NHỮNG NGƯỜI THUÊ VƯỜN XẤU XA TỆ HẠI - Chú giải Tin Mừng CN XXVII TN A


Lm. Jos. Phạm Duy Thạch, S.V.D.

Xem toàn bộ bài chú giải tại: https://josephpham-horizon.blogspot.com/2023/10/nhung-nguoi-thue-vuon-xau-xa-te-hai-chu.html

1. Bản văn

33  Ἄλλην παραβολὴν ἀκούσατε. ἄνθρωπος ἦν οἰκοδεσπότης ὅστις ἐφύτευσεν ἀμπελῶνα καὶ φραγμὸν αὐτῷ περιέθηκεν καὶ ὤρυξεν ἐν αὐτῷ ληνὸν καὶ ᾠκοδόμησεν πύργον καὶ ἐξέδετο αὐτὸν γεωργοῖς καὶ ἀπεδήμησεν.

34  ὅτε δὲ ἤγγισεν ὁ καιρὸς τῶν καρπῶν, ἀπέστειλεν τοὺς δούλους αὐτοῦ πρὸς τοὺς γεωργοὺς λαβεῖν τοὺς καρποὺς αὐτοῦ.

35  καὶ λαβόντες οἱ γεωργοὶ τοὺς δούλους αὐτοῦ ὃν μὲν ἔδειραν, ὃν δὲ ἀπέκτειναν, ὃν δὲ ἐλιθοβόλησαν.

36  πάλιν ἀπέστειλεν ἄλλους δούλους πλείονας τῶν πρώτων, καὶ ἐποίησαν αὐτοῖς ὡσαύτως.

37  ὕστερον δὲ ἀπέστειλεν πρὸς αὐτοὺς τὸν υἱὸν αὐτοῦ λέγων· ἐντραπήσονται τὸν υἱόν μου.

38  οἱ δὲ γεωργοὶ ἰδόντες τὸν υἱὸν εἶπον ἐν ἑαυτοῖς· οὗτός ἐστιν ὁ κληρονόμος· δεῦτε ἀποκτείνωμεν αὐτὸν καὶ σχῶμεν τὴν κληρονομίαν αὐτοῦ,

39  καὶ λαβόντες αὐτὸν ἐξέβαλον ἔξω τοῦ ἀμπελῶνος καὶ ἀπέκτειναν.

40  ὅταν οὖν ἔλθῃ ὁ κύριος τοῦ ἀμπελῶνος, τί ποιήσει τοῖς γεωργοῖς ἐκείνοις;

41  λέγουσιν αὐτῷ· κακοὺς κακῶς ἀπολέσει αὐτοὺς καὶ τὸν ἀμπελῶνα ἐκδώσεται ἄλλοις γεωργοῖς, οἵτινες ἀποδώσουσιν αὐτῷ τοὺς καρποὺς ἐν τοῖς καιροῖς αὐτῶν.

42  Λέγει αὐτοῖς ὁ Ἰησοῦς· οὐδέποτε ἀνέγνωτε ἐν ταῖς γραφαῖς· λίθον ὃν ἀπεδοκίμασαν οἱ οἰκοδομοῦντες, οὗτος ἐγενήθη εἰς κεφαλὴν γωνίας· παρὰ κυρίου ἐγένετο αὕτη καὶ ἔστιν θαυμαστὴ ἐν ὀφθαλμοῖς ἡμῶν;

43  διὰ τοῦτο λέγω ὑμῖν ὅτι ἀρθήσεται ἀφ᾽ ὑμῶν ἡ βασιλεία τοῦ θεοῦ καὶ δοθήσεται ἔθνει ποιοῦντι τοὺς καρποὺς αὐτῆς. (Matt. 21:33-43 BGT)

2. Dịch sát nghĩa

33 Các ông hãy nghe dụ ngôn khác: Có người đàn ông là một chủ nhà, người đã trồng một vườn nho và đặt tường xung quanh và đào nơi đạp nho và xây tháp canh và cho các nông dân thuê và ra đi.

34 Khi thời hoa trái đã đến, ông sai các đầy tớ của mình đến cùng những người nông dân để lấy hoa trái của ông.

35 Những người nông dân ấy bắt những đầy tớ của ông, người thì họ đánh, người thì họ giết, người thì họ ném đá.

36 Ông lại sai nhiều đầy tớ hơn lần trước đến với họ, nhưng họ cũng làm với chúng như vậy.

