Dư âm một chuyến đi (10-13/08/2018)

Để nhớ về Bác Trần Ngọc Huân, một cựu Đệ tử DCCT, nhân chuyến đi xa của Bác.

Chúng tôi là nhóm anh em ĐỒNG HÀNH, thuộc GIA ĐÌNH AN PHONG, cựu Đệ tử Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam. Các bạn nghe tên nhóm có vẻ to tát, thật ra chỉ là những đóng góp nhỏ nhoi với các giáo điểm truyền giáo DCCT, hỗ trợ cho người già neo đơn, trẻ em khuyết tật. Trước mắt và trong khả năng, chúng tôi có nhóm anh em chuyên về âm thanh và ánh sáng, chúng tôi tìm đến các giáo điểm để giúp trang bị hoặc chỉnh sửa âm thanh và ánh sáng cho tốt hơn. Nhờ vào sự hổ trợ và tiếp sức của các bạn khắp nơi và các mạnh thường quân mà chương trình của chúng tôi lâu nay vẫn tiếp tục. Như các bạn biết, một Thánh Lễ trước vài nghìn người mà không có đủ âm thanh thì thật là đáng tiếc và không mang lại hiệu quả cao hoặc Thánh Lễ ban tối mà nhà thờ lại thiếu ánh sáng thì đáng buồn làm sao!

Như đã hẹn, đúng 6 giờ chiều thứ sáu ngày 10/8/2018 sáu anh em chúng tôi lần lượt có mặt tại phòng chờ của bến xe Miền Đông để đáp chuyến xe đi Pleiku, xứ sở mù sương, nơi ngày xưa có ‘anh khách lạ đi lên đi xuống’! Xe chúng tôi khởi hành lúc 7 giờ tối, sáng ra mới 4:30, trời còn tối đen, nhà xe đã réo gọi: đến rồi, dậy mau! Bên ngoài trời đang mưa lâm râm. Bước vào Trung tâm truyền giáo Pleikly, cái nôi của cả vùng, nơi cách nay gần 50 năm, một nhóm anh em DCCT trẻ, trái tim đầy nhiệt huyết lên đường phiêu lưu khắp nơi và đã ‘dừng bước giang hồ’ nơi miền đất của người J’rai này. Thủ lãnh của nhóm các chàng trai trẻ ngày ấy, cha Giuse Trần Sĩ Tín nay đã vào hàng U80 nhưng mỗi ngày vẫn dậy từ 4 giờ sáng, cuốc bộ 1 km đến dâng lễ tại nhà thờ Phú Nhơn rồi cuốc bộ về! Toàn thời gian Cha dành để cùng với cha Phêrô Nguyễn Đức Mầu, người bạn cùng lớp và cùng chí hướng ngày xưa, miệt mài trong việc dịch thuật bộ Kinh Thánh ra tiếng dân tộc J’rai. Cha trẻ Giuse Nguyễn Đắc Thịnh, phụ trách trung tâm, ân cần đón chúng tôi bằng ly cà phê nóng và hướng dẫn nơi nghỉ ngơi.

D:\NGHI\HINH\PLEIKLY 2018\38984985_1892305817503160_2086926335703252992_n.jpg

Trò chuyện cùng cha Tín (bên phải)

Chúng tôi bàn nhau chọn điểm xa đi trước, đến vùng đất của cha Phaolô Nguyễn Đình Thi, cha nhận sứ vụ linh mục năm 2004 và đã chọn vùng đất J’rai này làm ‘quê hương’, người có thâm niên 12 năm sống với anh em J’rai và đang quản hai giáo xứ là Ia-le và Ia-Blứ cách trung tâm Pleikly khoảng 12km, Tại Ia-le, cha Thi đã dựng được nhà thờ còn ở Ia-Blứ thì chưa có gì, nhà thờ vẫn còn nằm trong ý tưởng và mơ ước. Một căn nhà tôn được dựng tạm làm nơi sinh hoạt và dâng lễ cho giáo dân. Khu vực cung thánh được che bằng một bức màn, được kéo ra mỗi khi dâng lễ và đóng lại làm nhà sinh hoạt. Cha Thi đã tâm sự với chúng tôi về biết bao là khó khăn, cản trở khi đặt chân đến vùng đất này. Nhưng với quyết tâm, lòng nhiệt thành và nhất là với Ơn Chúa mà cha đã ‘trụ’ lại được trên đất này. Ngoài hai giáo xứ, cha Thi còn có một xóm người phung (cùi) gồm 16 gia đình, 75 con người mà cha chăm sóc. Họ không chịu nổi những lạnh nhạt, xa lánh khi sống tập trung trong làng cùi, được nhà nước phát thuốc men hằng tháng. Họ chấp nhận tách ra nhóm nhỏ, sống đùm bọc lẫn nhau, cha Thi đã lo cho họ từng tấm tôn để các gia đình có chỗ ở tránh mưa, nắng và cho họ những gỉ cha kiếm được. Giúp họ tiêu thụ nông sản làm ra, vì nếu họ trực tiếp bán thì sẽ chẳng ai mua! Tuy đang trong hoàn cảnh khó khăn, nhưng tâm sự với chúng tôi, cha Thi mong ước xây dựng Ia-Blứ thành môt trung tâm làm bàn đạp, nơi xuất phát cho các cha trẻ về sau đi vào vùng đất bao la của người dân tộc. Cha ước muốn có giàn âm thanh trong nhà thờ vì hiện cha phải thuê dài hạn của một nhà hang tiệc cưới và âm thanh ngoài trời cho các lễ lớn.Sau khi chỉnh sửa hệ thống âm thanh thuê thật tốt, chúng tôi ra về lòng thầm cầu xin Chúa giúp cha có nhiều vị ân nhân để cha thực hiện được những ước vọng của mình.

