SAO KHÔNG THƯƠNG XÓT? Chú Giải Tin Mừng CN XXIV TN A

 


LM. Jos. Phạm Duy Thạch, S.V.D.

Xem toàn bộ bài chú giải tại: https://josephpham-horizon.blogspot.com/2023/09/

Bản văn Hy Lạp

21 Τότε προσελθὼν ὁ Πέτρος εἶπεν αὐτῷ· κύριεποσάκις ἁμαρτήσει εἰς ἐμὲ ὁ ἀδελφός μου καὶ ἀφήσω αὐτῷἕως ἑπτάκις;

22 λέγει αὐτῷ ὁ Ἰησοῦς· οὐ λέγω σοι ἕως ἑπτάκις ἀλλ᾽ ἕως ἑβδομηκοντάκις ἑπτά.

23 Διὰ τοῦτο ὡμοιώθη ἡ βασιλεία τῶν οὐρανῶν ἀνθρώπῳ βασιλεῖὃς ἠθέλησεν συνᾶραι λόγον μετὰ τῶν δούλων αὐτοῦ.

24 ἀρξαμένου δὲ αὐτοῦ συναίρειν προσηνέχθη αὐτῷ εἷς ὀφειλέτης μυρίων ταλάντων.

25 μὴ ἔχοντος δὲ αὐτοῦ ἀποδοῦναι ἐκέλευσεν αὐτὸν ὁ κύριος πραθῆναι καὶ τὴν γυναῖκα καὶ τὰ τέκνα καὶ πάντα ὅσα ἔχεικαὶ ἀποδοθῆναι.

26 πεσὼν οὖν ὁ δοῦλος προσεκύνει αὐτῷ λέγων· μακροθύμησον ἐπ᾽ ἐμοίκαὶ πάντα ἀποδώσω σοι.

27 Σπλαγχνισθεὶς δὲ ὁ κύριος τοῦ δούλου ἐκείνου ἀπέλυσεν αὐτὸν καὶ τὸ δάνειον ἀφῆκεν αὐτῷ.

28 ἐξελθὼν δὲ ὁ δοῦλος ἐκεῖνος εὗρεν ἕνα τῶν συνδούλων αὐτοῦὃς ὤφειλεν αὐτῷ ἑκατὸν δηνάριακαὶ κρατήσας αὐτὸν ἔπνιγεν λέγων· ἀπόδος εἴ τι ὀφείλεις.

29 πεσὼν οὖν ὁ σύνδουλος αὐτοῦ παρεκάλει αὐτὸν λέγων· μακροθύμησον ἐπ᾽ ἐμοίκαὶ ἀποδώσω σοι.

30 ὁ δὲ οὐκ ἤθελεν ἀλλ᾽ ἀπελθὼν ἔβαλεν αὐτὸν εἰς φυλακὴν ἕως ἀποδῷ τὸ ὀφειλόμενον.

31 ἰδόντες οὖν οἱ σύνδουλοι αὐτοῦ τὰ γενόμενα ἐλυπήθησαν σφόδρα καὶ ἐλθόντες διεσάφησαν τῷ κυρίῳ ἑαυτῶν πάντα τὰ γενόμενα.

32 Τότε προσκαλεσάμενος αὐτὸν ὁ κύριος αὐτοῦ λέγει αὐτῷ· δοῦλε πονηρέπᾶσαν τὴν ὀφειλὴν ἐκείνην ἀφῆκά σοιἐπεὶ παρεκάλεσάς με·

33 οὐκ ἔδει καὶ σὲ ἐλεῆσαι τὸν σύνδουλόν σουὡς κἀγὼ σὲ ἠλέησα;

34 καὶ ὀργισθεὶς ὁ κύριος αὐτοῦ παρέδωκεν αὐτὸν τοῖς βασανισταῖς ἕως οὗ ἀποδῷ πᾶν τὸ ὀφειλόμενον.

35 οὕτως καὶ ὁ πατήρ μου ὁ οὐράνιος ποιήσει ὑμῖνἐὰν μὴ ἀφῆτε ἕκαστος τῷ ἀδελφῷ αὐτοῦ ἀπὸ τῶν καρδιῶν ὑμῶν.

(Matt. 18:21-35 BGT)

Dịch sát

21 Khi ấy, ông Phêrô tiến đến, nói cùng Người rằng: “Chúa ơi! Khi người anh em của con phạm tội chống lại con, con phải tha thứ bao nhiêu lần? Đến mức bảy lần?”

