὲ ἐν τῷ οἴκῳ ἐκαθέζετο.

21 εἶπεν οὖν ἡ Μάρθα πρὸς τὸν Ἰησοῦν· κύριεεἰ ἦς ὧδε οὐκ ἂν ἀπέθανεν ὁ ἀδελφός μου·

22 [ἀλλὰκαὶ νῦν οἶδα ὅτι ὅσα ἂν αἰτήσῃ τὸν θεὸν δώσει σοι ὁ θεός.

23 λέγει αὐτῇ ὁ Ἰησοῦς· ἀναστήσεται ὁ ἀδελφός σου.

24 λέγει αὐτῷ ἡ Μάρθα· οἶδα ὅτι ἀναστήσεται ἐν τῇ ἀναστάσει ἐν τῇ ἐσχάτῃ ἡμέρᾳ.

25 εἶπεν αὐτῇ ὁ Ἰησοῦς· ἐγώ εἰμι ἡ ἀνάστασις καὶ ἡ ζωή· ὁ πιστεύων εἰς ἐμὲ κἂν ἀποθάνῃ ζήσεται,

26 καὶ πᾶς ὁ ζῶν καὶ πιστεύων εἰς ἐμὲ οὐ μὴ ἀποθάνῃ εἰς τὸν αἰῶναπιστεύεις τοῦτο;

27 λέγει αὐτῷ· ναὶ κύριεἐγὼ πεπίστευκα ὅτι σὺ εἶ ὁ χριστὸς ὁ υἱὸς τοῦ θεοῦ ὁ εἰς τὸν κόσμον ἐρχόμενος.

28 Καὶ τοῦτο εἰποῦσα ἀπῆλθεν καὶ ἐφώνησεν Μαριὰμ τὴν ἀδελφὴν αὐτῆς λάθρᾳ εἰποῦσα· ὁ διδάσκαλος πάρεστιν καὶ φωνεῖ σε.

29 ἐκείνη δὲ ὡς ἤκουσεν ἠγέρθη ταχὺ καὶ ἤρχετο πρὸς αὐτόν.

30 οὔπω δὲ ἐληλύθει ὁ Ἰησοῦς εἰς τὴν κώμηνἀλλ᾽ ἦν ἔτι ἐν τῷ τόπῳ ὅπου ὑπήντησεν αὐτῷ ἡ Μάρθα.

31 οἱ οὖν Ἰουδαῖοι οἱ ὄντες μετ᾽ αὐτῆς ἐν τῇ οἰκίᾳ καὶ παραμυθούμενοι αὐτήνἰδόντες τὴν Μαριὰμ ὅτι ταχέως ἀνέστη καὶ ἐξῆλθενἠκολούθησαν αὐτῇ δόξαντες ὅτι ὑπάγει εἰς τὸ μνημεῖον ἵνα κλαύσῃ ἐκεῖ.

32 Ἡ οὖν Μαριὰμ ὡς ἦλθεν ὅπου ἦν Ἰησοῦς ἰδοῦσα αὐτὸν ἔπεσεν αὐτοῦ πρὸς τοὺς πόδας λέγουσα αὐτῷ· κύριεεἰ ἦς ὧδε οὐκ ἄν μου ἀπέθανεν ὁ ἀδελφός.

33 Ἰησοῦς οὖν ὡς εἶδεν αὐτὴν κλαίουσαν καὶ τοὺς συνελθόντας αὐτῇ Ἰουδαίους κλαίονταςἐνεβριμήσατο τῷ πνεύματι καὶ ἐτάραξεν ἑαυτὸν

34 καὶ εἶπεν· ποῦ τεθείκατε αὐτόνλέγουσιν αὐτῷ· κύριεἔρχου καὶ ἴδε.

35 ἐδάκρυσεν ὁ Ἰησοῦς.

36 ἔλεγον οὖν οἱ Ἰουδαῖοι· ἴδε πῶς ἐφίλει αὐτόν.