D:\NGHI\HINH\PLEIKLY 2018\39038142_830498380488942_8862315198799675392_n.jpg

Những người anh em cùi của cha Thi (người mang kính)

D:\NGHI\HINH\PLEIKLY 2018\37488005_1892432780823797_1142230128416260096_n.jpg

Nhà thờ Ia-Le của cha Thi

D:\NGHI\HINH\PLEIKLY 2018\39032297_267868747148764_5497251847582253056_n.jpg

Bên trong nhà thờ Ia-Le

D:\NGHI\HINH\PLEIKLY 2018\39144086_1892407054159703_8709720942122631168_n.jpg

Ia-Blứ: Bàn thờ ngoài trời và hang đá ‘Lộ Đức’

 

D:\NGHI\HINH\PLEIKLY 2018\39227296_1892404104159998_5363358969433686016_n.jpg

Cùng với cha Thi

D:\NGHI\HINH\PLEIKLY 2018\39253375_1892376487496093_532851625769828352_n.jpg

Ia Blứ: bên trong nhà thờ tạm và là hội trường

D:\NGHI\HINH\PLEIKLY 2018\39087749_547577722324099_2033938555373355008_n.jpg

 

Từ giã cha Thi, chúng tôi lại lên đưởng đến giáo điểm Ia-Dreng, cách trung tâm Pleikly khoảng 8km, nơi cha Giuse Nguyễn Công Minh phụ trách. Để đón chúng tôi, cha Minh từ Kontum nơi cha dẫn thiếu nhi giáo xứ tham dự buổi lễ trao thưởng ‘Hoa núi rừng’ do Ban Văn hóa giáo phận Kontum tổ chức có sự hiện diện của Giám mục giáo phận, cha phải xin phép về sớm để đón chúng tôi. 

Khuôn viên nhà thờ Ia Dreng là một khu đất rộng có công viên, cây cối xanh tươi, các loài hoa cùng khoe sắc. Cha Minh mở Nhà tình thương Giêradô thu nhận các trẻ mồ côi, các trẻ không nhà, không phân biệt tuổi tác, nuôi dưỡng và cho đi học. Từ mái ấm này có nhiều em đã tốt nghiệp các trường dạy nghề hoặc đang theo học tại các đại học, chính tay các em sửa sang công viên, chăm sóc vườn hoa, cây cảnh và canh tác trong vườn để tang lương thực

Chúng tôi làm vệ sinh hệ thống âm thanh trong nhà thờ, kiểm tra và chỉnh sửa, thay thế những hỏng hóc của các giàn âm thanh trong nhà và ngoài trời, hướng dẫn cấp tốc cho các thanh niên phụ trách âm thanh và ánh sáng của giáo xứ cách sử dụng và điều chỉnh ampli, mixer. Cha Minh cho biết vì không biết chỉnh nên họ ‘chọt’ lung tung, nhiều khi đang Thánh Lễ, âm thanh bị hú hoặc tắt tịt!