22 Đức Giêsu nói cùng ông: “Thầy không nói cùng con là đến mức bảy lần nhưng là đến mức bảy mươi lần bảy”

23 Vì thế, Nước Trời giống như vị vua kia, người muốn tính sổ với những người đầy tớ của ông.

24 Khi ông bắt đầu tính sổ, một con nợ mắc nợ mười ngàn nén bạc được dẫn đến.

25 Vì anh ta không có để trả nên ông chủ đã ra lệnh bán anh, vợ, con và tất cả những gì anh ta có, để trả nợ.

26 Lúc ấy, người đầy tớ ấy sụp xuống cầu xin ông ta rằng: “Hãy hoãn lại cho tôi, tôi sẽ trả lại ông tất cả”.

27 Vì chạnh lòng thương ông chủ đã thả người đầy tớ ấy và tha luôn món nợ.

28 Nhưng khi người đầy tớ ấy đi ra, anh tìm thấy một người đồng đầy tớ của anh, người mắc nợ anh ta một trăm đồng tiền, anh bắt người ấy, bóp cổ và nói: “Hãy trả những gì anh nợ”

29 Người đồng đầy tớ của anh sụp xuống, cầu xin anh rằng: “Xin hoãn lại cho tôi, tôi sẽ trả lại cho anh”.

30 Nhưng anh ta không muốn mà đi tống người ấy vào tù cho đến khi có thể trả món nợ.

31 Khi thấy những điều xảy ra, những người đồng đầy tớ của anh đau buồn và họ đi kể cho ông chủ tất cả những điều đã xảy ra.

32 Sau khi gọi người đầy tớ ấy đến, ông chủ nói cùng anh ta: “Hỡi người đầy tớ xấu xa, tất cả món nợ ấy ta đã xoá cho ngươi, vì ngươi đã kêu xin ta.

33 Không phải ngươi phải thương xót người đồng nô lệ như Ta đã thương xót ngươi?

34 Ông chủ giận dữ và trao anh ta cho các lý hình cho đến khi anh ta trả tất cả món nợ.

35 Cha của Thầy trên trời sẽ làm cho các con y nhữ, nếu các con không tha thứ người anh em của mình từ trái tim mình.

Bối cảnh

Mt 18,21-35 nằm trong mạch văn của bài giảng về đời sống cộng đoàn (Mt 18), một trong năm nhóm bài giảng của Đức Giêsu theo cách sắp xếp của tác giả Mátthêu. Danh xưng “người anh em” được ông Phêrô dùng trong đoạn văn này cũng chính là danh xưng mà Đức Giêsu dùng trong đoạn văn trước đó liên quan đến việc sửa lỗi người anh em (18,15-18). Danh xưng “Cha của Tôi trên trời” nằm trong bối cảnh rộng của Tin Mừng Mátthêu, đặc biệt là Bài Giảng Trên Núi, là một danh xưng quen thuộc. Đức Giêsu mặc khải Thiên Chúa là Cha: Cha của Đức Giêsu và Cha của các môn đệ (Mt 5,16; 5,45.48; 7,21). Sự tha thứ, được minh họa bằng dụ ngôn người đầy tớ không biết thương xót trong bối cảnh trực tiếp nối kết với câu chuyện sửa lỗi người anh em (Mt 18,15-18), dụ ngôn con chiên lạc (Mt 18,12-14). Trong bối cảnh rộng của Tin Mừng Mátthêu, nó có thể gợi nhớ đến mối phúc: “Phúc cho ai có lòng xót thương” (Mt 5,7); Lời dạy nói về tầm quan trọng của việc hòa giải trước khi dâng của lễ trên bàn thờ (Mt 5,23-26). Đặc biệt, sự tha thứ được Đức Giêsu của Mátthêu đặc biệt nhấn mạnh trong lời dạy được gọi là “Lời cầu nguyện của Chúa” (Kinh Lạy Cha, Mt 6,7-15). Chủ đề “Nước Trời” có liên hệ đến các dụ ngôn về Nước Trời trong chương Mt 13 và lời rao giảng mở đầu của vị ngôn sứ Giêsu (Mt 4,17).

Cấu trúc

Mt 18,21-35 gồm có hai phần chính. Phần thứ nhất là cuộc đối đáp giữa ông Phêrô và Đức Giêsu liên quan đến tần suất của sự tha thứ (cc.21-22). Phần thứ hai là dụ ngôn về Nước Trời minh họa cho tần suất của sự tha thứ, kèm theo hậu quả dành cho người không biết tha thứ (cc.22-35). Dụ ngôn có thể được chia thành bốn phần nhỏ: (i) Chạnh lòng thương của nhà vua dành cho người đầy tớ (22-27), đối lại với (ii)  sự thiếu thương xót của chính người đầy tớ (cc. 28-30), (iii) Cuối cùng là sự “giận dữ” và bản án của nhà vua dành cho người đầy tớ (cc.31-34); (iv) Nối kết với bản án của Cha trên trời dành cho người không biết tha thứ cho người anh em của mình.