37 τινὲς δὲ ἐξ αὐτῶν εἶπαν· οὐκ ἐδύνατο οὗτος ὁ ἀνοίξας τοὺς ὀφθαλμοὺς τοῦ τυφλοῦ ποιῆσαι ἵνα καὶ οὗτος μὴ ἀποθάνῃ;

38 Ἰησοῦς οὖν πάλιν ἐμβριμώμενος ἐν ἑαυτῷ ἔρχεται εἰς τὸ μνημεῖον· ἦν δὲ σπήλαιον καὶ λίθος ἐπέκειτο ἐπ᾽ αὐτῷ.

39 λέγει ὁ Ἰησοῦς· ἄρατε τὸν λίθονλέγει αὐτῷ ἡ ἀδελφὴ τοῦ τετελευτηκότος Μάρθα· κύριεἤδη ὄζειτεταρταῖος γάρ ἐστιν.

40 λέγει αὐτῇ ὁ Ἰησοῦς· οὐκ εἶπόν σοι ὅτι ἐὰν πιστεύσῃς ὄψῃ τὴν δόξαν τοῦ θεοῦ;

41 ἦραν οὖν τὸν λίθονὁ δὲ Ἰησοῦς ἦρεν τοὺς ὀφθαλμοὺς ἄνω καὶ εἶπεν· πάτερεὐχαριστῶ σοι ὅτι ἤκουσάς μου.

42 ἐγὼ δὲ ᾔδειν ὅτι πάντοτέ μου ἀκούειςἀλλὰ διὰ τὸν ὄχλον τὸν περιεστῶτα εἶπονἵνα πιστεύσωσιν ὅτι σύ με ἀπέστειλας.

43 καὶ ταῦτα εἰπὼν φωνῇ μεγάλῃ ἐκραύγασεν· Λάζαρεδεῦρο ἔξω.

44 ἐξῆλθεν ὁ τεθνηκὼς δεδεμένος τοὺς πόδας καὶ τὰς χεῖρας κειρίαις καὶ ἡ ὄψις αὐτοῦ σουδαρίῳ περιεδέδετολέγει αὐτοῖς ὁ Ἰησοῦς· λύσατε αὐτὸν καὶ ἄφετε αὐτὸν ὑπάγειν.

45 Πολλοὶ οὖν ἐκ τῶν Ἰουδαίων οἱ ἐλθόντες πρὸς τὴν Μαριὰμ καὶ θεασάμενοι ἃ ἐποίησεν ἐπίστευσαν εἰς αὐτόν·

 46 τινὲς δὲ ἐξ αὐτῶν ἀπῆλθον πρὸς τοὺς Φαρισαίους καὶ εἶπαν αὐτοῖς ἃ ἐποίησεν Ἰησοῦς. (Jn. 11:1-46 BGT)

Dịch sát nghĩa

1 Bấy giờ, có một người bị bệnh, ông Ladarô từ Bêtania, từ làng của cô Maria và Martha, chị của cô.

2 Maria là người đã xức dầu thơm cho Chúa và lau những bàn chân của Người bằng tóc của mình, người mà người anh em của cô là Ladarô bị bệnh.

3 Những người chị này sai người đến cùng Người, nói rằng: “Chúa ơi! Người mà Ngài thương bị bệnh.”

4 Khi nghe như vậy, Đức Giêsu nói rằng: “Bệnh này không dẫn đến sự chết nhưng vì vinh quang của Thiên Chúa, để Con Thiên Chúa được tôn vinh qua nó.”

5 Đức Giêsu yêu cô Martha và người chị em của cô và anh Ladarô.

6 Khi Người nghe rằng anh ta bị bệnh, Người còn lưu lại nơi Người ở hai ngày nữa.

7 Rồi sau đó, Người nói cùng các môn đệ rằng: “Chúng ta lại đi Giuđê.”

8 Các mộn đệ nói cùng Người rằng: “Thưa Thầy! hiện giờ những người Do Thái đang tìm để ném đá Thầy, mà Thầy lại đến đó sao”?