 

D:\NGHI\HINH\PLEIKLY 2018\Ya dreng.jpg

Nhá thờ Ya Dreng

D:\NGHI\HINH\PLEIKLY 2018\IADRENGC.jpg

Mỗi hòn đá là môt chặng đàng Thánh giá – Xa xa là nhà sinh hoạt các giáo họ

D:\NGHI\HINH\PLEIKLY 2018\Ia Dreng 8.jpg

Hang đá Đức Nẹ

D:\NGHI\HINH\PLEIKLY 2018\Ia Dreng 5.jpg

Cha Minh đón thành viên mới Nhà Giêrađô

D:\NGHI\HINH\PLEIKLY 2018\Ia Dreng 9.jpg

Lễ rửa tội các trẻ sơ sinh của giáo xứ.

D:\NGHI\HINH\PLEIKLY 2018\Ia Dreng 3.jpg

Con cái Nhà Giêrađô canh tác để bổ sung lương thực.

Quay về lại Pleikly, chúng tôi bắt tay vào việc chỉnh sửa giàn âm thanh trong nhà thờ cho thật tốt và tăng cường ánh sáng cho gian cung thánh. Cha Thịnh, phụ trách nhà thờ Pleikly đã rất hài lòng. Nhưng vẫn còn thiếu ánh sáng cho sinh hoạt ngoài trời ở sân nhà thờ của thiếu nhi và Thánh Lễ ngoài trời ban đêm vào các dịp lễ lớn như Giáng sinh, Phục sinh…Thôi thì tất cả trông chờ vào tương lai vậy!

D:\NGHI\HINH\PLEIKLY 2018\39167189_1892292767504465_3943140694851321856_n.jpg

Trang bị thêm ánh sáng

D:\NGHI\HINH\PLEIKLY 2018\39167146_1892292320837843_3098584355899965440_n.jpg

Cha Giuse Nguyễn Đắc Thịnh

D:\NGHI\HINH\PLEIKLY 2018\39020908_460589807789248_4907242221511639040_n.jpg

Bàn thờ đã có đủ ánh sáng

D:\NGHI\HINH\PLEIKLY 2018\38424611_1081827751969471_8680883075703373824_n.jpg

Trên đường về, trên chuyến xe đêm lắc lư, trằn trọc mãi không ngủ được tôi suy nghĩ miên man về quá khứ. Những câu ngày xưa chúng tôi luôn được nhắc nhớ để làm động lực sống:‘Copiosa apud Eum Redemptio’(Ơn Cứu chuộc chứa chan nơi Người), ‘Duc in Altum’(Ra khơi). Từ thế hệ tiên khởi, vào thập niên 20-30 thế kỷ trước, các cha, các thầy học viện DCCT Canada tuổi đời còn rất trẻ đã lìa bỏ quê hương, chấp nhận phiêu lưu tìm đến một đất nước còn nghẻo nàn, lạc hậu, học ngôn ngữ địa phương và rồi lặn lội đến các vùng quê nghèo, xa xôi để đem Tin mừng đến cho người dân ở đây. Tiếp bước các tiền bối, cái lý tưởng của DCCT là tìm đến với những kẻ tất bạt, những người nghèo khó, những kẻ bị bỏ rơi, lai sôi sục trong tâm can các thầy Học viện DCCT những năm 1965-1970 và họ đã tìm đến với anh em các dân tộc như K’ho, Bana, J’rai và ngày nay cũng với động lực ấy, thôi thúc ấy, các linh mục trẻ cũng hang say tìm đến với anh em người dân tộc, cũng vất vả học tiếng, giao tiếp, giảng dạy, dâng Thánh Lễ. Thời chúng tôi, cha Louis Nguyễn Văn Qui (RIP) vào thập niên 60 đã lập ‘Gia đình Anphong bụi đời’ tập họp các trẻ đánh giày, bụi đời, lang thang khắp nơi về nuôi dưỡng, dạy dỗ, cho đi học. Việc làm của cha Qui đã lưu lại những dấu ấn sâu đậm về tình thương, phục vụ trong tâm trí chúng tôi. Ngày nay tại giáo xứ Ia Dreng, cha Nguyễn Công Minh cũng mở ‘Gia đình Giêrađô’, quy tụ các trẻ mồ côi và lang thang, nuôi ăn ở, cho đi học từ Tiểu học đến Đại học. Vẫn còn đó diệu cảm của cha, anh, những người đi ‘mở đất’ Tinh thần Ra khơi (Duc in Altum) như một dòng chảy xuyên suốt qua các thế hệ của Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam. 

Trời đã hửng sáng và xe chúng tôi đã về đến Sài gòn an toàn, đang từ từ vào bến xe Miền đông, chia tay nhau ra về và hẹn nhau những chuyến đi ‘đồng hành’ sắp tới.

An Phong Phan Thành Nghi


Học viện Thánh Anphongsô