I. Trường hợp người anh em phạm tội chống lại con (21-22):

Phải tha thứ bao nhiêu lần?

đến mức bảy lần?”

không nói là đến mức bảy lần

Đến mức bảy mươi lần bảy”

II. Dụ ngôn minh họa

Bối cảnh (22-23): Nước Trời; vị vua kia; những người đầy tớ, tính sổ

Sự chạnh lòng thương của nhà vua (24-27):

Một con nợ mắc nợ mười ngàn nén bạc không có để trả

Ông chủ đã ra lệnh bán anh, vợ, con và tất cả những gì anh có

Người đầy tớ ấy sụp xuống cầu xin:“Hãy hoãn lại cho tôi”

Ông chủ chạnh lòng thương

Thả người đầy tớ ấy tha luôn món nợ.

Sự thiếu thương xót của người đầy tớ (28-30)

Một người đồng đầy tớ mắc nợ một trăm đồng tiền,

Anh ta bắt người ấy, bóp cổ và nói: “Hãy trả những gì anh nợ”

Người đồng đầy tớ sụp xuống, cầu xin:“Xin hoãn lại cho tôi”

Anh ta không muốn

Đi tống người ấy vào tù cho đến khi có thể trả món nợ.

Phản ứng của các đồng đầy tớ và nhà vua (31-34)

Những người đồng đầy tớ đau buồn đi kể cho ông chủ tất cả những điều đã xảy ra

Ông chủ giận dữ và trao anh ta cho các lý hình cho đến khi anh ta trả tất cả món nợ

Kết (35):

Cha của Thầy trên trời sẽ làm cho các con như vậy,

nếu các con không tha thứ người anh em của mình từ trái tim mình.

Bình luận tổng quát

Đời sống cộng đoàn không tránh khỏi được những lúc phạm đến nhau. Đâu là giới hạn của sự tha thứ? Là câu hỏi hết sứ cần thiết. Người Việt Nam thường nói là “quá tam ba bận”, hay “nhất quá tam” để mô tả giới hạn trong mọi việc, trong đó bao gồm cả sự tha thứ. Ba lần là mức tối đa rồi. Ông Phêrô với lòng quảng đại, đề xuất đến mức “bảy lần”, một con số hoàn hảo theo truyền thống Thánh Kinh, và cũng là con số đối lại với việc “trả oán bảy lần cho người giết Aben” (St 4,15). Tuy nhiên, Đức Giêsu, đề xuất mức độ tha thứ đến vô tận: “Bảy mươi lần bảy”. Đối với Đức Giêsu, tha thứ không thể tính lần, tha thứ có đặc tính luôn luôn. Tha thứ là phẩm tính cao đẹp của Thiên Chúa trong Cựu Ước. Đức Giêsu trong Bài Giảng trên núi cũng nhấn mạnh đến sự tha thứ, đặc biệt trong “Lời cầu nguyện của Chúa” (Kinh Lạy Cha). Dụ ngôn, được gọi là “người đầy tớ không biết thương xót”, mô tả một thực tại của Nước Trời, trong đó, vị vua “chạnh lòng thương vô bờ” đối với người đầy tớ mắc nợ. Ngược lại, người đầy tớ lại hẹp hòi, thiếu lòng thương xót đối với “đồng đầy tớ” một cách lạ thường. Cuối cùng, chính người đầy tớ phải gánh lấy hậu quả do chính anh gây ra. Vị vua Nước Trời, Cha trên trời, dù giàu lòng thương xót vô bờ, sẵn sàng tha cho con dân Nước Trời món nợ cực lớn, vẫn đòi nợ đến cùng những kẻ không biết thương xót, tha thứ cho người anh em của mình từ trái tim mình. Chuyện tha thứ không chỉ là câu chuyện đối nhân xử thế hằng ngày, nhưng là chuyện có liên hệ đến vận mệnh sống – còn của các thành viên trong gia đình Thiên Chúa. Thiên Chúa là Cha luôn luôn tha thứ cho lỗi lầm to lớn của những con và Người cũng mong những người anh em, chị em, cũng có thể lấy lòng nhân từ của Người mà đối xử với nhau. Có như vậy, họ mới có thể được cùng nhau sống hạnh phúc trong gia đình Thiên Chúa. Chủ đề “tìm con chiên lạc” bắt đầu từ trong Mt 18,12 được tiếp nối bằng việc lưu tâm đến những anh lỗi lầm nơi trình thuật sửa lỗi người anh em, và kết lại bằng sự tha thứ vô tận cho lỗi lầm của người anh em dựa trên nền tảng của “lòng chậm giận và giàu tình thương kiên định” của Thiên Chúa, Cha trên trời.

Học viện Thánh Anphongsô