9 Đức Giêsu trả lời: “Không phải mười hai giờ là của một ngày sao?” Nếu ai đi vào ban ngày, thì sẽ không trật bước, vì người ấy có thể thấy ánh sáng của thế giới.

10 Nếu ai đó đi vào ban đêm, thì sẽ bị trât bước, vì ánh sáng không ở nơi người đó.

11 Người đã nói điều ấy và sau điều ấy, Người nói cùng họ: “Ladarô, người thương của chúng ta đang ngủ, nhưng Thầy sẽ ra đi để có thể đánh thức anh ta.”

12 Các môn đệ nói cùng Người: “Chúa ơi! Nếu anh ta đang ngủ thì anh ta có thể được cứu.”

13 Nhưng Đức Giêsu nói về cái chết của anh ta, nhưng những người ấy nghĩ rằng Người nói về giấc ngủ nghỉ ngơi.

14 Rồi Đức Giêsu mới nói thẳng với họ là anh Ladarô chết rồi.

15 Nhưng Thầy vui mừng vì các con để các con, có thể tin, khi Thầy không ở đó, nhưng chúng ta đi đến với anh ấy.

16 Ông Tôma người được gọi là Điđimô nói cùng đồng bạn: “Chính chúng ta đi và để có thể chết với Người.”

17 Khi Đức Giêsu đến, Người mới biết là anh ta đã ở trong mồ bốn ngày.

18 Bêtania gần Giêrusalem, khoảng 15 stadia (1 stadia= 190 m).

19 Nhiều người trong số những người Do Thái đã đến cùng cô Martha và Maria, để an ủi họ về vấn đề người anh em.

20 Khi cô Martha nghe rằng Đức Giêsu đến, cô đến gặp Người, còn cô Maria thì cứ ngồi trong nhà.

21 Cô Martha nói cùng Đức Giêsu rằng; “Chúa ơi! Nếu Ngài ở đây, thì người anh em của con đã không chết.

22 Nhưng bây giờ con biết rằng những gì Ngài xin cùng Thiên Chúa, Thiên Chúa sẽ ban cho Ngài.”

23 Đức Giêsu nói cùng cô rằng: “Người anh em của con sẽ sống lại”

24 Cô Martha nói cùng Người: “Con biết rằng nó sẽ sống lại, trong ngày sống lại, trong ngày cánh chung.”

25 Đức Giêsu nói cùng cô rằng: “Chính Ta là sự sống lại và là sự sống, người tin vào Ta nếu có chết, cũng sẽ sống,

26 và người sống và tin vào Ta không thể chết đời đời, con có tin điều ấy không?”

27 Cô nói cùng Người: “Có thưa Chúa! Con đã tin rằng Ngài là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa, Đấng đến trong thế gian”

28 Sau khi nói điều này, cô rời khỏi và gọi cô Maria, người chị em của cô, cách bí mật, nói rằng: “Người Thầy đã đến và gọi em”

29 Khi nghe điều đó, cô trỗi dậy lập tức và đến cùng Người.

30 Khi ấy, Đức Giêsu chưa vào làng mà đang ở nơi mà cô Martha đến gặp Người.

31 Những người Do Thái, những người đang ở với cô trong nhà và an ủi cô, khi thấy cô vội vã đứng lên và đi ra, họ đi theo cô, nghĩ rằng cô đi đến mộ để khóc ở đó.

32 Cô Maria đến nơi Đức Giêsu đang ở, khi thấy Người, cô sụp xuống dưới chân, nói cùng Người rằng: “Chúa ơi! Nếu có Ngài ở đây thì người anh em của con đã không chết.”

33 Khi Đức Giêsu thấy cô ấy khóc và những người Do Thái cùng đến với cô cũng khóc, Người xúc động mạnh trong tinh thần và vô cùng bứt rứt.

34 Rồi Người nói: “Chị em đặt anh ta ở đâu? Cô nói cùng Người: “Chúa ơi! Hãy đến và xem!”

35 Đức Giêsu khóc.