37 Cuối cùng, ông sai con trai của mình đến với họ, nói rằng: “Chúng sẽ tôn trọng con trai Ta”.

38 Nhưng khi thấy người con trai, các nông dân nói với nhau rằng: “Đây là kẻ thừa kế, đến đây, chúng ta hãy giết nó và chúng ta sẽ có phần thừa kế”

39 Rồi họ bắt cậu, ném ra khỏi vườn nho, và giết chết.

40 Khi ông chủ vườn nho đến, ông sẽ làm gì với các nông dân ấy?

41 Họ nói cùng Người rằng: “Những kẻ xấu xa tệ hại, ông sẽ giết chúng và trao vườn nho cho những nông dân khác, những người nộp hoa trái cho ông vào đúng thời”

42 Đức Giêsu nói cùng họ rằng: “Các ông không bao giờ đọc trong Sách Thánh rằng: ‘hòn đá mà người thợ xây chối bỏ, hòn đá này đã trở nên đầu của góc, đó là từ Chúa và nó kỳ diệu trong mắt chúng ta?

43 Vì lẽ đó, tôi nói cùng các ông, Nước Thiên Chúa sẽ được lấy đi khỏi các ông và ban cho một dân sinh hoa trái của nó.

3. Bối cảnh

Trong bối cảnh trực tiếp Mt 21,33-43 tiếp nối dụ ngôn hai người con (Mt 21,28-32). Đề tài “vườn nho” được tiếp tục. Đối tượng Đức Giêsu kể dụ ngôn này là “các thượng tế và kỳ lão” xuất hiện trong 21,23. Họ chất vấn Đức Giêsu về quyền “thanh tẩy đền thờ” (21,23). Vườn nho và ông chủ trong câu chuyện này gọi nhớ đến những hình ảnh tương tự trong dụ ngôn những người thợ làm vườn nho (Mt 20,1-16). Đề tài vườn nho trong bối cảnh xa hơn nối kết với Is 5,1-7. Một cách tổng quát, câu chuyện này nằm trong chuỗi những tranh luận của Đức Giêsu với các lãnh đạo Do Thái tại kỳ giảng ở Giêrusalem. Ý tưởng “đánh đập, giết, ném đá các đầy tớ” có liên hệ đến số phận các ngôn sứ trong dòng lịch sử và chính Đức Giêsu ngôn sứ. Đặc biệt, hình ảnh người con trai của ông chủ bị giết tiền bào về cái chết của Đức Giêsu Con Thiên Chúa trong hành trình khổ nạn.

Dụ ngôn được cả ba Tin Mừng Nhất Lãm ghi lại với nhiều chi tiết khác biệt:

Các chi tiết khác nhau

Máccô

Mátthêu

Luca

Một đầy tớ,

đánh,

đuổi đi tay không

Những đầy tớ,

Một bị đánh

Một bị giết

Một bị ném đá

Một đầy tớ,

đánh

đuổi đi tay không

Một đầy tớ khác

Làm bị thương ở đầu

Ngược đãi

Nhiều đầy tớ hơn trước

Đối xử y như vậy

Một đầy tớ khác,

Bị đánh

Một đầy tớ khác, bị giết

Một đầy tớ thứ ba,

Làm bị thương và quăng ra

Nhiều đầy tớ khác

Một vài bị đánh

Một vài bị giết

Con trai yêu quý

Giết

Quăng ra ngoài

Con trai

Quăng ra ngoài,

Giết

Con trai yêu quý

Quăng ra ngoài

Giết

Đáp trả của các Thượng Tế và Kỳ Lão trước câu hỏi của Đức Giêsu

Hủy diệt các nông dân

Hủy diệt các nông dân

Hủy diệt các nông dân

Trao vườn nho cho những nông dân khác

Trao vườn nho cho những nông dân khác, người sẽ trả hoa trái đúng mùa

Trao vườn nho cho các nông dân khác

Giải thích của Đức Giêsu

Tv 118,22-23

Tv 118,22-23

Tv 118,22

Nước Thiên Chúa sẽ được cất khỏi các ông

Trao cho dân khác


4. Cấu trúc

A. Dụ ngôn (33-39)

Bối cảnh:

Một chủ nhà trồng một vườn nho

đặt tường xung quanhđào nơi đạp nhoxây tháp canh

Cho các nông dân thuê và ra đi

Những nông dân xấu xa tệ hại

Các đầy tớ đến để thu hoa trái

Những người nông dân bắt  đánh,  giết,  ném đá

Sai nhiều đầy tớ hơn lần trước đến với họ,

Họ cũng đối xử với các đầy tớ như vậy

Sai con trai của mình đến với họ, nói rằng: “Chúng sẽ tôn trọng con trai Ta”

Họ bắt, … ném ra khỏi vườn nho,  giết chết.

B. Bản án dành cho những người thuê vườn (40-41)

Ông chủ sẽ làm gì khi ông đến?

