Thưa anh em DCCT, thưa các soeurs DCCT, các soeurs gắn
liền với sứ vụ DCCT, các cộng tác viên giáo dân, cộng sự giáo dân, thừa sai
giáo dân, và bạn hữu!
Tôi nồng nhiệt chào đón anh chị em cùng tôi tham dự Tam
Nhật chuẩn bị mừng lễ Thánh Clêmentê Maria Hofbauer. Thánh Clêmentê Maria
Hofbauer là một trong những vị thánh DCCT rất đặc biệt và phi thường của chúng
ta thường được phong tặng tước hiệu Đấng Sáng lập thứ hai của Hội Dòng. Vì ngài
truyền bá Dòng từ nước Ý vượt ra khỏi dãy núi Alps.
Ngày thứ nhất hôm nay, chúng ta sẽ suy ngẫm về cuộc đời
của Clêmentê. Ngày mai, là về ơn đức tin mà ngài trân quý và hiến mình thực
hiện Ý Chúa. Vào ngày thứ ba, chúng ta sẽ suy ngẫm về niềm cậy trông vào Chúa
Quan Phòng của ngài, trung tâm là cầu nguyện và lòng sùng kính Đức Mẹ, cũng như
các nhân đức đã bảo vệ cuộc đời ngài. Vào ngày lễ mừng kính ngài, chúng ta sẽ
suy gẫm Tông đồ Clêmentê, nhà thần bí trong hoạt động động.
Còn hôm nay chúng ta bắt đầu với cuộc đời của Clêmentê.
Clêmentê là một người giản dị, một thợ làm bánh. Nhưng cũng là một linh mục,
một thừa sai Dòng Chúa Cứu Thế. Ngài đã đưa dòng Chúa Cứu Thế vượt qua dãy Alps
ra khỏi nước Ý và đặt cư sở đầu tiên ở Ba Lan và sau đó là Áo. Clêmentê là một
người có lòng dũng cảm to lớn. Dũng cảm trước nghịch cảnh, thử thách, hoạn nạn.
Dù hết vấn đề này đến vấn đề khác, ngài không bao giờ đánh mất lòng dũng cảm
của mình.
Ngài quả là một thừa sai can đảm. Clêmentê có khởi đầu
cuộc đời rất đơn giản. Là con thứ chín trong số mười hai người con. Cha là một
người chăn nuôi gia súc, một người bán thịt, gốc người Bohemian, mẹ là người
Đức. Clêmentê sinh ra ở một thị trấn nhỏ ở Bohemia tên là Tashwitz.
Khi còn rất nhỏ, Clêmentê đã mất cha nên dù rất muốn học
để làm linh mục, ngài vẫn bị buộc phải làm việc.
Ước muốn làm linh mục của Clêmentê rất mạnh mẽ, nhưng
thiếu tài chính là một vấn đề. Vì vậy, Clêmentê đã tìm cách làm việc trong đan
viện Premonstrations ở Closterbrook.
Trong thời gian này, ngài đi ẩn tu và sống nhiều tuần
trong cô tịch. Khi còn trẻ, Clêmentê cũng đã thực hiện một số chuyến hành
hương, đi bộ suốt chặng đường từ Áo xuống Rôma, và những chuyến hành hương này
đã dạy cho ngài rất nhiều điều.
Clêmentê đến Vienna, làm việc như một thợ làm bánh. Ở đó,
có hai điều đã xảy ra. Clêmentê làm bạn với người mong muốn trở thành linh mục
giống như ngài, tên là Thaddeus Hubble. Và điều thứ hai là, tại Vienna, sau khi
giúp đỡ hai người phụ nữ rất lớn tuổi nhưng giàu có, họ thấy hai chàng trai trẻ
này mong muốn trở thành linh mục và vì vậy họ đã tài trợ cho việc đào tạo chủng
viện của họ.
Clêmentê và Thaddeus học ở chủng viện vào khoảng năm
1783-1784. Họ hoàn thành chương trình học tại chủng viện nhưng vì luật của
Hoàng đế Joseph nên họ không thể được thụ phong. Vì thế, vào năm 1785, họ rời
đi Roma. Họ trọ ở Roma không xa Nhà thờ Thánh Matthew và Julian, tức là Nhà thờ
Dòng Chúa Cứu Thế. Họ thức dậy vào buổi sáng và nghe thấy tiếng chuông của nhà
thờ này nên họ đến đó để tham dự Thánh lễ. Thấy nhà thờ này thuộc về Dòng Chúa
Cứu Thế, họ xin phép gia nhập dòng. Francesco di Paola là Bề trên của cộng đoàn
là một tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế vĩ đại với tầm nhìn xa, tầm nhìn tuyệt vời.