36 Những người Do Thái nói: “Xem Người thương anh ta dường nào!”

37 Vài người trong số họ nói: “Ông ta, người đã mở mắt cho người mù, lại không thể làm gì để anh ta khỏi phải chết sao?”

38 Đức Giêsu lại xúc động mạnh trong mình, Người đi đến ngôi mộ. Nó ở trong một cái hang và một tảng đá được đặt trên hang.

39 Đức Giêsu nói: “Hãy mang tảng đá đi.” Người chị em của người chết là Martha đã nói cùng Người: “Chúa ơi! Đã có mùi rồi, vì là ngày thứ bốn rồi.”

40 Đức Giêsu nói cùng cô: “Không phải Ta đã nói cùng chị rằng nếu chị tin, chị có thể nhìn thấy vinh quang Thiên Chúa.”

41 Rồi, người ta lấy tảng đá đi, Đức Giêsu ngước mắt lên trên và nói: “Cha ơi! Con cảm ơn Cha vì Cha đã lắng nghe Con.”

42 Chính Con đã biết rằng Cha luôn lắng nghe Con, nhưng vì đám đông đang đứng quanh đây, Con nói, để họ có thể tin rằng Cha đã sai Con.”

43 Sau khi nói điều ấy, Đức Giêsu kêu lớn tiếng: “Hỡi Ladarô! Hãy ra khỏi đó!”

44 Người chết đi ra, chân và tay còn băng bằng những băng vải, và mặt được quấn bằng khăn che mặt. Đức Giêsu nói: “Hãy tháo cởi cho anh ta và để anh ta đi.”

45 Nhiều người trong số những người Do Thái đến cùng cô Maria và thấy điều Người làm, đã tin vào Người.

46 Nhưng vài người trong số họ ra đi đến với những người Pharisêu và nói với họ về điều Đức Giêsu đã làm.

Bối cảnh

Ga 11,1-46 là đoạn văn mô tả giai đoạn cuối cùng của cuộc sống công khai của Đức Giêsu, theo tác giả Gioan, trước khi Người bước vào Giêrusalem cho lần tham dự Lễ Vượt Qua thứ ba của Người. Phép lạ làm cho anh Ladarô, người đã chết và được chôn bốn ngày, sống lại, là đỉnh cao của quyền năng của Đức Giêsu trong Tin Mừng thứ tư. Dấu lạ này gợi nhớ đến các phép lạ phục sinh người chết trong Tin Mừng Nhất Lãm: Phục sinh con gái ông trưởng hội đường Jairô (Mc 5,21-43; Mt 9,18-26; Lc 8,40-56); Phục sinh con trai bà góa thành Nain (Lc 7,11-17). Yếu tố đức tin được nhấn mạnh như đề tài chính yếu xuyên suốt Tin Mừng thứ tư. Trong bối cảnh này là niềm tin vào sự sống lại và sự sống đời đời. Câu cuối của chương 10 (10,42) cho biết nhiều người đã tin vào Đức Giêsu, vào cuối dấu lạ này nhiều người Do Thái đã thấy và tin vào Đức Giêsu (Ga 11,45). Dấu lạ này cũng nối kết với dấu lạ chữa lành người mù từ thuở mới sinh (Ga 9,1-41) vì có vài người dùng nền tảng phép lạ chữa lành người mù tử thuở mới sinh, để giả định rằng Đức Giêsu có thể phục sinh kẻ chết (Ga 11,37). Câu giới thiệu về nhân vật Maria cho biết trước sự kiện xức dầu tại Bêtania sau đó (Ga 12,1-8). Sự kiện anh Ladarô sống lại được nhắc đến trong:

Cấu trúc

Mở đầu (1-3): Người thương của Đức Giêsu, Ladarô, bị bệnh

Thái độ của Đức Giêsu: (4-16) Bệnh không dẫn đến chết nhưng vì vinh quang Thiên Chúa

Bệnh này không dẫn đến chết nhưng vì vinh quang Thiên Chúa

Ladarô, người thương của chúng ta đang ngủ

Các môn đệ nghĩ là giấc ngủ nghỉ ngơi

Đức Giêsu nói về cái chết của anh ta

Đức Giêsu vui mừng khi không ở đó, để các môn đệ có thể tin

Cô Martha gặp Đức Giêsu (17- 27): Nếu Ngài ở đây thì người anh em của con đã không chết. 