Ông sẽ tiêu diệt những người xấu xa tệ hại

Trao vườn nho cho những nông dân khác

C. Giải thích của Đức Giêsu (42-43)

-        Trích dẫn Sách Thánh: Tảng đá bị loại bỏ thành đầu của góc

-        Nước Thiên Chúa sẽ được lấy đi khỏi các ông và ban cho một dân sinh hoa trái của nó

5. Chú giải tổng quát

Dụ ngôn “những người nông dân xấu xa tệ hại” (Mt 21,33-43) nằm trong bối cảnh các dụ ngôn “người thợ làm vườn nho” với kết thúc là những người vào làm sau chót vào giờ thứ mười một cũng được nhận lương bằng người vào làm giờ đầu tiên (20,1-16); “Cây vả không sinh hoa trái” (Mt 21,18-22); “hai người con” (21,28-32) với sự đối chọi giữa người “nói không” nhưng lại làm với người “nói làm”, nhưng lại không làm; và dụ ngôn “khách mời dửng dưng” (Mt 22,1-14). Đức Giêsu đang nói với những người lãnh đạo Do Thái (các Thượng Tế, Kỳ Lão và Kinh Sư), trong bầu khí căng thẳng: Đức Giêsu “thanh tẩy Đền Thờ” (21,12-13) và Họ muốn chất vấn Người về quyền thanh tẩy đền thờ (Mt 21,23). Trong dụ ngôn “những người nông dân xấu xa tệ hại”, có bốn nhóm nhân vật chính: Thứ nhất là ông chủ vườn nho. Ông đã làm mọi sự tốt nhất cho vườn nho, tương tự như ông chủ vườn nho trong Is 5,1-7. Ông cho những người nông dân thuê và sai đầy tớ đến thu hoa trái. Nhóm thứ hai là những người nông dân thuê vườn. Họ được giả định là phải nộp hoa trái cho ông chủ vào “thời hoa trái”, nhưng họ đã không những không nộp mà còn bắt, giết, ném đá tất cả các đầy tớ (nhóm nhân vật thứ ba) ông chủ gửi đến. Sự gian ác lên đến đỉnh điểm khi họ âm mưu và giết chết người con trai (nhân vật thứ tư) của ông chủ, quăng ra khỏi vườn nho. Mưu toan của họ trở nên rõ ràng: Họ muốn chiếm tài sản thừa kế của cậu con trai. Vậy là, người thừa kế phải chịu chung số phận với các đầy tớ: Bị bắt, bị ném ra ngoài, giết chết. Ý nghĩa của dụ ngôn dần lộ rõ với phần đối đáp của Đức Giêsu liên quan đến số phận của nhóm “nông dân thuê vườn”. Trước câu hỏi “ông chủ sẽ làm gì khi ông đến”, các thính giả (nhóm Thượng Tế, Kỳ Lão, Pharisêu) đã mô tả căn tính của nhóm “những nông dân thuê vườn” là “xấu xa tệ hại” (κακοὺς κακῶς) và công bố bản án là: Ông chủ sẽ tiêu diệt họ và trao vườn nho cho những nông dân khác, những người nộp hoa trái cho ông vào thời điểm của nó. Các động từ “bắt, quăng ra ngoài, giết chết” gợi ý đến căn tính và số phận của “Người Con”, được mô tả trong các lời tiền báo về cuộc thương khó và chính cuộc thương khó sẽ diễn ra sau đó. Câu trích dẫn của Đức Giêsu (Tv 118) làm lộ rõ tính cách ngôn sứ của số phận và sứ mạng Đấng Mêsia. Người như một hòn đã bị những người thợ xây chối từ nhưng lại trở thành “viên đá đầu của góc”, tức là viên đá nền tảng cho sự kết nối vững chắc của toàn ngôi nhà. Câu bình luận của Đức Giêsu, một cách trực diện, cho thấy vườn nho chính là Nước Thiên Chúa, và ông chủ vườn nho là Thiên Chúa. Nước Thiên Chúa sẽ được lấy khỏi “các ông”, có thể được hiểu là hệ thống lãnh đạo Do Thái, và trao cho một dân khác, có thể được hiểu là công đoàn Kitô hữu (Do Thái và dân ngoại), hoặc hệ thống lãnh đạo của cộng đoàn này. Công bố của Đức Giêsu dựa trên bản án mà các lãnh đạo Do Thái đã công bố dành cho các “nông dân thuê vườn”. Vườn nho bị lấy lại là vì họ quá xấu xa tệ hại. Dụ ngôn mô tả các thực tại cụ thể: (1) Nhóm lãnh đạo Do Thái không đón nhận các ngôn sứ, Người Con, và ở ngoài Nước Thiên Chúa; (2) Cộng đoàn Kitô hữu đã được phúc đón nhận Nước Thiên Chúa và đang sinh hoa trái theo cách của mình; (3) Người con đã bị bắt, bị dẫn ra ngoài thành, và bị giết chết. Đức Giêsu vẫn mời gọi tất cả mọi người đi vào làm “vườn nho của” Chúa. Người đến để cứu sống chứ không phải giết chết (Mt 18,11). Tuy nhiên, trên thực tế, có những người chối từ, loại trừ và giết chết Người. Dụ ngôn có thể nhắm đến các lãnh đạo Do Thái đang chất vấn Đức Giêsu nhưng cũng có thể dành cho bất cứ hệ thống lãnh đạo nào không mang lại hoa trái cho Chúa.

Học viện Thánh Anphongsô