Francesco di Paola nhận hai người trẻ nói tiếng Đức này và gửi họ đi nhà tập
cách Rôma không xa tại một thị trấn tên là Frosinone. Ở đó, họ học biết về Dòng
Chúa Cứu Thế với Giuseppe Landi, một cộng sự thân cận của Thánh Anphongsô. Họ
được tuyên khấn vào tháng 3 năm 1785, được thụ phong ngay sau đó, và Francesco
di Paolo cử hai thừa sai người Đức này đi lập dòng bên ngoài vương quốc Áo.
Họ đến Áo nhưng không được phép lập Dòng vì các quy định
của Hoàng đế rất nghiêm ngặt. Họ đã cố gắng nhưng sau một thời gian họ bỏ cuộc
và vì vậy họ đến nước láng giềng Ba Lan và đặt chân đến đó vào năm 1787. Với nỗ
lực của sứ thần, họ đã nhận được một nhà thờ tên là St. Benno đã hoàn toàn đổ
nát.
Và ở đó, Clêmentê và Thaddeus cùng với một thanh niên
khác, Kunzman, nhập dòng với tư cách là thầy. Cộng đoàn Dòng Chúa Cứu Thế đầu
tiên bên ngoài nước Ý đã được thành lập. Và năm 1787, năm Thánh Anphongsô qua
đời, và Hội Dòng được sinh ra ở vùng đất mới.
Khi ở St. Benno, luật nhà nước rất chặt. Thánh Clêmentê
không thể làm những việc bình thường đối với một tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế, đi từ
làng này sang làng khác, thành này sang thành khác để rao giảng đại phúc bởi đã
bị cấm ngặt. Và vì vậy, Clêmentê đã biến nhà thờ St. Benno, thành nơi đại phúc
trường kỳ. Ở đó sẽ có thánh lễ, tuần cửu nhật, cầu nguyện, giảng dạy bằng nhiều
ngôn ngữ vào buổi sáng, buổi trưa, buổi tối, tiếng Đức sang tiếng Ba Lan, thậm
chí cả tiếng Nga, tiếng Hungary, tiếng Pháp. Mọi người bằng tiếng mẹ đẻ của họ
đều có thể nghe Lời Chúa được công bố cho họ. Có những cuộc rước kiệu, phụng vụ
được cử hành một cách sôi nổi và sống động. Clêmentê mời các nhạc sĩ nổi tiếng
đến nhà thờ chơi nhạc để thu hút dân chúng.
Nơi từng là một nhà thờ đổ nát và một nơi chết chóc đã
được phục sinh. Đồng thời, Clêmentê cũng cố gắng thành lập trại trẻ mồ côi dành
cho những trẻ em mồ côi cha mẹ do chiến tranh tàn khốc, dành cho những cô gái
trẻ có nguy cơ bị bán dâm, đi học nghề. Clêmnetê nhận ra sự cần thiết của giáo
dục và bắt đầu giáo dục tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông cho trẻ
nhỏ. Ngài đã lôi kéo giáo dân cùng làm việc với Ngài và thực hiện những nhiệm
vụ này.
St. Benno là một sứ vụ phồn thịnh nhưng rồi đến năm 1807,
bi kịch sẽ ập đến. Napoleon và quân đội ông đã xâm chiếm Ba Lan, đã đóng cửa
St. Benno và trục xuất Dòng Chúa Cứu Thế. Clêmentê phải bỏ chạy, và trong thời
gian đó ngài đã đi sang Áo, và sống sứ vụ linh mục trong 5 năm, giải tội trong
một nhà thờ dòng Phanxicô và hướng dẫn mọi người trong việc linh hướng.
Clêmentê không thể công khai mình là Dòng Chúa Cứu Thế vì luật pháp của hoàng
đế cấm bất kỳ Dòng tu nào xuất hiện trong đế quốc. Vì vậy, Clêmentê chỉ phục vụ
việc giải tội và linh hướng cho mọi người. Dần dần Clêmentê được phép trông coi
St. Ursula, một nhà thờ nhỏ xinh đẹp gần Đại học Vienna. Và ở đó Clêmentê bắt
đầu những gì Clêmentê đã làm ở Warsaw.
Bằng âm nhạc, Clêmentê đã thu hút giới trẻ đến với nhà
thờ. Ngài cử hành phụng vụ một cách vui tươi. Clêmentê đã thuyết giảng. Có lúc
ngài bị cấm rao giảng. Và sau đó Clêmentê mở căn hộ nhỏ của mình cho các bạn
trẻ. Họ có thể đến, họ có thể nói chuyện, họ có thể chia sẻ, họ có thể thảo
luận.
Clêmentê bắt đầu giao lưu với những người trẻ và các giáo
sư của trường Đại học. Ngài tiếp tục thăm viếng người nghèo và người bệnh.
Thật không may, một lần nữa Clêmentê lại bị phát hiện bởi
cảnh sát luôn theo dõi Clêmentê và biết ngài là một tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế.