“Chúa ơi! Nếu Ngài ở đây thì người anh em của con đã không chết”

Những gì Ngài xin cùng Thiên Chúa, Thiên Chúa sẽ ban cho Ngài

“Người anh em của con sẽ sống lại”

“Con biết rằng nó sẽ sống lại, trong ngày sống lại, trong ngày cánh chung”

“Chính Ta là sự sống lại và là sự sống: 

- người tin vào Ta nếu có chết, cũng sẽ sống,

- người sống và tin vào Ta không thể chết đời đời”

Con đã tin rằng Ngài là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa Đấng đến trong thế gian”

Cô Maria gặp Đức Giêsu (28-38): Nếu Thầy ở đây, thì người anh em của con đã không chết

“Chúa ơi! Nếu có Ngài ở đây thì người anh em của con đã không chết”

Người xúc động mạnh trong tinh thần và vô cùng bứt rứt

“Chúa ơi! Hãy đến và xem!”

Đức Giêsu khóc

“Ông ta, không thể làm gì để anh ta khỏi chết sao?”

Đức Giêsu lại xúc động mạnh trong mình

Đức Giêsu phục sinh anh Ladarô (39-46)

“Hãy mang tảng đá đi”

“Chúa ơi! Đã có mùi rồi, vì là ngày thứ bốn rồi”

“Nếu chị tin, chị có thể nhìn thấy vinh quang Thiên Chúa”

“Cha ơi! Con cảm ơn Cha vì Cha đã lắng nghe Con”

Cha luôn lắng nghe Con, nhưng Con nói, để họ có thể tin rằng Cha đã sai Con”

Đức Giêsu kêu lớn tiếng: “Hỡi Ladarô! Hãy ra khỏi đó!”

Người chết đi ra.