Điều này đã bị cấm. Clêmentê ta đã bị bắt và được đưa ra một sự lựa chọn sẽ
được tự do tiếp tục những gì Clêmentê đang làm một cách thành công, miễn là
ngài phải từ bỏ Dòng Chúa Cứu Thế của mình. Nếu không, Clêmentê có thể bị trục
xuất. Phản ứng ngay lập tức của Clêmentê là, “anh có thể trục xuất tôi khỏi quê
hương, nhưng anh không bao giờ có thể khiến tôi từ bỏ Dòng của mình.” Đó là một
câu trả lời đáng kinh ngạc.
Clêmentê đang ở tù, và hoàng đế lúc đó là Franz đến Roma
để gặp Đức Thánh Cha Piô VII. Đức Thánh Cha biết Clêmentê đang ở trong tù nên
đã nêu vấn đề lên hoàng đế. Ông bối rối và ngay lập tức hứa với Đức Thánh Cha
sẽ trả tự do cho Clêmentê, và ông đã làm như vậy.
Trở về Vienna, ông gọi điện cho Clêmentê và yêu cầu
Clêmentê trình bày luật Dòng để được phê duyệt.
Clêmentê trình tu luật. Thật không may, khi Hoàng đế và
nhóm của ông đang xem xét tu luật, Clêmentê bị nhồi máu cơ tim. Ngày 15 tháng 3
năm 1820, Clêmentê về thiên đàng.
Nhưng hoàng đế tuyên bố rằng thi hài Clêmentê sẽ được lưu
giữ để công chúng tôn kính tại nhà thờ lớn ở Vienna. Hoàng đế cho gọi phụ
tá của thánh Clêmentê là Joseph Passarat, và ông đã chính thức phê chuẩn Dòng
và trao cho Joseph Passerat và Dòng Chúa Cứu Thế ngôi đền Đức Mẹ đẹp nhất,
Maria am Gestade, ở Vienna, cho đến ngày nay vẫn thuộc về Dòng Chúa Cứu Thế. Và
hiện thi hài của Clêmentê được cất giữ trong Nhà thờ Đức Mẹ xinh đẹp này, Maria
am Gestade.
Clêmentê được Đức Giáo Hoàng Leo XIII phong chân phúc năm
1888. Không lâu sau, ngài được Đức Giáo hoàng Pius X phong thánh vào năm 1909.
Và cũng chính Đức Giáo hoàng Pius X đã tuyên bố Clêmentê là đấng bảo trợ của
thành phố Vienna vào năm 1914. Clêmentê Maria Hofbauer từng nói với Joseph
Passerath, phụ tá của Clêmentê, khi Joseph Passerat bị choáng bởi quá nhiều tu
sĩ Dòng Chúa Cứu Thế đau khổ và một số thậm chí sắp đã chết, nên muốn từ bỏ.
Clêmentê nói với Joseph Passerat, hãy can đảm lên, Chúa
đang nắm quyền. Những lời thật đẹp. Những lời mà tất cả chúng ta có thể dành
cho chính mình.
Ai trong chúng ta không phải đối mặt với thử thách, khó
khăn, đau khổ, hoạn nạn, dù là trong đời sống chúng ta với tư cách thừa sai
Dòng Chúa Cứu Thế, hay là trong đời sống của chúng ta trong cộng đoàn, trong
gia đình, và cá nhân.
Chúa làm chủ. Hôm nay, ngay ngày đầu tiên của Tam Nhật
này, chúng ta hãy cầu nguyện, trước tiên là tạ ơn vì cuộc đời của vị thừa sai
vĩ đại của hy vọng này, người đã bước theo bước chân của Chúa Cứu Thế là
Clêmentê Maria Hofbauer, để chúng ta sống theo yêu cầu đơn giản này, là can
đảm. Chúa làm chủ. Mọi sự đều vì vinh quang Chúa.
Bây giờ tôi mời tất cả hãy cầu nguyện với tôi.
Chúng ta dành chút thời gian để dâng những lời cầu nguyện
của mình lên Chúa nhờ lời chuyển cầu của Thánh Clêmentê.
Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện. Kinh Lạy Cha …. Chúng
ta hãy cầu xin sự chuyển cầu của Đức Mẹ Maria rất gần gũi với trái tim của
Clêmentê. Kính mừng….
Chúng ta cùng cầu nguyện: Lạy Thiên Chúa nhân hậu, Chúa
quan tâm và thương xót nhân loại chúng con, Chúa đã đổ đầy trên Thánh Clêmentê
Maria Hofbauer một lòng nhiệt thành đặc biệt đối với hạnh phúc của mọi người,
đặc biệt là những người nghèo khổ hoặc ưu phiền trong tâm hồn.
Nhờ lời chuyển cầu của thánh Clêmentê, xin giúp chúng con
luôn trung thành với đức tin Công giáo mà thánh nhân đã anh dũng giảng dạy. Xin
cho chúng con biết bước đi trên con đường mà Thánh Clêmentê đã vạch ra bằng
chính cuộc đời ngài. Lạy Chúa, xin lắng nghe và nhậm lời chúng con, nhờ Đức
Kitô, Chúa chúng con. Amen.
Sáng Danh ... Amen.