Kết luận (45-46): Nhiều người tin – vài người đi thông báo cho nhóm Pharisêu

Bình luận tổng quát

Tin Mừng thứ tư không trình thuật lại nhiều phép lạ như các Tin Mừng Nhất Lãm. Điều đặc biệt nơi những phép lạ được kể lại trong Tin Mừng thứ tư, là hành trình đức tin được mô tả cách chi tiết. Điểm chung có thể nói giữa truyền thống Nhất Lãm và truyền thống Gioan là đặt dấu lạ phục sinh người chết như là đỉnh cao của mọi dấu lạ. Đức Giêsu đã làm nhiều dấu lạ chữa lành, trừ quỷ, làm chủ sóng biển, thiên nhiên. Tuy nhiên, quyền năng đỉnh cao biểu lộ căn tính của Người vẫn là quyền trên sự chết. Để cho người ta có thể tin cách tuyệt đối vào Người, Người phải chứng tỏ là Người có thể giải thoát họ khỏi cái chết, tột cùng bi kịch của nhân loại. Tin Mừng Gioan không có tường thuật về hai dấu lạ phục sinh con gái ông trưởng hội đường và con trai bà góa thành Nain như các Tin Mừng Nhất Lãm. Thay vào đó, tác giả trình bày một câu chuyện dài về việc Đức Giêsu phục sinh anh Ladarô cách kỳ diệu. Ngay từ đầu, tác giả đã khéo léo mô tả mối tương quan gần gũi, có tính cách gia đình giữa Đức Giêsu và nhóm ba anh chị em này. Họ là những người Đức Giêsu “thương” và “yêu” (tác giả dùng hai động từ khác nhau). Tình yêu của Người dành cho gia đình này, được thể hiện rõ nét trong biến cố tang tóc bằng những cung bậc khác nhau: Xúc động mạnh trong tinh thần, bứt rứt khó chịu, và bật khóc. Tuy nhiên, điều mà Người quan tâm nhất là làm sao dẫn họ đến một đức tin đích thực, để dù đối diện với thực tại đau đớn nhất của phận người (đau khổ và sự chết) họ vẫn có một niềm hy vọng vào một tương lai tươi sáng. Cuộc đối thoại với cô Martha là dịp để chính cô Martha, cũng như cộng đoàn Gioan bày tỏ niềm tin của mình vào Đức Giêsu. Có rất nhiều điều nổi bật trong niềm tin của cô Martha. Thứ nhất, cô xác tín về quyền năng chữa lành nơi Đức Giêsu “Nếu Thầy hiện diện ở đây, thì người anh em của con đã không chết.” Đây cũng là niềm tin của cô Martha. Kế đến, cô xác tín về quyền năng nơi lời thỉnh cầu của Đức Giêsu: “Con biết rằng bất cứ điều gì Ngài xin cùng Thiên Chúa, thì Người sẽ ban cho Ngài.” Niềm tin về sự sống đời sau cũng được cô tỏ bày. Cuối cùng, cô đã bộc lộ niềm tin nền tảng về căn tính của Đức Giêsu: Người là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa, Đấng đến trong thế gian. Đây là niềm tin của các Tông Đồ, đã được ông Phêrô tuyên xưng khi họ được yêu cầu trình bày quan điểm về căn tính của Người: “Anh em nói Thầy là ai?.” Trong cuộc đối thoại với cô Martha, Đức Giêsu mặc khải những chân lý rất quan trọng về căn tính của mình, những điều không nằm trong tuyên tín của cô Martha: “Thầy là sự sống lại và là sự sống, ai tin vào Thầy, thì dù có chết cũng sẽ sống; Ai sống và tin vào Thầy thì không thể chết đời đời.” Mặc khải này vừa báo trước cho dấu lạ làm cho anh Ladarô, một người đã chết, sống lại, vừa đặt nền cho niềm hy vọng vào sự sống vĩnh cửu, vượt qua nỗi sợ hãi cái chết, vốn tồn tại trong nhân loại xưa nay. Mặc khải này gia cố vững chắc cho niềm tin vào sự sống đời sau của cô Martha. Đức Giêsu chứng tỏ là mình có quyền trên sự chết, chiến thắng sự chết, qua dấu lạ phục hồi sự sống cho anh Ladarô. Tuy nhiên, đó chưa phải là đỉnh điểm quyền năng của Người. Quyền năng này sẽ đạt đến đỉnh điểm nơi cái chết và sự phục sinh của chính Người, vì Người đã chiến thắng sự chết và không còn chết nữa. Cô Maria là nhân vật được nhắc đến như là người sẽ xức dầu thơm cho Đức Giêsu, để chuẩn bị cho ngày mai táng Người. Đó là cách cô tham dự cách đặc biệt vào mầu nhiệm khổ nạn – phục sinh của Đức Giêsu. Khác với cô Martha, cô Maria đến với Đức Giêsu bằng một sự thay đổi tư thế và nơi chốn cách nhanh chóng. Cô kéo theo cả nhóm người Do Thái đến với Người. Chính cô đã mời Đức Giêsu “đến và xem,” qua đó, Đức Giêsu đã đến và xem theo cách thức của Người: Gặp gỡ, phục hồi sự sống cho “người đã chết.” Cuối cùng, Đức Giêsu đã đạt được mục đích ban đầu của mình, “vì vinh quang Thiên Chúa và Con Thiên Chúa được tôn vinh,” được thể hiện qua kết quả là nhiều người Do Thái đã tin vào Người. Có một điều đáng tiếc là vinh quang của Thiên Chúa không được tất cả mọi người đón nhận. Có một vài người đã đi đến cùng những người Pharisêu và tường thuật cho họ nghe về điều Đức Giêsu đã làm. Hậu quả là, các Thượng Tế và những người Pharisêu triệu tập hội đồng, lên kế hoạch để giết Đức Giêsu.

Học viện Thánh Anphongsô